Xử lý thế nào khi lái xe bị ngất ?

Trường hợp đang lái xe số tự động thì lái xe đột xuất bị ngất (hoặc đột quỵ). Người ngồi bên phụ phải xử lý như thế nào để cứu vãn tình thế. Các bác có nhiều kinh ngiệm lái xe tư vấn giúp ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Xử lý thế nào khi lái xe bị ngất

- Ttheo mình bạn nên cầu chúa vì có khi chẳng thể làm gì được cả! - xoay sang tắt chìa khóa điện, khi đang chạy bất kể xe nào khi bị tắt khóa điện động cơ cũng sẽ ngừng hoạt động. Nếu là xe số tay thì động cơ sẽ bị hãm lại theo kiểu "phanh số", còn xe số tự động mình cũng chưa nghịch dại lần nào nên chưa biết, có điều chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ nhanh chóng để dừng lại.

- song song với việc tắt khóa điện bạn nên cầm lấy vô lăng, tránh việc người lái ngất đi tay vẫn nắm vô lăng hoặc gục xuống làm xe chuyển hướng nguy hiểm. Nếu phía trước có chướng ngại vật thì cố xoay vặn tay lái để tránh tức thời.

- nếu phanh tay năm ở vị trí thuận lợi (giữa người lái và lái phụ, thực ra giờ mới đúng là lái phụ) phụ lái từ từ kéo phanh tay, tuyệt đối không nên dùng lực kéo quá mạnh vừa không hãm nổi động cơ đang chạy vừa có thể phá hỏng phanh tay ngay lúc đó cho đến lúc xe dừng hẳn (đối với những xe số tự động có phanh tay nằm ở phía trái lái chính thì có thể sẽ phải xem lại điều đầu tiên kỹ hơn)

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

Theo tôi, luc này phải thật bình tĩnh để xử lý. Có rất nhiều khó khăn trong việc này cũng như thời gian cần phải rất nhanh. Theo tôi thứ nhất. việc đầu tiên là giữ vô lăng cho xe chạy thẳng, sau đó dùng tay nhấc nhanh chân của tài xế ra khỏi chân ga.

Tiếp đến giật phanh tay lên (nhưng không nên quá đột ngột). sau khi đã làm nhưng thao tác trên, nếu là tắt chía khoá điện của xe. khi tắt chì khoá điện xe sẽ chạy theo quan tính và máy lúc đó được hãm dần tốc độ bởi lực ma sat quán tính. Hy vọng tất cả những điều tôi nói chỉ xảy ra trong tưởng tượng.

Nếu điều đó là sự thục thì chỉ xảy ra trong 1 đến 2 phút. Người phụ xe nên chú ý khi giằng vô lăng trong thế chủ động. Đẩy người lái ngả người vào ghế lái. nếu có thêm người hỗ trợ đằng sau thì càng tốt. Sau khi dừng được xe rồi (nếu may mắn không bị va quệt hoặc đâm vào đâu) thì tổ chức cấp cứu ngay tài xế bằng mọi cách có thể.

Hy vọng và luôn hy vọng không bao giờ điều này xảy ra. các bác cho em thêm ý kiên về trường hợp khẩn cấp này. Nếu có ys gì chưa đùng đề nghị thẳng thắn chỉ ra chỗ chưa hợp lý nhe

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Việc đầu tiên phải lưu ý đó là người ngồi ghế phụ phải thật bình tĩnh, ko cuống vì lúc đó gần như chỉ có vài giây để cứu lấy mạng sống của những người trên xe nên ko được phép xảy ra lỗi. Sau đó các bạn làm 1 cách thứ tự các bước sau.

1. Tay trái nắm vô lăng, tránh trường hợp xe đâm vào chướng ngại vật hoặc ổ gà gây mất lái hoặc tệ hơn là đâm vào 1 xe khác chạy ngược chiều.

2. Tay phải cầm cần số đẩy về N để nếu chân tài xế kẹt vào chân ga thì xe ko bị vọt lên và vẫn có thể từ từ giảm tốc.

. Đối với xe có phanh tay nằm giữa 2 ghế trước thì đơn giản hơn, kéo từ từ phanh tay để xe giảm tốc. Tuyệt đối ko phanh cứng vì rất dễ bị trượt, văng có thể dẫn đến mất lái hoặc lật xe. Đối với xe có phanh tay ở vị trí khác thì khó khăn hơn. Người ngồi ghế phụ phải nhanh chóng leo vào vị trí giữa 2 ghế trước, thò chân trái qua ghế lái để rà phanh trong lúc tay trái vẫn nắm vô lăng còn tay phải bật đèn phát tín hiệu nguy hiểm.

4. Việc cuối cùng là táp vào lề đường 1 nơi an toàn và sơ cứu cho tài xế bị nạn và gọi cứu thương.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Nếu lái xe ngất và vẫn đạp ga, theo tôi nên về số N rồi kéo phanh tay hết cỡ ( loại phanh tay cạnh cần số ), còn với loại phanh tay cạnh chân phanh thì chịu, đành về số bán tự động rồi ép về số thấp nhất sau đó về N, trong lúc đó nên giữ tay lái theo huớng tốt nhất có thể.

Khi xe đang chạy không thể chuyển số về P đuợc, và cũng không đuợc nghĩ đến chuyện tắt khoá điện.

Truờng hợp có nguời ngồi sau lái xe thì may hơn, nguời đó sẽ giúp truợt ghế lái về sau và ngả ra để kéo lái xe ra trong khi bạn thao tác với vô lăng, tôi nghĩ đó là giải pháp tốt nhất trong tình huống đó.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

1/ Cầm vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng (có điều khiển để tránh chướng ngại vật - nếu hổng biết lái thì pó tay), bật đèn báo nguy hiểm (nút tam giác màu đỏ).

2/ Ngả ghế lái ra hết cỡ (nếu người lái gục đầu lên vô lăng thì quà nguy hiểm), nhấc chân phải người lái ra khỏi bàn đạp chân ga, tiếp tục điểu chỉnh xe để tránh chướng ngại vât (tranh thủ bấm còi hết cỡ để các đối tượng tham gia giao thông biết để tránh đống thời sẽ tìm cách giúp đỡ bạn), sau khi chân ga không còn thì xe đã tự động giảm tốc, đệm từ từ phanh tay (không nên kéo quá mạnh sẽ nguy hiểm), kéo cần số về N đồng thời duy trì phanh tay cho đến khi xe ngừng hẳn.

3/ Xuống xe mở cửa bên ghế lái đùng tay ấn ngực tài xế để hỗ trợ cấp cứu, ngay sau đó sẽ có người đến giúp bạn.
Về lý thuyết là như vậy, và các điều kiện tiên quyết để thành công là:
- Hết sức bình tĩnh (nêu là người đã biết lái thì khả năng thanh công sẽ cao hơn)
- Không nên tắt máy (vì sẽ mất trợ lực và đèn báo hiệu nguy hiểm)
- Không nên kéo về số N ngay vì như thế xe sẽ vọt lên theo quán tính - do đó ngay tức thời bạn sẽ không kiểm soát được, nên để máy tự động hãm bằng cách giảm ga )kéo chân tài xế ra khỏi chân ga.
(*Có nhiều bạn đề xuất là đưa về số N ngay tức thì, xin các bác tài tham gia góp ý ở chi tiết này.)
Trên đây là vài ý kiến đóng góp, cò gì sai sót xin các bác tài chỉ giáo.

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Đây là 1 tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm khi tham gia giao thông, vấn đề đặt ra là người ngồi cạnh cũng là 1 tài xế hay 1 người không biết lái ô tô. Việc đầu tiên bạn phải nhớ, tuyệt đối không được tắt khóa điện ngay vì khi đó tay lái mất trợ lực và bạn sẽ không thể xử lý tiếp được (1 bạn tư vấn là tắt khóa điện trước là 1 sai lầm nghiêm trọng)

1. Bạn biết lái ô tô 1.1. Xe sử dụng phanh tay ( đầu tay phanh có nút khóa phải nhớ bấm mới kéo được) một tay giữ vô lăng cho xe ổn định, 1 tay nhấc chân lái xe ra khỏi khu vực bàn đạp ga, quan sát đường để đưa xe sang bên làn phải, kéo phanh tay từ từ cho xe giảm tốc, đưa cần số về D-L (low) hoặc D-1, táp vào lề đường chỗ càng an toàn càng tốt, kéo phanh tay dứt khoát và tắt khóa điện cho xe tắt máy, sơ cứu và gọi hỗ trợ cấp cứu. 1.2. Xe có phanh phụ đạp chân cũng giữ vô lăng và nhấc chân lái xe ra -nếu đường vắng thì bạn trèo sang ghế lái, kiểm soát tình hình (với người biết lái việc này không khó đâu) -nếu đường có các xe khác thì điều khiển vô lăng hợp lý rồi mới trèo sang; -nếu đang ở vòng xuyến, đông xe, xe bạn cũng đi chậm, chấp nhận tắt ngày khóa điện cho xe dừng, cái này gọi là của đi thay người.

2.Bạn không biết lái ô tô. Với người không biết lái ô tô, lần đầu cầm vô lăng điều khiển xe đang chạy là 1 điều vô cùng khó khăn

2.1.Phanh tay kéo ( đầu tay phanh có nút khóa phải nhớ bấm mới kéo được) giữ lái cho vững, kéo chân lái xe ra, quan sát trước sau, kéo phanh từ từ cho giảm tốc, đưa xe sang sát mép phải hoặc trái đường (mép nào bạn ở gần), keó phanh dứt khoát, tắt máy nhưng ko tắt hết khóa điện, bấm nút báo sự cố (màu đỏ có hình tam giác trên bảng điều khiển), đưa người lái tới nơi an toàn để xử lý

2.2.Phanh phụ dùng chân -giữ vững lái, kéo chân lái xe ra, đưa cần số về D-L (low) hay D-1 cho xe tự giảm tốc, nếu phía sau không có xe, tốc độ giảm hợp lý, thắt dây an toàn và tắt máy, bấm nút báo sự cố, rồi xử lý tiếp -nếu xe đang trên xa lộ cao tốc, có xe trước sau, cũng giữ vững lái,nhấc chân lái xe ra, bật đèn báo sự cố, chuyển cần số dần từ D3,2,1, bẻ lái thật từ từ cho xe chuyển dần sang phải, thắt dây an toàn chắc chắn rồi tắt máy. là 1 điều vô cùng khó khăn

3.Truờng hợp xấu nhất là bạn không biết lái và không bình tĩnh để xử lý đuợc thì cũng vẫn phải giữ thẳng lái, nhấc chân tài xế ra, thắt dây an toàn, phía sau không có container, tắt máy. Còn tôi lúc đó chỉ biết nói với bạn là GOOD LUCK.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Đối với người biết lái xe thì xử lý theo cách của 1 số bác trên này sẽ ok, nhưng đối với người chưa biết lái thì nguy hiểm sẽ tăng lên bội phần vì có thể họ còn không biết phanh chân ở vị trí nào, ga ở vị trí nào, thứ hai: họ có thể đánh lái quá tay làm cho xe đâm vào dải phân cách hắc đâm vào các phương tiện khác, nên tốt nhất giải pháp cho người ngồi ghế phụ chưa biết lái làm trong lúc này là bật đèn khẩn cấp ( có thể 1 số không biết đèn khẩn cấp ở vị trí nào), đẩy cần số về vị trí N và sau đó có thể sang P luôn, thà rằng hư hỏng phương tiện còn hơn là phải gánh chịu những thiệt hại về người cũng như vỡi các phương tiên khác.

Còn tắt khoá điện thì xe sẽ hãm lại nhanh hơn nhưng trợ lực tay lái và trợ lức phanh sẽ mất tác dụng...

Đấy là 1 vài ý kiến của cháu ạ, có gì sai sót mong các bác chỉnh sửa lại cho cháu :D vì cháu mới 18, kinh nghiệm chưa được nhiều ạ :D

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Với câu hỏi mà bác chủ thớt đưa ra trong tình huống này theo tôi.

Một là nếu người ngồi bên ghế phụ hoặc ngồi sau mà là người biết lái xe thì việc xử lý sẽ bình tĩnh và đúng cách hơn (cố gắng giữ vô lăng và tìm cách kéo chân người bị ngất ra khỏi chân ga và làm các động tác tiếp theo như bật xi nhan, táp dần vào lề...).

Hai là: đối với người không biết lái xe hoặc như các cụ già ngồi bên hoặc ngồi sau.

Đây là điều tôi nghĩ là khó. Chúng ta nên suy nghĩ lại thật kỹ tình huống này (thực tế có nhiều trường hợp như vậy).

Mong anh em chỉ bảo thêm. goodlucky!

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Việc đầu tiên phải lưu ý đó là người ngồi ghế phụ phải thật bình tĩnh, ko cuống vì lúc đó gần như chỉ có vài giây để cứu lấy mạng sống của những người trên xe nên ko được phép xảy ra lỗi. Sau đó các bạn làm 1 cách thứ tự các bước sau.

1. Tay trái nắm vô lăng, tránh trường hợp xe đâm vào chướng ngại vật hoặc ổ gà gây mất lái hoặc tệ hơn là đâm vào 1 xe khác chạy ngược chiều.

2. Tay phải cầm cần số đẩy về N để nếu chân tài xế kẹt vào chân ga thì xe ko bị vọt lên và vẫn có thể từ từ giảm tốc.

3. Đối với xe có phanh tay nằm giữa 2 ghế trước thì đơn giản hơn, kéo từ từ phanh tay để xe giảm tốc. Tuyệt đối ko phanh cứng vì rất dễ bị trượt, văng có thể dẫn đến mất lái hoặc lật xe.

Đối với xe có phanh tay ở chân trái liếc qua xem chân phải của lái xe đang ở vị trí nào,nếu đang ở chân ga thì dùng tay phải đánh mạnh vào chân phải mục đích làm chân phải dịch chuyển sang chân phanh ngay bên cạnh đồng thời ấn vào đầu gối chân phải cho xe giảm tốc độ từ từ vì xe số tự động hỗ trợ lực phanh rất tốt. tay trái vẫn nắm vô lăng còn tay phải bật đèn phát tín hiệu nguy hiểm.

4. Việc cuối cùng là táp vào lề đường 1 nơi an toàn và sơ cứu cho tài xế bị nạn và gọi cứu thương.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

1. Bình tĩnh.

2. Nhấc chân người lái khỏi bàn đạp ga/phanh.

3. Kéo phanh tay.

4. Bật đèn khẩn cấp.

5. Đánh lái vào lề. Cuối cùng xe sẽ dừng.

Bạn có thể chọn số D1,D2,D3 nếu xe có số này. Bạn có thể lựa chọn đâm vào đâu đó để dừng xe nếu không còn lựa chọn khác(ví dụ xe có thể lao xuống vực thì thà đâm vào gốc cây còn hơn...)

Không về N, vì mất lực phanh của động cơ. Không thể về P nếu xe đang chuyển động, đừng cố làm điều không thể, bạn có thể sẽ mất bình tĩnh khi không làm được. Chỉ về N và tắt máy khi xe đã đi đủ chậm hoặc sẵn sàng đâm vào đâu đó. Những điều trên áp dụng với người biết lái xe.

Chỉ giúp bạn giảm thiểu tổn thất cho người và xe, không gì có thể đảm bảo ngưòi và xe vô sự trong tình huống này :(