Giúp mìnht tư vấn đề về phẫu thuật thẩm mỹ ở cổ với

   Năm nay em 21 tuổi,hồi còn bé do mẹ không biết nên có nghe theo lời hàng xóm đưa em đi đến một ông thầy lang nào í ở trên Tam Đảo để đắp lá thuốc nhằm khỏi hạch ở cổ (đó là vào năm em học lớp 1 năm 1996 thì phải),thực ra đó là những hạch tuyến ở cổ mỗi khi cơ thể ốm mệt thì sẽ nổi lên nhắm chặn bệnh,em nghe mọi người nói thế.Do mẹ không biết nên đã đưa em đi làm cái đó,loại lá của ông thầy lang đó đắp vào cổ rất nóng và rát,mục đích là làm loét chỗ thịt đó ra để đẩy nốt hạch ra ngoài,hồi đó em còn bé sợ đau lắm nhưng vẫn cố gắng chịu,chỉ muốn bỏ cái lá đó đi nhưng do mẹ bảo là để khỏi bệnh nên em đành nghe theo k bóc lá thuốc ra.Đó là khoảng thời gian đáng sợ nhất đối với em.Hiện giờ em đang học Đh,nhưng cái cảm giác tự ti về bản thân lúc nào cung hiện hữu trong con người em,vẫn biết dặn bản thân phải cố loại bỏ cái cảm giác đó đẻ hòa đồng nhưng thực sự rất khó a (chị )ạ,e đã bảo mẹ đi phẫu thuật đó là vào năm lớp 8 nhưng bác sĩ bảo chân sẹo ăn sâu vào thịt rồi nên rất khó làm,có lẽ tại em hay mặc cảm nên mẹ rất thương em và hối hận vì đã đưa em đi làm năm đó,nhưng trách sao được cha mẹ,ai chẳng muốn con mình khỏe mạnh xinh đẹp.Hè năm nay e định đi khám lại lần nữa xem có làm được không vì càng ngày em càng nhận ra được  tầm quan trọng của sự tự tin,em nghĩ đó là cách đây cũng gần chục năm rồi,bây giờ chắc sẽ có nhiều phương pháp điều trị thẩm mỹ hiện đại hơn,do vậy em xin mọi người cho em lời khuyên và địa chỉ nhưng cơ sở có chuyên môn cao về phẫu thuật thẩm mỹ.Em xin cảm ơn ạ.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Bạn nên tới bệnh viện 108 để khám và làm nhé bạn.

Sẹo là kết quả bình thường của quá trình lành hoặc thay thế tổ chức da bị phá hủy hoặc bị mất bằng tổ chức mô sợi. Sẹo có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, tai nạn, phẫu thuật, bệnh da liễu...

Vị trí sẹo có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu và biểu hiện khác nhau như phẳng, nổi cao, lõm, màu sắc thay đổi, cảm giác đau, ngứa... Hình thái sẹo cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dạng màu da, vị trí hình thành sẹo trên cơ thể, hướng của vết thương, dạng tổn thương, tuổi người bệnh, tình trạng dinh dưỡng tại chỗ và của cơ thể, các bệnh lý mạn tính kèm theo.

Các yếu tố tác động xấu đến quá trình sẹo

Một số yếu tố tác động xấu đến quá trình hình thành sẹo như vết thương quá lớn, nhiễm khuẩn lan rộng, dị vật trong tổn thương, đường rạch da không đúng đường căng da, vết khuyết được đóng da quá căng, dinh dưỡng kém như sẹo ở vị trí chi dưới, vùng cùng cụt, thiếu máu cục bộ, hoặc từng vùng, bệnh chuyển hóa, các vết thương xuất hiện trên người cơ địa sẹo lồi thường sẽ tiến triển thành sẹo lồi, bệnh mạn tính như suy gan, thận, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn nội tiết.

Các hình thái sẹo có thể gặp

Sẹo lồi: Sẹo thường hình càng cua, hình tròn, dày phát triển từ vị trí tổn thương ban đầu và vượt qua giới hạn của tổn thương ban đầu. Màu sẹo thường màu đỏ, hoặc thẫm hơn so với tổ chức da lành xung quanh. Sẹo lồi có thể xuất hiện sau 1 năm từ khi tổn thương ban đầu.

Sẹo quá phát: Sẹo quá phát tương tự như sẹo lồi, tuy vậy sự phát triển của sẹo chỉ hạn chế tại vùng tổn thương da ban đầu. Sẹo này cũng có tính chất đỏ, thường dày và nổi cao. Sẹo quá phát thường xuất hiện vài tuần sau khi tổn thương ban đầu. Sẹo quá phát có thể cải thiện một cách tự nhiên, mặc dù vậy quá trình này cũng kéo dài tới 1 năm hoặc hơn.

Sẹo lõm: Tổ chức đệm của sẹo bị mất làm cho bề mặt sẹo lõm xuống. Sẹo lõm có thể gặp như sẹo lõm dạng chấm, lõm hình hộp hoặc lõm võng xuống.

Sẹo co kéo: Sẹo co kéo là sự xuất hiện sẹo bất thường khi một vùng lớn của da bị mất hoặc phá hủy. Sẹo này hình thành sẽ co kéo bờ của da vào với nhau, gây ra vùng da bó chặt. Giảm diện tích da hậu quả có thể gây ảnh hưởng đến cơ, khớp, gân gây giảm vận động.

Cầu da: là quá trình lành sẹo để lại trên bề mặt những dải da với phần bên dưới tự do.

Biện pháp làm hạn chế tình trạng sẹo xấu
Dự phòng sẹo xấu thường khó và ít đạt được kết quả mong muốn. Một số điều lưu ý trong quá trình chăm sóc như: Điều trị sớm các bệnh da viêm, chăm sóc các vết thương phần mềm sớm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, vết thương cần được cắt lọc sạch, khâu theo đường thẩm mỹ, điều trị hỗ trợ: sử dụng các chế phẩm vitamin E dạng bôi hoặc uống giúp cho quá trình lành sẹo nhanh hơn và sự hình thành sẹo xấu. Tuy vậy, vitamin E không có tác dụng giảm kích thước, hình dạng, màu sắc của sẹo. Một số thuốc bôi giúp hạn chế hình thành sẹo xấu sau điều trị như madecassol, hurodoid, A derma epitheliale... Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi cũng giúp cho quá trình hình thành sẹo tốt hơn.

Điều trị sẹo như thế nào?

Dù bằng phương pháp điều trị gì, sẹo không thể loại bỏ hoàn toàn. Điều trị phù hợp cho từng loại sẹo sẽ giúp cho sẹo được hạn chế và gần trở về với cấu trúc da xung quanh.

Trang điểm: sẹo có thể được che giấu bằng các cách trang điểm.
Băng ép: băng giúp tác động liên tục áp lực lên sẹo trong 4-6 tháng giúp cho sẹo hạn chế phát triển về kích thước.
Tiêm mỡ, hoặc collagen, hyaluronic acid tại chỗ: Áp dụng tốt trong điều trị sẹo lõm. Kết quả điều trị thường tạm thời và cần phải điều trị nhắc lại.
Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm thuốc corticoid vào nơi tổn thương giúp làm sẹo trở nên mềm và phẳng hơn. Nhưng phương pháp này cần điều trị dài ngày và có một số tác dụng phụ do dùng corticoid gây nên. Là phương pháp hiệu quả tốt trong điều trị sẹo quá phát và sẹo lồi. Điều trị lạnh bằng nitơ lỏng: giúp giảm kích thước sẹo bằng cách làm đông băng sẹo.
Bong da bằng hóa chất.
Bào da: lấy bỏ bề mặt da bằng dụng cụ đặc biệt. Bào da sử dụng đối với sẹo nổi cao hơn so với vùng xung quanh, nhưng ít hiệu quả trong điều trị sẹo lõm. Máy siêu bào da điều trị tốt trong các tổn thương sẹo nông.
Laser: áp dụng giống như bào da. Laser giúp lấy bỏ lớp nông của da với mức độ khác nhau tùy từng loại laser. Một số loại laser mới hiện nay có khả năng tác động đến sợi collagen ở trung bì mà không làm tổn thương lớp thượng bì bên trên.
Phẫu thuật: mặc dù không giúp xóa mất sẹo, điều trị phẫu thuật giúp sửa lại hình dạng và giúp sẹo đỡ được nhận ra hơn. Tuy vậy, phẫu thuật không nên áp dụng cho các trường hợp sẹo quá phát và sẹo lồi do tăng nguy cơ xuất hiện sẹo nặng hơn trước điều trị. Các phương pháp có thể áp dụng trong điều trị sẹo bằng phẫu thuật là cắt bỏ, tạo đường khâu mới, ghép da rời, chuyển vạt da, xoay da hình chữ Z, giãn da.
Tia xạ: tia xạ nông, liều thấp giúp điều trị phòng tái phát sẹo quá phát hoặc sẹo lồi. Chỉ áp dụng trong điều trị trường hợp nặng vì có nhiều tác dụng phụ.
Phương pháp khác: Tiêm silicone tại đáy của sẹo lõm, dùng các interferon tiêm tại chỗ. Sẹo không thể lấy bỏ hoàn toàn.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo. Thầy thuốc chuyên khoa sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho từng loại sẹo.
Theo ThS. Lê Hữu Doanh