Nên ăn gì khi bị suy nhược cơ thể ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước
Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không muốn làm việc… là những dấu hiệu cơ thể bị suy nhược. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược có thể do làm việc quá tải, bị sốc tâm lý, môi trường quá ồn ào ô nhiễm...

Suy nhược cơ thể, bạn đã từng mắc?
Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.

Nhiều người suy nhược cơ thể nặng còn bị đau bụng; đau ngực; phù; ho kéo dài; tiêu chảy hoặc táo bón; thiếu máu do thiếu sắt; chóng mặt; nhịp tim không đều; đau tai; đau hàm; mỏi hàm; buồn nôn; nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm; sụt cân; tâm lý dễ trầm cảm; khó tính; cáu kỉnh...
Hầu hết các triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu sau đó nhiều bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn, một số khác không thể phục hồi và đa số không lấy lại được sức khỏe như ban đầu.
Dinh dưỡng khi suy nhược cơ thể
Lựa chọn chế độ ăn uống điều độ và khoa học là cách để nhanh chóng lấy lại sức khỏe khi cơ thể suy nhược. Nên ăn 3 bữa chính/ngày, xen lẫn 2 bữa ăn phụ và tuyệt đối không được bỏ bữa. Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường lớn. Chú ý ăn nhiều chất xơ rau, củ quả. Thời gian phục hồi ăn uống sẽ không có cảm giác ngon, khó ăn khó nuốt và thực phẩm trong thời gian này khi chế biến nên ăn loãng, dễ tiêu. Bên cạnh đó việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng là rất cần thiết cho người cần phục hồi sức khỏe.

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng để bạn lựa chọn nhưng hãy lưu ý trong lúc cơ thể suy kiệt, hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hiệu quả, dễ bị dị ứng. Vì thế khi mua nên lưu ý các thành phần có trong sản phẩm đó ví dụ đậu nành, FOS… rất phù hợp bởi đạm đậu nành dễ tiêu hơn, ít chất béo bão hòa có hại.

Hiện nay CaloSure là sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng được nhiều người cao tuổi, người mới ốm dậy được tư vấn khuyên dùng. Khi cơ thể mệt mỏi chán ăn, chỉ cần 2 ly CaloSure 200ml mỗi ngày sẽ giúp bổ sung năng lượng thiếu hụt. CaloSure còn đảm bảo cung cấp đầy đủ 8 loại axit amin không thay thế cùng với các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Sản phẩm đặc biệt nhất với những người không dung nạp được Lactose, do sử dụng nguồn nguyên liệu là protein đậu nành thay thế sữa bò không có Lactose nên tránh được tình trạng tiêu chảy thường gặp ở những đối tượng này. Người suy nhược cũng thường gặp những vấn đề tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… CaloSure được bổ sung FOS có tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích vi khuẩn có lợi, kìm hãm vi khuẩn có hại giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa thường gặp. Do sử dụng chất béo thực vật, CaloSure hoàn toàn không có Cholesterol thành mạch, giúp phòng tránh các bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Đề phòng suy nhược cơ thể
Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày bạn phải đối mặt với rất nhiều việc xảy ra từ công việc ở cơ quan đến việc gia đình, vợ chồng, con cái… đều cần phải giải quyết. Vậy để tránh bị stress ảnh hưởng đến sức khỏe hãy luôn tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, thoải mái, lạc quan. Thuốc lá và rượu luôn là kẻ thù của sức khỏe hãy nói không với các chất kích thích. Sau một ngày bận rộn hãy cho mình một khoảng thời gian ngắn để thư giãn, nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tập thể dục cho cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày.
jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.

Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.

Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:

- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học:Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc.

- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời:Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.

- Ăn theo thời gian biểu:Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.

- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ:Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.

- Tránh xa rượu và thuốc lá:Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.

- Cắt giảm lượng cafein:Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn:Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.

Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

suynhuoc.jpg
Bạn sẽ làm gì khi cơ thể bị rơi vào tình trạng suy nhược?

Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.

Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:

- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học:Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả vàngũ cốc.

- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời:Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.

- Ăn theo thời gian biểu:Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.

- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ:Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.

suynhuoc1.jpg
Hãy tránh xa rượu, thuốc lá và nên cắt giảm lượng cafein và đường cho cơ thể

- Tránh xa rượu và thuốc lá:Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.

- Cắt giảm lượng cafein:Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3:Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn:Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.