Mô tả sản phẩm: Nokia Asha 311 (Nokia Asha 311 RM-714) Brown
- Giao diện Series 40 được làm mới
- Kết nối 3G, Wi-Fi
- Thiết kế chủ yếu là nhựa
- Series 40 vẫn còn hơi chậm
Sự xuất hiện của Nokia Asha 311 đem lại cho chúng tôi những trạng thái cảm giác khác nhau. Chiếc điện thoại này là một phần của dòng Asha, một đội ngũ những mẫu điện thoại thông thường có nhiệm vụ giữ vững hình ảnh của Nokia trong lúc hãng điện thoại này đang phải nỗ lực bán đủ doanh số smartphone Windows Phone. Chiếc Asha thu được một vài lợi thế ở những thị trường đang phát triển như Ấn Độ chẳng hạn, tại đó Asha 311 là một trong số những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng tốt nhất thuộc dòng này.
Nokia Asha 311 sở hữu một màn hình 3 inch cảm ứng điện dung, độ phân giải thấp, cùng với một vi xử lý 1GHz, cả hai phối hợp với nhau để đem đến trải nghiệm tốt nhất trên giao diện được chỉnh sửa của Series 40. Thế nhưng hiện giờ những chiếc smartphone Android cấp thấp cũng phổ biến hơn, và cuộc chiến chống lại Android của Nokia dường như trở nên khó khăn hơn. Nhưng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, chúng ta hãy cũng xem xét hiệu năng thực tế của mẫu Asha mới.
Trong số những phụ kiện đi kèm, bạn có một cặp tai nghe thông thường của Nokia, và vì là thông thường nên nó tạo ra âm thanh khá nhiễu, thậm chí chúng tôi không muốn thử nghe nhạc với chúng.
Thiết kế
Nokia Asha có kích thước hơi dày và cấu trúc vững chắc
So sánh với một số đối thủ khác
Không có điểm gì nổi trội trong thiết kế của Asha 311. Đây là một chiếc điện thoại vỏ dày với chất lượng cấu trúc tốt, không có bộ phận nào bị lỏng, và người dùng có thể lựa chọn trong 5 phiên bản màu sắc khác nhau. Điểm yếu chính nằm ở lớp vỏ mặt sau do nó dễ bị in dấu vân tay. Ở mặt trước, màn hình được bao quanh bởi một đường gờ lớn, tạo cảm giác không phù hợp với những ai quen với thiết kế đường viền mỏng hơn trên những chiếc smartphone.
Đặc điểm khiến chiếc điện thoại dễ được nhận biết là 2 nút bấm cứng nằm trên dải nhựa màu bạc ngay bên dưới màn hình. Chúng tôi không dám chắc nó làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc điện thoại (ngược lại thì đúng hơn), nhưng chúng tôi lại thấy thích chúng do cả 2 nút này đều rất nhạy và dễ bấm.
Hai nút bấm nằm bên dưới màn hình
Không giống 2 nút bấm ở phía trước, chúng tôi không thể quen với việc sử dụng các nút bấm ở bên cạnh do chúng quá cứng, quá khó ấn và không thuận tiện chút nào. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng các bạn cũng cần phải lưu ý.
Người sử dụng có thể sạc pin thông qua một cổng sạc của riêng Nokia nằm ở trên cùng, hoặc qua một cổng microUSB ngay bên cạnh nó. Ngoài ra phía trên còn có một giắc cắm tai nghe 3.5mm.
Các giắc kết nối ở đầu trên cùng
Cuối cùng, Asha 311 cũng được trang bị một cảm biến ánh sáng xung quanh và một cảm biến khoảng cách, có chức năng tắt màn hình trong khi bạn gọi điện.
Hai cảm biến nằm bên trên màn hình
Màn hình
Asha 311 là một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng tốt nhất trong dòng Asha. Màn hình LCD 3 inch cảm ứng điện dung và có độ phân giải 400 x 240 pixel, thậm chí nó còn nhạy hơn cả màn hình của Asha 305. Việc bảo vệ màn hình được giao phó cho lớp kính Gorilla.
Các góc nhìn khá ổn, màu sắc chỉ bị phai đi một chút khi bạn nghiêng màn hình đi một góc lớn. Nokia cũng gắn thêm một lớp lọc phân cực cho màn hình để có khả năng hiển thị ngoài trời tốt hơn, và với nó chúng tôi thấy khả năng hiển thị thực tế khá tốt.
Giao diện
Nokia Asha 311 đi kèm với một giao diện Series 40 đã được ‘đại tu’ mà chúng ta đã được chiêm ngưỡng trên Asha 305. Giao diện này là sự kết hợp giữa những gì chúng ta đã thấy trên những dự án trước đó của Nokia và các nền tảng hệ điều hành khác. Nó có một menu kéo xuống giống hệt trên Android, 3 màn hình homescreen có thể kéo sang hai bên tương tự như MeeGo, và biểu tượng thông báo như của iOS.
Những cải tiến có thể thấy rõ ngay từ bên ngoài: các thông báo về những tin nhắn mới hiển thị ngay trên màn hình khóa, và bạn có thể kéo chúng sang bên cạnh để mở trực tiếp ứng dụng nhắn tin. Việc mở khóa được thực hiện bằng cách đặt ngón tay lên màn hình và di chuyển sang bên, sau đó bạn đi vào ‘app drawer’ hoạt động như một trong số 3 màn hình chính. Chỉ cần kéo sang hai bên để chuyển đổi giữa 3 homescreen này, đồng thời bạn cũng có một bộ các shortcut cùng với các ứng dụng dialer, music và radio. Một tính năng cũng rất hữu dụng, đó là bạn có thể di chuyển ngón tay từ trên cùng xuống để kéo xuống bảng thông báo với các nút kích hoạt kết nối và truy cập nhanh vào ứng dụng gọi điện, nhắn tin, âm nhạc.
Giao diện của Asha 311
Một điểm mới trong giao diện Series 40 trên Asha 311 nằm ở các biểu tượng: Nokia đã thêm vào một hiệu ứng lắc lư cho các biểu tượng mỗi khi bạn chạm đến điểm ‘top’ trong một danh sách (liệu Apple có thể coi đây là một sự vi phạm sở hữu trí tuệ không?).
Vi xử lý và bộ nhớ
Khác biệt lớn nhất với Asha 305 đó là Asha 311 không còn ‘lag’ liên hồi nữa, phần lớn là do màn hình cảm ứng nhạy hơn, đồng thời còn có sự đóng góp của bộ nhớ RAM lớn hơn (128 MB) và một vi xử lý 1GHz. Asha 311 gần như không còn bị giật chút nào, dù sao nói về sự mượt mà, ngay cả những smartphone Android rẻ nhất cũng dễ dàng vượt mặt Asha 311.
Trên vỏ hộp có ghi điện thoại đi kèm với một thẻ microSD 2GB, nhưng chúng tôi khá ngạc nhiên khi nhận thấy đây lại là một thẻ microSD 4GB, cùng với dung lượng lưu trữ trong 256MB. Liệu đây là một may mắn thú vị, hay là do Nokia đã tạo ra những đơn hàng khác nhau dành cho những thị trường khác nhau.
Internet và khả năng kết nối
Nokia Asha 311 được trang bị đầy đủ về khả năng kết nối, gồm có Wi-Fi, 3G với HSDPA đạt 14.4 Mbps và Bluetooth 2.1. Bạn có thể vào trang web thông qua Nokia Browser, dù màn hình 3 inch trông hơi nhỏ và trình duyệt thiếu các tính năng đa chạm như là ‘pinch-to-zoom’, chúng tôi thấy nó vẫn có khả năng mở các website dung lượng lớn và hiển thị khá trơn tru.
Duyệt web trên Asha 311
Chiếc điện thoại đi kèm với ứng dụng Nokia Maps được cài sẵn, nhưng lại không có chip GPS, vì thế nó phải dựa vào mạng không dây của tổng đài để xác định vị trí.
Ứng dụng Nokia Maps
Máy ảnh
Asha 311 được trang bị một máy ảnh 3.2 megapixel nhưng không có đèn flash, đồng thời tiêu cự của nó là cố định. Các bức ảnh có chất lượng rất thấp với số lượng các chi tiết được ghi lại ít và xuất hiện quá nhiều ‘noise’ mỗi khi bạn chụp một khung cảnh tối. Giao diện máy ảnh hết sức đơn giản với một số lượng ít ỏi lựa chọn.
Giao diện máy ảnh
Máy ảnh cũng có khả năng quay các video ở độ phân giải 480p và định dạng .3GP. Tốc độ khung hình vào khoảng 25 fps, và nhìn chung hình ảnh sẽ bị mờ nếu bạn cố quay các vật thể chuyển động nhanh, nhưng đó là những gì tốt nhất đối với một chiếc điện thoại loại này.
Đa phương tiện
Mặc dù nó có thể không bao giờ là một thiết bị đa phương tiện mạnh mẽ chỉ với màn hình 3 inch 400x240 pixel, thật ngạc nhiên, Asha 311 vẫn được trang bị ứng dụng media player hỗ trợ rất nhiều codec và một bộ loa chất lượng tốt.
Khả năng phát nhạc của nó rất tốt, âm lượng loa khá lớn. Music player hoạt động cũng tương đối hiệu quả, nó có thể sắp xếp bộ sưu tập nhạc của bạn thành các hạng mục: ca sĩ, album, bài hát và thể loại, đồng thời nó cũng có một bộ cân bằng âm thanh.
Nghe nhạc trên Nokia Asha 311
Không chỉ vậy, bạn còn có thể xem các đoạn video ngay trên Asha 311 với các định dạng MPEG-4, AVI và 3GP, bao gồm cả các file Xvid/Divx với độ phân giải lên tới 480 x 640 pixel.
Nokia tặng miễn phí cho người dùng 60 game Java từ hãng EA bên cạnh những trò chơi cơ bản của Nokia. Angry Birds cũng được cài sẵn, và nó chạy ở tốc độ khung hình đủ để chơi được.
Grean Farm và Angry Birds trên Asha 311
Chất lượng cuộc gọi
Có thể khẳng định chắc chắn Asha 311 là một chiếc điện thoại, và mở rộng ra thì là một thiết bị để truy cập vào Internet hay xem phim. Đó là lý do chất lượng cuộc gọi lại đóng vai trò quan trọng tới thành công của nó. Tôi đảm bảo người dùng sẽ phải hài lòng với âm thanh tự nhiên và rõ ràng phát ra từ loa thoại, cho dù người gọi đến đang đứng trong một môi trường nhiều tiếng ồn. Nếu như bạn có phát hiện ra một điều gí đó bất thường, thì có thể là loa thoại phát ra âm lượng hơi lớn hơn một chút.
Pin
Là một điện thoại thông thường, Asha 311 cũng có thời lượng pin dài hơn. Cục pin của nó có dung lượng 1110 mAh cho thời gian gọi liên tục với kết nối 3G lên tới 6 tiếng và với kết nối 2G là 14 tiếng.
Kết luận
Chúng ta đã cùng nhau xem xét mọi khía cạnh của Nokia Asha 311, nhưng chúng tôi vẫn phải thừa nhận mức giá mới là vấn đề quan trọng nhất. Chiếc điện thoại này có giá vào khoảng $120 đến $140 tùy thuộc vào đánh giá của từng thị trường.
Những mẫu điện thoại như Samsung Galaxy Y (bán với giá khoảng $130), Galaxy Pocket (khoảng $115), LG Optims L3 ($140) có mức giá tương tự hoặc thấp hơn Asha 311, nhưng lại đưa bạn đến v
ới mảnh đất smartphone với hàng ngàn ứng dụng hữu ích, chứ không chỉ giới hạn trong một vài ứng dụng Java như trên Asha.
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không muốn sử dụng smartphone, thì chiếc Samsung Star 3 $100 là lựa chọn khả thi khác, với mức giá hợp lý và hoạt động gần như tương tự với Asha.
Về phần mình, Asha 311 không phải một chiếc điện thoại tồi, nó khá nhạy – tuy bạn có thể đôi lúc cảm thấy bị ‘lag’, - đồng thời đi kèm với giao diện Series 40 hoàn toàn mới và cũng không quá đắt. Nhưng thật không may mắn, nó lại không có một thế giới của riêng mình. Trước những mẫu smartphone nhiều tính năng hơn, có vẻ như Asha 311 đã xuất hiện sai thời điểm, trễ tới 2 năm.