Nên ăn gì khi bị cúm vậy các bạn?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Bánh Sandwich Bánh sandwich có chứa nhiều protein và nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Mặc dù có thể ăn chúng lúc này bạn không thấy hấp dẫn và ngon miệng nhưng việc ăn bánh sandwich có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Hãy thử cho thêm sốt cranberry để tăng hương vị món ăn. Nước ép rau quả Tự làm nước ép rau quả hoặc và ăn một vài loại hoa quả sẽ là một hành động giúp hồi phục cúm nhanh nhất. Hãy uống một ly nước trái cây, rau quả sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy chất chống oxy hoá và tăng cường nước cho cơ thể chống lại cúm. Soup gà Với tác dụng nuôi dưỡng các tế bào và Hydrat hóa nên một số bằng chứng khoa học cho rằng súp gà có thể giúp chữa bệnh và chống viêm nhẹ. Các nghiên cứu cũng khẳng định súp gà nóng có thể cải thiện khả năng của lông mi, lông mũi để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Tỏi Nếu bạn không ngại ngần về mùi tỏi nồng nặc, bạn hãy sử dụng thật nhiều tỏi khi bị cúm nhé. Hãy nhớ bổ sung tỏi làm gia vị cho các món ăn, đặc biệt là súp. Tỏi là một loại kháng sinh có tính chất kích thích miễn dịch nên làm giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi do cúm một cách nhanh chóng. Gừng Khi bạn bị đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy thì gừng là một vị thuốc sẵn có trong nhà có thể sử dụng để làm dịu những triệu chứng này. Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp chống viêm. Hãy thử ăn gừng tươi, ăn gừng ở dạng bột hoặc uống nước gừng nhé Trà nóng Từ lâu trà được biết đến là một loại cây thuốc quý có chất chống ô xy hóa giúp đấu tranh chống lại bệnh tật. Xông mũi bằng nước trà xanh nóng có thể giúp đỡ giải tỏa sự tắc nghẽn ở mũi. Hoặc thêm một thìa mật ong, chanh sẽ giúp giảm viêm họng. Chuối Bạn có thể ăn chuối bằng cách thái lát, nghiền nát, hoặc ăn toàn bộ quả chuối để giảm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Chuối, gạo, sốt táo, bánh mỳ nướng thường là những loại thực phẩm đầu tiên mà các bác sĩ khuyến khích mọi người ăn nhiều khi đang hồi phục sau bệnh cúm, bệnh dạ dày … Bánh mỳ nướng Mặc dù bánh mỳ nướng thường được sử dụng khi bạn đã hồi phục sau cúm thì nó vẫn rất quan trọng ngay cả khi đang cúm. Nếu có thể, bạn hãy ăn bánh mì nướng nhé vì chúng là thực phẩm tiện lợi nhất khi bạn đang chiến đấu với những khó chịu của bệnh tật. Hơn nữa, bạn cũng có thể ăn bánh mỳ nướng với súp gà ăn liền hoặc giúp giảm đói khi dạ dày của bạn không thể ăn uống nhiều. Thay thế những đồ uống Nếu sự ngon miệng đã trở lại với bạn sau khi bị cúm, hãy thử thay thế đồ uống một cách phong phú để đảm bảo rằng bạn đang nhận được nhiều chất dinh dưỡng và calo thích hợp. Hãy sử dụng những thức uống này với ít nhất 6 gram protein và có ít đường. Ví như hương vị dâu tây, sô cô la có thể giúp bạn nhận được nhiều các vitamin thiết yếu, các chất dinh dưỡng và calo hấp dẫn hơn. Theo Afamily
philatop_85
philatop_85
Trả lời 14 năm trước
[b]Các món ăn giúp giải cảm[/b] Thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa có thể khiến bạn nhức đầu, hay bị cảm cúm… Xin giới thiệu những bài thuốc đơn giản từ các loại rau củ rất dễ tìm như: gừng, hương nhu, kinh giới, tía tô, hẹ… có thể giúp giải cảm. Các món ăn giúp giải cảm Viết bình luậnLưu bài này [b]Bài 1. Ngũ Thần lang[/b] Chế biến: Kinh giới 10gam, lá tía tô 10gam, lá chè xanh 6gam, gừng tươi 10gam, đường đỏ 30gam. Cho tất cả vào trong một cái ấm, đổ nước xâm xấp, sắc khoảng 10 phút là được. Rót ra bát dùng nóng cho ra mồ hôi. Công dụng: Điều trị cảm mạo, đau người, không ra được mồ hôi. [b] Bài 2. Nước đường – gừng[/b] Chế biến: Gừng tươi 10gam, đường đỏ 15gam. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái sợi, cho vào cốc to, rót nước sôi vào, đậy nắp, hãm trong 5 phút. Dùng lúc đang còn nóng, uống xong vào giường đắp chăn cho ra mồ hôi. Công dụng: Chữa cảm mạo (giai đoạn mới bắt đầu, người sốt, cảm giác lạnh), chữa khan tiếng, viêm họng. [b] Bài 3. Nước hương nhu[/b] Chế biến: Hương nhu 10gam, hạt đậu côve 5gam. Hương nhu thái nhỏ để riêng. Đậu cove rang vàng tán bột. Cho hai thứ trên vào bình thủy, rót nước sôi, đậy nắp thật kín, hãm trong một giờ. Uống thay nước chè hàng ngày. Công dụng: Giải cảm, điều trị đau nhức đầu, khó chịu trong ngực, mệt mỏi, đau bụng, miệng nôn ẹo… [b] Bài 4. Kẹo bạc hà[/b] Chế biến: Bột bạc hà 30gam, đường trắng 500gam, dầu ăn vừa đủ. Cho đường trắng vào nồi, đổ ít nước, đun nhỏ lửa, đến khi đường đặc dính cho bột bạc hà vào khuấy đều, đun tiếp đến khi kéo lên thành sợi. Đổ đường ra đĩa sứ to có phết dầu ăn, đợi nguội bỏ ra, cắt thành kẹo. Công dụng: Giải cảm gió, tán nhiệt, đau nhức mắt, họng sưng đau. [b] Bài 5. Sữa bò, gừng, hẹ[/b] Hoa của cây hẹ. Chế biến: Hẹ 250gam, gừng tươi 25gam, sữa bò 250gam. Hẹ rửa sạch, thái vụn, cho vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước. Gừng rửa sạch thái sợi, vắt lấy nước. Đổ hai thứ nước trên vào nồi, cho sữa bò vào, đun nhỏ lửa đến khi vừa chớm sôi thì được. Uống lúc nóng. Ngày 2 lần. Công dụng: Giảm ho, điều trị phong hàn, viêm loét dạ dày mạn tính, đau bụng.
philatop_85
philatop_85
Trả lời 14 năm trước
[b]Bạn đừng chê món cháo hành là quê mùa vì nó cực kỳ hữu dụng khi bạn bị cảm lạnh. Lấy hành tăm cả rễ 20 g, gừng tươi 10 g, gạo nếp 50 g, nấu cháo ăn rồi trùm chăn nằm, khi mồ hôi ra đều thì bỏ chăn ra, lau khô thân mình, hết sức tránh gió.[/b] Dân gian có nhiều món ăn giải cảm, sử dụng cho từng thể bệnh khác nhau: [b] Thể phong hàn [/b] Bệnh nhân sốt nhẹ, rất sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, đau nhức các cơ khớp, tắc mũi nặng, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho, khạc đờm trắng loãng, không khát nước hoặc khát nhưng thích uống nước ấm. Gừng tươi 10 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, thái chỉ rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, chế thêm đường đỏ, uống nóng, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi. Rau mùi 15 g, hành tươi 15 nhánh, gừng tươi 9 g. Ba thứ rửa sạch, thái nhỏ sắc trong 10 phút, bỏ bã, uống nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Gừng tươi 25 g, cà rốt 50 g. Gừng tươi thái chỉ, cà rốt cắt miếng, hai thứ đem sắc trong 15 phút, lấy nước, chế thêm đường đỏ, uống nóng. [b] Thể phong nhiệt[/b] Bệnh nhân sốt cao, hơi sợ gió và lạnh, có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, ho khạc đờm dính hoặc vàng, họng đau, mũi tắc, chảy nước mũi vàng hôi, miệng khát muốn uống. Bạc hà tươi 30 g (nếu khô dùng 10 g), gạo tẻ 60 g, đường phèn vừa đủ. Đem bạc hà sắc trong 5 phút, bỏ bã lấy nước; cho gạo vào nồi ninh thành cháo, khi chín đổ nước sắc bạc hà vào đun một lát là được, chế thêm đường phèn, chia ăn 2 lần trong ngày, ăn nóng. Dưa hấu và cà chua lượng vừa đủ. Dưa hấu gọt bỏ vỏ, thái nhỏ, ép lấy nước; cà chua luộc qua, bóc bỏ vỏ, nghiền nát rồi đổ nước dưa hấu vào, quấy đều rồi chia uống vài lần. Rau cải bẹ 3 cây, hành củ cả rễ 2 củ, lô căn 10 g. Ba thứ rửa sạch, sắc trong 20 phút, lấy nước uống. Công dụng: tân tán giải biểu, thanh nhiệt trừ thấp.