Khi trẻ em bị ho nên kiêng ăn gì?

Bé nhà tôi mới được 6 tháng. Mấy hôm nay nắng nóng nên tôi cho bé nằm điều hòa, sau đó tôi thấy bé có biểu hiện khò khè, chảy nước mũi và ho.

Tôi có cho bé uống thuốc rồi. Xin hỏi khi trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước
Khi trẻ bị ho, chế độ ăn uống dành cho trẻ rất quan trọng để mau hồi phục. Theo các lương y đầu ngành trẻ bị ho là do phổi bị nhiệt gây ra, do đó trẻ cần ăn những thức ăn thanh nhiệt cơ thể. Sau đây hướng dẫn các bậc cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị ho đúng cách.

Khi trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Nhiều trẻ nhỏ bị ho suốt thời gian dài mà ba mẹ cứ chạy chữa mãi cũng không giải quyết được triệt để. Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc hi vọng vào tác dụng của những viên thuốc đắt tiền mà quên đi chế độ ăn uống chính là thủ phạm khiến căn bệnh ho mãi không thể khỏi dứt điểm.

Dưới đây là những thực phẩm nên loại bỏ khỏi khẩu phần ăn cho dù ho với bất kì 1 nguyên nhân nào.

Khi trẻ bị ho, không dùng thực phẩm để lạnh

Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Không dùng đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Ho là do phổi bị nóng gây ra. Ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.

Không dùng thực phẩm chiên, rán

Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Khi trẻ bị ho, không dùng tôm, cua, cá

Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Tuyệt đối không ăn đậu phộng, hạt dưa, sô cô la khi bị ho

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.

Không dùng thực phẩm bồi bổ

Khi bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Không ăn quýt khi bị ho

Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Không dùng dừa, mía

Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.

Trẻ bị ho nên ăn gì?

Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu có lợi cho trẻ bị ho: Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

Nước đu đủ hiệu quả trong điều trị ho: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

Trẻ bị ho điều trị bằng nước lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

Nước hoa cúc vạn thọ điều trị ho ở trẻ em: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Trẻ bị ho nên trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

Cháo tía tô cũng có tác dụng điều trị ho: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.