Cảnh báo lừa đảo khi bạn mua hàng trên mạng?

Nhưng kẻ lừa đảo cũng đã bị CA tóm gọn bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ sử dụng công nghệ cao. Đây là bài tóm tắt lại thủ đoạn mà tên lừa đảo đã sử dụng để mọi người rút kinh nghiệm cho bản thân mình, cẩn thận hơn khi mua hàng trên mạng. Đầu tiên, scammer (kẻ lừa đảo) đăng 1 topic bán hàng/đấu giá 1 sản phẩm nào đó khá là hấp dẫn, đăng cả số ĐTDĐ cùng với số tài khoản, tên chủ tài khoản. Tuy nhiên số tài khoản này là của 1 người bán hàng khác (seller). Sau khi thắng đấu giá hoặc muốn mua món hàng, scammer sẽ nói buyer chuyển tiền trước rồi mình chuyển hàng luôn. Thường thì với các giao dịch online, khi chuyển tiền qua tài khoản thì người mua (buyer) sẽ yên tâm hơn vì có gì thì còn nhờ ngân hàng hoặc CA can thiệp, nhất là các giao dịch lớn. Sau khi buyer chuyển tiền vào tài khoản của seller, scammer kia gọi ĐT cho seller nói là muốn mua 1 món hàng có giá trị tương đương số tiền vừa chuyển, seller check tài khoản thấy đúng vậy và giao hàng cho scammer. Như vậy, cả buyer và seller đều "bị lừa", scammer sau khi nhận hàng thì chỉ việc "biến mất", để hậu quả lại cho buyer và seller giải quyết với nhau. Các seller cũng nên cẩn thận tránh để scammer lợi dụng mình lừa đảo người khác, và cũng gây phiền phức vào việc kinh doanh của mình khi mà buyer bị lừa liên hệ CA hoặc tố cáo seller (vì chính số tk của seller nhận tiền). Seller từ nay nếu nhận các giao dịch lớn tuyệt đối không nên gửi hàng cho buyer ngay lập tức mà cần phải kiểm tra lại. Các giao dịch lớn (trên 1-2 triệu VND) thì nên yêu cầu buyer gửi hình chụp invoice giao dịch của ATM hoặc số giao dịch nếu chuyển khoản online. Những cái này thì scammer không thể có được nên các seller có thể yên tâm hơn. Đồng thời khi giao hàng cần phải ghi nhận lại CMND của người nhận hàng, đừng vì nghĩ rằng làm vậy sẽ mất thời gian hay phiền phức, làm như vậy là để bảo vệ quyền lợi của cả 2 mà thôi. ========= Chuyện tên scammer ở trên HHVN đã bị bắt như thế nào cũng khá ly kỳ và hấp dẫn, xin mời các bạn đọc chi tiết tại đây: http://www.handheld.com.vn/threads/1...Update-trang-1 ========== "Chiêu thức" này có thể áp dụng cho tất cả các giao dịch mua bán online, bất kể là mặt hàng nào. Vì vậy các bạn nên gửi topic này cho bạn bè cùng đọc để cùng nhau cảnh giác hơn khi mua/bán hàng online. http://www.ddth.com/showthread.php?t=337339
phạm khắc long
phạm khắc long
Trả lời 14 năm trước
Vụ lừa đảo MacBook Air xáo động các diễn đàn online Bằng kế hoạch tinh vi và khôn ngoan, kẻ lừa đảo đấu giá trên diễn đàn chiếc máy tính xách tay không phải của mình để chiếm hữu 23 triệu đồng. Ngày 21/1/2010, một người có nick PSprince tổ chức đấu giá MacBook Air trên diễn đàn công nghệ Handheld.com.vn. Người trả mức giá cao nhất (23 triệu đồng) chuyển tiền vào tài khoản Vietcombank (tên chủ tài khoản Nguyễn Chương Đỉnh) theo đúng yêu cầu nhưng đến 27/1, anh này vẫn chưa nhận được laptop và cũng không thể liên lạc qua điện thoại với PSprince. Hình ảnh MacBook Air "ảo" được đem ra đấu giá. Các thành viên Handheld nhanh chóng phát hiện PSprince không hề có máy mà chỉ "dùng lại" những bức ảnh chụp MacBook Air từng được đăng trên một diễn đàn khác để đi lừa đảo. Cùng lúc, người này cũng đặt mua của chính anh Nguyễn Chương Đỉnh một máy tính HP và yêu cầu người thắng cuộc trong vụ đấu giá chuyển tiền vào tài khoản của anh Đỉnh. Sau đó, kẻ lừa đảo liên lạc với anh Đỉnh (ở TP HCM) nói rằng mình đã thanh toán tiền và tới lấy laptop HP mà anh Đỉnh đã chuyển ra Hà Nội cho một người bạn. Ngày 28/1, PSprince còn tiếp tục truy cập vào diễn đàn Handheld và thách thức: "Đầu tiên em xin gửi lời xin lỗi tới anh Đỉnh và Potay.vn (người thắng cuộc đấu giá) vì tạo ra sự việc này. Em biết mọi người đang cố công tìm em. Chỉ mấy hôm nữa là em đi rồi, nên nếu không nhanh thì các bác sẽ không bắt được em đâu. Catch me if u can (bắt tôi nếu có thể)". Với sự giúp đỡ của một số thành viên, ban quản trị diễn đàn Handheld đã phối hợp với cơ quan điều tra xác định được PSprince tên thật là Trần Đức Thiện, sinh năm 1991 và đang là sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội. Vụ việc này nhanh chóng được lan truyền trên các diễn đàn công nghệ và mua bán trong nước, thu hút hàng chục nghìn người theo dõi và được đánh giá là "vụ lừa đảo ngoạn mục nhất trên mạng đầu năm 2010". Chiêu thức lừa đảo trên tương tự trường hợp dùng nick hack Yahoo Messenger để lừa cả trăm triệu đồng từng gây xôn xao trên mạng hồi tháng 3/2009.