Cần cảnh giác gì khi mua hàng cũ?

Tôi định mua 1 số hàng cũ như điện thoại, mực in, máy tính...ko biết có nên ko, và nên cẩn thận điều gì?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Cho đến tận bây giờ, khách hàng Nguyễn Duy Hùng (quận 10, TPHCM) vẫn chưa hết uất ức vì mua nhầm hàng kém chất lượng.[/b] Vợ chồng anh Hùng chắt chiu dành dụm tiền để mua máy photocopy cũ về kinh doanh. Anh Hùng đến Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hợp Thanh (Công ty Hợp Thanh, số 486 Lý Thái Tổ, quận 10) mua một máy photocopy hiệu Ricoh 240W. Theo giới thiệu của công ty, máy còn tốt khoảng 95% và mức giá là 142 triệu đồng. Máy mua về hoạt động được hơn 1 tháng thì gặp sự cố, nhân viên Công ty Hợp Thanh có đến sửa chữa nhiều lần nhưng không được. Gia đình ông Hùng phản ánh nhiều lần thì phía công ty này cho rằng khách hàng đã dùng mực không chất lượng nên máy bị hư. Từ đây về sau sẽ không được bảo hành nữa. Bức xúc vì nơi bán hàng phủi trách nhiệm và không chịu xuất hóa đơn tài chính dù giá trị chiếc máy khá lớn, anh Hùng xin gặp lãnh đạo Công ty Hợp Thanh để mong được giải quyết thỏa đáng thì lãnh đạo công ty này né tránh. Chiếc “cần câu cơm” của gia đình anh Hùng đành… xếp xó! Về phía đơn vị bán hàng, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hợp Thanh Nguyễn Hoàng Minh khẳng định, công ty sẽ không bảo hành vì khách hàng đã sử dụng mực không phải do Hợp Thanh cung cấp ban đầu. Tuy nhiên, điều trớ trêu là khi SACC hỏi về nguồn gốc loại mực in do Hợp Thanh cung cấp khác biệt như thế nào thì vị đại diện nơi bán chiếc máy photocopy này thừa nhận rằng mực in của mình không phải hàng chính hãng Ricoh mà có nguồn gốc từ Trung Quốc (?). Ngoài ra, phía công ty này còn tuyên bố không thể xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng và khẳng định: “Từ khi công ty chúng tôi dọn về quận 10 đến nay thì chưa hề có việc quản lý thị trường kiểm tra công ty, khẳng định công ty đã hoạt động đúng pháp luật!”. Khách hàng Duy Hùng chỉ còn biết cầu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền mà thôi. [gallery]/18/xau1263795678.jpg[/gallery] (Cảnh giác với ĐTDĐ giả) Vừa qua, anh Hoàng Phi Liêm (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) đã gửi đơn khiếu nại đến báo SGGP về sự cố khi anh mua một chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) Nokia E71 cũ trên trang web vatgia.com, với giá 4,2 triệu đồng. Khi mua, chiếc máy đã được anh Liêm kiểm tra kỹ lưỡng số serial trên thẻ bảo hành, tem chính hãng Nokia – FPT, số IMEI trên máy, phụ kiện và phần mềm. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày sử dụng thì máy gặp sự cố kỹ thuật không dùng được, anh Liêm mang đến Trung tâm Bảo hành Nokia và được xác nhận là máy ĐTDĐ giả. Theo quan sát, chiếc máy Nokia E71 này gần giống với máy thật, từ lớp sơn tới các phím chức năng, màn hình. Tinh vi hơn, những kẻ sản xuất hàng giả này đã làm giả mạo luôn thẻ bảo hành của Nokia với số serial, IMEI đầy đủ, tem bảo hành phản quang, và ghi chú đầy đủ điều kiện bảo hành… Tóm lại, bằng mắt thường và các thao tác thông thường thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ không thể phát hiện máy này là hàng giả. Hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng cũ kém chất lượng, hàng giả đang ngày càng gia tăng. do vậy, khi mua hàng hóa, người tiêu dùng cần yêu cầu bên bán cung cấp hóa đơn bán hàng hợp pháp, giấy tờ xác nhận nguồn gốc hàng hóa và giấy bảo hành. Riêng các trường hợp mua hàng cũ, mọi người càng phải thận trọng tìm hiểu chính xác nguồn gốc món hàng, giấy tờ hợp pháp và cả nhân thân người bán hàng nếu giá trị hàng hóa tương đối lớn để tránh bị “tiền mất tật mang”. Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm Nokia bị làm giả sau khi kiểm tra kỹ thì phát hiện phần vỏ ngoài là… thật. Những kẻ làm giả đã khéo léo mua phụ tùng vỏ điện thoại thật của Nokia khiến người tiêu dùng hầu như có xem kỹ lưỡng bên ngoài cũng khó mà phát hiện được.