Cách bảo quản đồ trong tủ lạnh?

Không hiểu sao mình cho thực phẩm vào tủ lạnh mà rau thì bị héo, quả thì bị hỏng, chẳng lẽ mình sử dụng tủ lạnh sai cách à? Các bạn hướng dẫn cho mình cách bảo quản thực phẩm trong tu lạnh với...

Loan Bao
Loan Bao
Trả lời 9 năm trước
Sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách và khoa học sẽ giúp bạn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và dễ dàng đem ra chế biến. Dưới đây là ba bước đơn giản giúp các bà nội trợ trở nên thông thái khi sử dụng tủ lạnh hàng ngày. 1. Dọn dẹp lại tủ lạnh t-l-nh-1185-1411621883.jpg Dọn dẹp lại tủ lạnh giúp bạn dễ hình dung những thứ còn thừa hay thiếu trong tủ lạnh. Ảnh: onegoodthing. Trước khi sắp xếp lại thực phẩm trong tủ lạnh, điều đầu tiên bạn cần làm là lau dọn tủ một cách cẩn thận. Tốt nhất, hãy làm lần lượt từ trên xuống dưới những điều sau: - Bỏ hết những đồ ăn đã quá hạn sử dụng. - Chọn lọc và giữ lại các loại gia vị mới sử dụng một lần như tương cà chua, tương ớt, xốt mayonnaise..., loại bỏ những chai lọ đã hết hạn để tránh gây nhầm lẫn. - Nếu tủ lạnh quá nhỏ, bạn có thể bỏ bớt ra ngoài một số loại thực phẩm như: cà chua, hành, khoai tây, bánh mì, hạt ngũ cốc, chuối… vì những thực phẩm này có thể bảo quản dễ dàng ở nhiệt độ phòng. 2. Sắp xếp thực phẩm Tủ lạnh cũng có nguyên lý của nó và bạn cần hiểu rõ nguyên lý ấy để sử dụng vật dụng này một cách hiệu quả. Hiện nay, tủ lạnh thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C là phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5. Bạn có thể tham khảo cách sắp xếp dưới đây. - Ngăn phụ dưới cùng thường được thiết kế ở độ ẩm cụ thể thích hợp chứa các loại hoa quả tươi và rau củ. Không nên để trái cây quá sát nhau trong tủ lạnh để tránh một quả chín làm cho các quả còn lại chín theo. - Ngoại trừ ngăn đông đá thì phần lạnh nhất trong tủ lạnh lại không phải là mặt kính sát với ngăn rau củ. Do đó đây là ngăn tốt nhất chứa các loại thực phẩm tươi sống. Bạn nên mua nhiều hộp nhựa để bảo quản và phân loại những loại đồ ăn này, tránh gây ô nhiễm. - Ngăn trên cùng thích hợp để đồ ăn còn thừa sau mỗi bữa ăn, đồ uống, đồ ăn sẵn. - Ngăn giữa là nơi phù hợp cho các đồ cần bảo quản mát như cà phê, sữa chua, bánh ngọt... - Trứng, đồ gia vị có thể được đặt ở cánh cửa tủ lạnh. - Ở ngăn đông đá, khi sử dụng, bạn cần lưu ý: Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải chế biến ngay bởi khi đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đá sẽ gây ra nhiễm độc thực phẩm. Thực phẩm mới cho vào ngăn đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhầm đồ để lâu. Việc gắn nhãn ngày mua, ngày mở hộp hoặc ngày hết hạn sản phẩm đông lạnh, đồ hộp nên áp dụng cả ở ngăn mát. 3. Thói quen khoa học cần biết khi sử dụng tủ lạnh re-6911-1411621883.jpg Sắp xếp thực phẩm hợp lý chính là bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn. Ảnh: theglamoroushousewife. Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ thường trong nhà hoặc nhiệt độ của cơ thể con người chúng sẽ trở lại hoạt động bình thường. Để phòng tránh bệnh tật, giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt khi sử dụng tủ lạnh, cần thực hiện những khuyến cáo sau: - Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi. - Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. - Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay. - Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh. - Tuân thủ nguyên tắc: Ưu tiên đặt những thực phẩm chín, đã chế biến ở ngăn trên cùng. - Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín. - Lau dọn tủ lạnh một tuần một lần, tốt nhất là hãy vệ sinh tủ lạnh trước khi bạn có ý định tới siêu thị. Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
Trả lời 9 năm trước
Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh để chúng được tươi lâu hơn: 1. Giữ lạnh Nhiệt độ trong tủ khoảng từ 0-4 độ C là lý tưởng nhất để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm. 2. Ngăn phía trên Các ngăn trên của tủ lạnh có nhiệt độ ổn định nhất, vì vậy nên để những thức ăn không cần chế biến ở đây, ví dụ như: thịt đã qua chế biến, đồ ăn thừa, đồ uống, rau gia vị và đồ ăn sẵn. 3. Mặt trên Nếu có thể, hãy luôn giữ sạch sẽ mặt trên của tủ lạnh. Để giữ cho tủ luôn lạnh, những khí nóng sẽ bị đẩy và tỏa lên từ mặt trên của tủ. Trừ phi bạn muốn ăn phải bánh mì mốc, còn không thì đừng chất đồ ăn lên mặt tủ lạnh. Nếu nhà bạn có ít không gian, có thể thể sử dụng mặt trên của tủ làm chỗ để sách nấu ăn, vật dụng làm bếp. 4. Cánh cửa tủ lạnh Cánh cửa là chỗ ấm nhất của tủ lạnh, là chỗ lý tưởng cho các sản phẩm sử dụng chất bảo quản tự nhiên giúp chống bị ôi thiu. Bạn có thể để sốt mayonnaise, nước hoa quả, …. ở đây, không nên để trứng và sản phẩm từ sữa. 5. Ngăn phía dưới Càng về phía dưới, các ngăn càng lạnh hơn. Vì vậy, tốt nhất nên giữ trứng, sản phẩm làm từ sữa, thịt sống và đồ biển ở đây. Thịt sống, sản phẩm làm từ sữa cần được gói kín và đặt trên một chiếc đĩa để đảm bảo độ tươi cũng như ngăn vi khuẩn lan sang các vùng khác. 6. Ngăn kéo Giữ hoa quả, rau củ trong một ngăn tách biệt. Rất nhiều loại trái cây, trong đó đào, mận và lê tỏa ra một loại khí làm tăng tốc độ thối rữa của rau củ. 7. Ngăn đông lạnh Ngăn đông lạnh không chỉ là nơi để đồ đông lạnh, bạn còn có thể cất tạm những thứ sẽ dùng ngay như nước dùng, sốt mỳ ý, thậm chí cả trứng trong một số trường hợp nhất định. Cần đóng gói đồ ăn thật chặt trong những hộp chứa hoặc túi nhựa. 8. Một vài thực phẩm khác Trứng: Trứng sẽ rất dễ hút mùi xung quanh. Nếu bạn định cất vật gì có mùi, tốt nhất nên để cách xa trứng. Rượu sâm panh: Một nghiên cứu mới đây cho biết cất rượu Sâm panh trong tủ lạnh có thể kéo dài hạn sử dụng của nó và gần như ngăn cho nó không bị hóa thành màu nâu. Các loại hạt và dầu ăn: Các loại hạt và dầu ăn tự nhiên có thể được cất trong tủ lạnh nhằm duy trì độ tươi mới và chất lượng của nó. 9. Những thực phẩm không bao giờ cất trong tủ lạnh: Bánh mì: Có một sự nhầm lẫn khá phổ biến: nhiều người nghĩ rằng bảo quản bánh mì trong tủ lạnh thì có thể dùng được lâu hơn. Thực tế, cất bánh mì trong tủ lạnh sẽ khiến nó bị khô cứng. Tuy nhiên, nếu bạn để nó trong tủ đông thì lại có thể dùng được tới 3 tháng. Cà chua: Chúng sẽ nhanh chín trong nhiệt độ phòng, nhưng lại dễ bị mất mùi nếu như để vào tủ lạnh. Hành tây, bí đỏ và khoai tây: Tốt nhất nên cất chúng vào một ngăn tủ tối có độ ẩm thấp. Nhìn chung, bạn luôn muốn có thể nhồi nhét hết tất cả mọi thứ vào tủ lạnh sau khi đi chợ về. Tuy nhiên, có lẽ bạn cần cân nhắc lại. Trong tủ, khí lạnh cần được lưu thông mà không bị cản trở, còn nếu không sẽ xuất hiện những túi khí nóng, kết cục là mọi sự sắp xếp của bạn đều trở nên vô ích. Nếu bạn mở một hộp đồ ăn sẵn mà không dùng hết, đừng bao giờ để chúng vào tủ lạnh. Thức ăn có thể phản ứng với vỏ hộp kim loại và bị hỏng nhanh hơn. Lau chùi tủ lạnh đều đặn hàng tháng cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và những mùi khó chịu
Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 9 năm trước
Thạc sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, những thói quen như mua thịt ở chợ đựng trong túi nilong về quẳng luôn vào tủ lạnh, ngay cạnh hộp sữa chua hay bát đựng thịt ăn thừa bữa trước; rồi trứng mang ở chợ về cất ngay vào tủ… khá phổ biến trong các gia đình. Thực tế, trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn, dễ nhiễm khuẩn chéo. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản. “Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh”, bác sĩ nói. Theo bà, thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt. Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày. Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa. Với rau, dùng rau ăn lá trước vì dễ nát, hỏng, củ quả dùng sau. Đồ ăn cũng vậy, cái gì dễ ôi thiu ăn trước, chẳng hạn như cá, hoặc nếu chưa muốn dùng ngay nên rán hoặc kho qua rồi cất, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn. Trứng đã dập cần bỏ ra ngoài, chế biến luôn. Lòng đỏ trứng là môi trường dể vi khuẩn phát triển. Một số lưu ý khi bảo quản một số loại thực phẩm cụ thể: Sản phẩm từ sữa Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong. Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra. Rau quả Bảo quản quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, cà rốt với cà rốt… Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn. Trữ quả và rau khô trong các túi nilong đục lỗ hay các túi nhựa hở để duy trì môi trường không bị ẩm nhưng vẫn cho phép không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn. Những đồ ăn thừa Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt. Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Loại thực phẩm Trữ lạnh (4 độ C) C) Trữ đông (-18 độ C) Trứng tươi 3-5 tuần Không cấp đông Sữa tươi Đã mở Chưa mở 2-3 ngày Theo hạn sử dụng Không cấp đông Thịt lợn xông khói 7 ngày 1 tháng Nước sốt chưa nấu 1-2 ngày 1-2 tháng Thịt lợn, bò, cừu tươi sống 3-5 ngày 6-12 tháng Tôm, sò điệp, mực, nghêu, trai (đã bỏ vỏ) 1-2 ngày 3-6 tháng Gia cầm tươi sống 1-2 ngày 6-12 tháng Trai, hến, cua, tôm hùm, hàu tươi sống 2-3 ngày 2-3 tháng Động vật có vỏ đã nấu chín 3-4 ngày 3 tháng Nhiều loại thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ tốt hơn. Một số loại có ghi trên bao bì đại ý “nên cho vào tủ lạnh bảo quản sau khi xé bao bì, hộp”. Tuy nhiên, có những loại để lâu trong tủ lạnh sẽ bị sốc nhiệt, giảm chất lượng, hấp thụ mùi của các thực phẩm khác. Dưới đây là 11 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh, theo BuzzFeed: – Cà chua sẽ bị thay đổi hương vị và mềm sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. – Dưa hấu mất chất chống oxy hóa, chất có lợi cho sức khỏe chống nhiều bệnh tật. – Khoai tây bị sượng và thay đổi hương vị. – Củ hành bị nấm mốc và xốp. – Cà phê bị mất hương vị và hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác. – Tương tự củ hành, tỏi cũng sẽ bị lên mốc và xốp đi. – Rượu sẽ bị giảm hương vị, nhạt đi. – Mật ong bị kết tinh và khó dùng hơn. – Hầu hết tương ớt để ở nhiệt độ thường có thời hạn sử dụng đến 3 năm nên bạn không cần cho vào tủ lạnh. – Không khí lạnh khô trong tủ lạnh sẽ làm cho bánh mì khô cứng đi. – Các loại rau thơm để trong tủ lạnh sẽ hấp thụ mùi các loại thực phẩm khác làm mất mùi thơm và mau héo hơn.
Đỗ Ngọc Ly
Đỗ Ngọc Ly
Trả lời 9 năm trước

Bảo quản thực phẩm trong tủ đông đúng cách

Có nhiều người khi sử dụng tủ đồng thường sắp xếp thực phẩm trong tủ đông một cách lôn xộn, xếp chồng chéo các thực phẩm nên nhau và than phiền tốn điện. Nguyên nhân chính ở đây đó chính là việc bảo quản thực phẩm không đúng cách.www.sanaky.cosẽ giúp các bạn trong việc sắp xếp, bố trí và bảo quản thực phẩm trong tủ đông đúng cách.

Không nên bảo quản thực phẩm có nhiệt độ khác nhau trong cùng một ngăn tủ đông. Thay vào đó, bạn nên để thực phẩm vào đúng những vị trí được in ở bên ngoài để thực phẩm được để ở trong nhiệt độ cần thiết. Cụ thể hơn:

  • Đầu tiên, bạn nên làm sách các loại độ ăn, thức uống trước khi cho vào tủ.
  • Tiếp theo, phân loại thực ăn và sắp xếp sao cho hợp lý:
  • Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn đông kết có nhiệt độ thấp hơn (-60 độ C, -120 độ C, -180 độ C,..)
  • Các loại rau, củ quả cần bảo quản ở mức -100 độ C đến dưới 6 độ. Cần bảo quản trong túi ni lon chống bay hơi bề mặt.
  • Để bảo quản các loại thức ăn chín và rau quả trong thời gian ngắn hơn nên để ngăn dưới tủ đông. Với ngăn này, có thể bảo quản thức ăn từ 1 đến 2 ngày, nhất là thịt cá hay các thực phẩm được chế biến từ thịt, cá. Nếu để lâu, thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men.
  • Các loại thực phẩm có mùi như thịt cá, bơ, pho mát, … nên sử dụng túi nilon hoặc hộp có nắp đậy kín (nên sử dụng hộp thép hoặc inox sẽ rút ngắn được thời gian làm lạnh) rồi mới cho vào tủ.
  • Với các thức ăn đã được nấu chín cũng cần cho vào hộp kín có nắp đậy để tránh trường hợp thức ăn bị thiu khi mất điện vì nhiệt độ trong tủ tăng trong tủ, và gây hại hơn đó là hơi mặn của thức ăn bay hơi sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn tủ đông

Trong trường hợp có nhiều thực phẩm cùng cần phải bảo quản trong một tủ, bạn nên chú ý cho thực phẩm có nhiệt độ đông cao vào trước, thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn vào sau.

Không nên tạo vách ngăn trong tủ bằng nhựa mà nên dùng xốp bởi xốp không truyền nhiệt trong khi nhựa và một số chất liệu khác truyền nhiệt. Điều này sẽ giúp bạn ít hao tốn nhiệt và điện.

Không nên để thực phẩm bít kín “họng”thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều – ken kín các ngăn trong tủ. Vì sẽ làm cho hơi lạnh không tỏa ra đủ, làm giảm tuổi thọ của bộ phần làm lạnh và hao tốn điện.

Ngoài ra, khi bảo quản với khối lượng lớn bạn không nên để các thực phẩm quá khít trong tủ, nhất là đối với thịt cá. Nếu bạn xếp liền khối, thực phẩm không đủ nhiệt độ đông theo yêu cầu và sẽ dễ bị hỏng. Cẩn phải sắp xếp sao cho tạo được những khoảng trống nhất định để hơi lạnh tỏa ra và tiếp xúc được vào thực phẩm, đảm bảo nhiệt độ đông đúng yêu cầu của từng loại thực phẩm.