Nguyễn Đức Nghĩa - tội trạng hay hoàn cảnh gia đình?

Tòa phúc thẩm đã xét xử vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng do Nguyễn Đức Nghĩa gây ra xôn xao trong mấy tháng vừa qua. Nhận định Nghĩa giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ hình phạt, trưa nay tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án tử hình với bị cáo.

Trên các báo mạng, có nhiều người cho rằng nên nhân đạo và giúp cho mẹ Nghĩa được sống bớt đau buồn khi cha của Nghĩa vừa qua đời vì tai nạn giao thông tuần trước, nhưng cũng có nhiều người cho rằng nên minh bạch và công bằng, tội ai làm người ấy chịu. Bạn có cân nhắc tội trạng và hoàn cảnh gia đình của nạn nhân không? Nếu là tòa án, bạn có đưa ra cùng một kết luận xét xử như tòa phúc thẩm không?

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Tôi là 1 người sống thiên về tình cảm,việc y án tử hình dành cho NĐN là đúng với tội trạng ,đúng với pháp luật. Nhưng nghĩ đến tình trạng hiện giờ của mẹ NĐN, tôi cứ thấy thương .

Có lẽ nào có thể giảm án xuống cho NĐN thành chung thân vĩnh viễn (bởi trong quá trình thụ án, sự lao động,sản xuất ,cải tạo của NĐN cũng sẽ góp phần nào có ích cho xã hội ).Việc sống trong tù cả cuộc đời như vậy có khi còn có ý nghĩa và tác dụng tâm lý nhiều hơn với NĐN so với việc dành cho NĐN cái chết..


Cách thứ 2 nghe có vẻ hơi trẻ con,là cho NĐN sống và cải tạo cho đến khi mẹ anh ta mất đi, thì anh ta cũng sẽ nhận bản án tử hình ...


Dù sao thì quyết định vẫn là ở tòa án...đây chỉ là nơi để trưng cầu ý kiến của mọi người, nhất là giới trẻ trong vấn đề xã hội thôi mà...

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bạn có nghĩ và có nghe câu tâm sự của kẻ ở trong tù rằng : 1 ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại hay không? Cho nên theo tôi nhận thấy không cần tử hình Đức Nghĩa cũng răn đe và lấy đó làm tấm gương cho người đời học hỏi tránh vết xe đỗ ở đằng trước , còn tử hình Đức Nghĩa rồi thì không còn gì để bàn nữa , và ông bà ta thường nói : Chết là hết , không còn biết đau khổ dày dò , và lương tâm Đức Nghĩa không còn ray rức bởi việc làm hung ác vừa qua của Đức Nghĩa !
Ở trong tù Đức Nghĩa mất hoàn toàn tự do , mất hoàn toàn quyền lợi của 1 con người ...có lúc Nghĩa cảm thấy là Nghĩa như là một con vật , không hơn không kém . Muốn gặp mẹ phải chờ 1 tháng , nhiều khi mẹ Nghĩa không có tiền đi thăm nuôi , thì Nghĩa thiếu thốn sống khổ sở trong tù , có khi Nghĩa còn bị anh em bạn tù đập nhừ tử mỗi ngày , lúc đó Nghĩa cảm thấy sống không bằng chết , nhưng không được chết phải sống đền tội ở trong tù , như vậy có khổ hơn là bị chích thuốc để chết không?

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước
Pháp luật là công bằng ! Bản án là đúng người đúng tội !
Không lẻ nhân đạo theo kiểu dùng cái chết của người cha thay cho con???
Bác gái (mẹ N.) cùng một lúc phải chịu 2 nỗi đau đối với người phụ nữ quả là khó vượt qua. Rồi đây bác gái sẽ sống một mình nhưng tôi tin họ hàng, chòm xóm sẽ không ai bỏ mặc bác. Sự ra đi của cha N. là sự không may, án tử hình của N. là hình phạt cho tội ác man rợ, chúng ta cần tách biệt hai chuyện này.
Không thể chỉ nghĩ đến hoàn cảnh gia đình N. mà muốn bác Ba (cha nạn nhân) tha thứ ngay,con người nào phải thánh .Cũng phải nghĩ tới nỗi đau của gia đình nạn nhân. Đứa con gái yêu thương đột ngột chết thảm, bị sát hại dã man. Người cha phải lặn lội ,vất vả mấy trăm cây số trong bao ngày mới tìm được phần thân thể còn lại của con. Đau lắm ! N. đã mang nỗi đau tới cả 2 gia đình. Không thể đo đếm xem nỗi đau nào lớn hơn, chỉ có sự công bằng mà thôi.
Không phải cứ nhất thiếc để cho kẻ giết người mất nhân tính này sống mới có thể chuộc tội. Lúc gây án, liệu anh ta có rung tay hay chỉ là kẻ máu lạnh. Anh ta toan tính từ trước (giấu dao sau giá sách), dùng dao đâm chết, chặt đầu và đầu ngón tay nạn nhân bỏ vào túi vứt xuống sông ( những tình tiết tưởng như chỉ có trong phim kinh dị Mỹ). Thật quá ghê rợn! Hoàn toàn không phải là hành vi nông nổi. Hành động của anh ta không xứng với cái tên được cha mẹ đặt kì vọng - Đức Nghĩa. Thật uổng cho bao tri thức mà anh ta được dạy.
Nếu còn chút gì đạo đức và nghĩa với đời thì tôi nghĩ N. nên tự nguyện hiến xác. Một thanh niên khỏe mạnh, N. có thể cứu sống bao mảnh đời bất hạnh khác. Đây là cách anh chuộc tội với đời.
Đây là sự cảnh tỉnh, nhắc nhở lối sống buôn thả của giới trẻ ngày nay. Nếu ngày đó, Linh dứt khoát với tình cũ thì không phải trả giá bằng tính mạng. Nếu ngày đó, Nghĩa biết sợ tội ác sẽ gây ra thì không có kết cục này. Tất cả rồi sẽ qua, mọi người và dư luận dần sẽ quên nhưng nỗi đau sẽ còn đó. Chỉ mong sau này không còn bi kịch nào như bi kịch này.
biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Nếu là tòa án tôi vẫn kết luận xét xử đúng như tòa phúc thẩm đã tuyên với Nguyễn Đức Nghĩa!

Đất nước có pháp luật, chúng ta phải thượng tôn pháp luật, luật không có quy định cha chết con được tha tử hình (nếu làm ngược lại vô hình chung pháp luật khuyến khích các bậc cha mẹ tự tử à?), càng không có quy định là con trai độc nhất được miễn án tử hình.


Hoàn cảnh gia đình thì ai cũng có, gia đình nạn nhân đang đau khổ vì mất con, gia đình Nghĩa cũng biết rằng với tội trạng của con mình như vậy cũng sẽ mất con nên "còn nước còn tát" và tìm mọi cách để cứu con, điều đó là lẽ thường vì cha mẹ lo cho con không có gì sai, nhưng luật pháp không có chỗ cho tình cảm riêng tư.


Dư luận có kêu gọi miễn án tử cho Nghĩa thì cũng phải nghĩ đến công bằng cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh và bản thân cô ấy, cô ấy cũng có quyền của mình, mọi người nên nhớ cô ấy cũng là con người!


Qua theo dõi báo chí và các ý kiến của độc giả của các báo, tôi thấy có nhiều ý kiến kêu gội miễn án tử cho Nghĩa tương đương với người đồng ý với bản án đã tuyên , tôi cho rằng điều này là bất bình thường với dư luận xã hội hiện nay, đó là còn rất nhiều người trong xã hội ta hành xử các quan hệ xã hội theo cảm tình cá nhân, điều này là nguy hiểm cho xã hội nói chung và quyền của cá nhân nói riêng. Xã hội sẽ ra sao nếu mọi người hành xử theo tình cảm riêng tư mà không tính đến lợi ích chung?


Tình cảm, tình nghĩa giữa con người với nhau là điều tốt, rất tốt nhưng phải được áp dụng đúng nơi, đúng chỗ chứ nó không được đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật.


Nhìn vào vụ án của Nghĩa chúng ta cũng phải nhìn lại các vụ án khác, nhiều người đã bị tử hình tôi còn nhẹ hơn Nghĩa nhưng người ta vẫn bị tử hình, vậy ai là người đòi lại quyền lợi cho những người đã bị tử hình đó? Dư luận có làm được điều đó không?


Lý do nhân đạo cuối cùng mà pháp luật có thể đưa ra lúc này, theo tôi, là nhà nước nên hoãn thi hành án tử hình Nghĩa một thời gian cho người thân của anh ta lấy lại cân bằng trước cái chết của người cha. Mất 2 người thân cùng lúc chắc mẹ Nghĩa không chịu nổi, tôi cho là vậy.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Tội của Nghĩa thì không cần phải bàn, vấn đề là tại sao hàng năm vẫn có rất nhiều tội phạm giết người bị tử hình nhưng tội phạm này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Như vậy án tử hình với mục đích răn đe lại dường như không có tác dụng răn đe. Và chỉ vài năm sau, chẳng ai còn nhớ đến Nghĩa và tội ác dã man này nữa (trừ một số người liên quan)
Nếu để Nghĩa sống mà không thể làm gì hại cho xã hội, sống mà cảnh tỉnh được cho một vài người từ bỏ được ý định giết người thì cũng nên xem xét.
Ví dụ mẹ Nghĩa giờ đây không có chỗ dựa tinh thần, tự nhiên chán sống mà làm điều gì đó như trả thù người khác, trả thù xã hội thì chẳng phải án tử hình lại gây tác hại cho xã hội đó sao. Nếu Nghĩa chung thân chẳng hạn thì có phải là dư luận vẫn còn được nhắc đến Nghĩa và quá trình phạm tội.
Nhiều thiếu niên là con ngoan trò giỏi, nhưng khi rời vòng tay cha mẹ thì lại rơi vào con đường lầm lỗi bởi quá nhiều cám dỗ xã hội như nghiện game, ma túy, cờ bạc, chạy theo lối sống buông thả. Rồi đến một ngày lại trở thành tội phạm nguy hiểm cho xã hội, và bị loại khỏi xã hội.
Nếu xét về mức độ nguy hại cho xã hội thì chỉ làm hại cho một vài gia đình, trong khi đó còn nhiều loại hình tội phạm khác làm hại hàng trăm nghìn gia đình, làm hại nhiều thế hệ mà vẫn vô tội hoặc rất nhẹ. Chính vì vậy mà các nhà làm luật và thi hành luật cần xem xét trên khía cạnh xã hội rộng hơn khi quy định các tội phạm tử hình.

tun oi
tun oi
Trả lời 13 năm trước

Theo tôi áp dụng hình phạt cao nhất là loại bỏ vĩnh viễn Nguyễn Đức Nghĩa ra khỏi đời sống xã hội là đúng người đúng tội . Còn cha của Nghĩa không may gặp TNGT tử nạn thì tôi nghĩ HĐXX cũng đã có cân nhắc về vấn đề này để có thể giảm bớt 1 phần nào tội trạng của Nghĩa , nhưng nếu vì xét đến hoàng cảnh gia đình mà làm vậy thì lấy đâu để răng đe tội ác nữa .Bị cáo Nghĩa là 1 người có thể nói là có 1 tương lai rất sáng lạng vậy mà. Nếu tôi là chủ tọa phiên tòa có thể tôi sẽ tuyên chung thân cho Nghĩa vì mẹ Nghĩa đã rất đau khổ vì trong 1 thời gian ngắn bà đã mất đi 2 người thân mà mình yêu thương nhất , tôi nghĩ nghị lực sống của bà ấy đã không còn . đó là ý kiến của tôi . Xin hết..

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước
Nên cho nghĩa một con đường sống vì nghĩa đã ăn năn khi gia đình nghĩa có nhiều bất hạnh xảy ra..Đối với gia đình nạn nhân cũng gặp nhiều bất hạnh như gia đình nghĩa nhưng sự việc đã xảy ra bây giờ có tử hình nghĩa đi chăng nữa thì nạn nhân cũng không thể sống lại được. mong gia đình nạn nhân hãy có lòng vị tha va suy nghĩ lại có lẽ linh hồn của nạn nhân cũng mong thế.HÃY SUY NGHĨ CHO NGHĨA NHA .THƯƠNG CHO MỘT NGƯỜI MẸ cũng thương cho gia đình nhưng hãy cứu sống một người đã biết lỗi của mình.theo tôi với mức án trung thân đối với nghĩa la cũng đủ rồi ...


pqy
pqy
Trả lời 13 năm trước

Thực tình, tôi rất chua chát cho bà Chuân, vừa mắt chồng, và 1 tuần sau sẽ lại mất con trai. Thật khốn nạy thay cho thân người phụ nữ này. Tôi thấy tội cho bà quá, tội ác của Nghĩa gây ra, anh ta phải trả giá, nhưng đúng như lời 1 bài báo nhận xét: "nạn nhân của ND Nghĩa không chỉ có Linh..."
Thời gian 1 tuần cho Nghĩa để gửi đơn xin ân xá từ Chủ Tịch Nước, chỉ là thủ tục mà thôi. Mình chưa từng thấy có ai đó bị tuyên tử hình, mà có thể được Chủ Tịch Nước ân xá bao giờ. Cơ hội cho Nghĩa chỉ là 0,009 % . Trong toán học sai số này được cho là 0 nhưng đối với trường hợp của Nghĩa 0,009 % là nguồn hy vọng mong manh, cuối cùng của bà mẹ khốn khổ. Trong thâm tâm tôi mong cho hy vọng của bà Chuẩn sẽ thành hiện thực, thực ra mức tù chung thân cũng đã là quá nặng rồi; tôi mong nghĩa thoát chết, không phải vì thông cảm cho Nghĩa, mà là vì tôi thương người đàn bà khắc khổ đã sinh ra Nghĩa mà thôi; nhưng nếu ông Triết từ chối thì cũng đáng cho tên sát thủ máu lạnh này.
Một người chết, thêm người thứ 2 vừa chết và sắp thêm một người thứ 3 phải chết. Nỗi đâu chồng chết nỗi đau, tội ác của Nghĩa là không thể dung tha nhưng khi Nghĩa chết rồi thì Linh có sống lại được không? Gia đình ông Ba (bố nạn nhân) sẽ thõa mản và nghĩ rằng Linh sẽ ngậm cười nơi chính suối khi Nghĩa chết chăng? Khi Nghĩa chết rồi thì tội lỗi của Nghĩa sẽ được xóa sạch ư? Không biết được; nhưng chắc chắn một điều sẽ có thêm người đàn bà bất hạnh là mẹ Nghĩa sẽ sống mòn mỏi cho đến chết; hoặc cũng có thể bà sẽ "đoàn tụ cùng Nghĩa và chồng" khi không thể chịu được nổi đâu này.
Người chết thì cũng đã chết, đau khổ thì gia đình ông Ba và bà Chuân cũng đã quá đau khổ, như thế vẫn chưa đủ và chúng ta muốn gây thêm đau khổ cho nhau? Con người ai cũng phải một lần chết; rồi đây Nghĩa cũng phải chết, bởi trên đời không có thuốc Trường Sinh, chúng ta biết chắc chắn rằng rồi một người nào đó (dù sớm hay muộn) Nghĩa cũng phải lìa xa cõi đời này; nghĩa là Nghĩa phải chết, dù ta không cần tuyên án tử hình hay giết Nghĩa; nên giờ hãy cho nhau một cơ hội, ông Ba nên cho gia đình bà Chuân 1 cơ hội cuối cùng, và cũng cho chính bản thân ông một cơ hội để ông không cảm thấy bị dằn vặt khi Nghĩa bị tử hình (bời quyền sống hay chết của Nghĩa là nằm trong tay ông; chứ không phải Pháp Luật); dù hiện giờ ông rất đau khổ khi nghĩ đến cái chết của con gái mình; hãy để Nghĩa gậm nhấm nỗi đau và tội ác này trong 4 bức tường lạnh lẽo; đó cũng là cách trừng trị thích đáng, vừa nhân đạo vừa mang tính răn đe. Ông Ba đã đau khổ đến tận cùng khi mất con gái; nên mong ông cũng hiểu được nỗi lòng làm mẹ của bà Chuân...
Nhưng cho dù ông Ba không đồng ý, thì ta cũng không thể trách ông ấy được.

gj
gj
Trả lời 13 năm trước

Thực ra ai cũng hiểu nghĩa của câu: Giết người đền tội!

Nhưng theo tôi thì Pháp luật VN nên bỏ án tử hình đi!


Một số nước đã áp dụng rồi chỉ còn 1 số, trong đó có cả Mỹ thì không muốn bỏ án tử hình trong khung hình phạt của pháp luật.


Suy cho cùng thì sau khi phạm tội, dù hậu quả cực kì nghiêm trọng nhưng nếu đem cái chết của tội nhân ra mà chuộc lỗi thì kết quả là ai sẽ sống lại? Nhìn cho thực tế trong xã hội thì có tử hình xong thằng này cũng sẽ có thằng khác phạm tội tiếp. Để răn đe và giúp dục con người không phải chỉ có cách tước quyền sống của người ta là giải quyết hết. mà phải ở cách giáo dục tư cách ngay từ đầu, đừng chờ MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG. Ý thức con người không thể thay đổi được chỉ vì 1 cái án tử của 1 tội nhân. Vì những kẻ làm liều, chúng không sợ chết.


NĐN muốn sống không phải vì anh ta sợ chết, mà vì anh ta còn nhân tính, còn tình thương với cha mẹ. trong khi xã hội còn có biết bao kẻ chúng giết người xong, chúng không cần biết đến sự đau lòng của người thân , thì có thể tự sát là hết. Tử hình là quá nhẹ để răn đe, và quá nặng nếu xét về nhân tính.


Ai cũng quý mạng sống, anh ta không coi trọng mạng sống của người khác, nhưng hậu quả đã dạy anh ta hiểu được sự mất đi con cái đau khổ như thế nào với gđ, cha mẹ...


Nếu giết anh ta thì đúng là mạng sống con người chả có ý nghĩa nữa.

Vì dù anh ta có tội lỗi như thế nào thì điều quan trọng là anh ta nhận ra cái gì? Và sau đó dư luận nhận ra cái gì? Giết là hết, vài ba tháng thì chả ai nhớ đến mà răn đe? Nhưng sống thì sẽ nhiều người phải thấy.

Đôi khi sống mới là địa ngục. Nhưng dù sao còn giữ được niềm hy vọng sống cho ít nhất 1 người khác vô tội ( mẹ N)


Đó chính là điều để cảnh tỉnh xã hội.


Sự dày vò với người sống sẽ đau khổ gấpn ngàn vạn lần, còn giết đi thì giải thoát cho họ khỏi sự dày vò rồi, mà hơn nữa con người sống trên đời đâu chỉ có 1 mình họ, còn bao mối liên hệ xung quanh: nào là cha mẹ, máu mủ ruột thịt nữa chứ.

Một người chết đi thì xong nhưng người thân ở lại sẽ đau khổ như thế nào.

Có đôi khi sự đau khổ cũng khiến con người ta không cần sự sống nữa! Vậy thì xã hội phát triển theo nguyên lý: Mâu thuẫn -Đấu tranh - phát triển như thế nào đây?

Sai thì phải có cơ hội sửa để mà phát triển chứ, sai mà chặn cụt đường thì ai cũng vào ngõ cụt và tìm về sự kết liễu hết...

Pháp luật gì cũng nên đúng cả về tình và lý!



Nạn nhân chết- tất nhiên gđ người thân phải đau khổ rồi, nhưng nếu thêm 1 gia đình nữa cũng đau khổ vì mất con thì xã hội này chỉ toàn là đau khổ và đau khổ...


Nếu ai có tâm Phật sẽ hiểu: Tội NĐN gây ra dù có chết xuống thì vẫn phải đền tội ở cõi khác, mà sống thì anh ta cũng phải dày vò đến cuối đời. Nhưng nếu chết thì cũng không ai được gì hết? Mà người bị mất thì nhiều hơn. Nhưng nếu cho NĐN con đường sống thì cả đời cải tạo trong tù của anh ta sẽ góp phần cảnh tỉnh xã hội. Ý nghĩa giáo dục sâu sắc hơn.

Nợ máu đền = máu thì quá đơn giản, nhưng Cha mẹ L mất L thì đau, chẳng lẽ cha mẹ N mất con thì ko đau? Tội ai đấy chịu , đúng, nhưng tội N mà gđ N chịu nhiều hơn..., giết N xong thì gđ Linh hả cơn giận nhưng L ko sống lại được. N chết. thế là có thêm bao người phải đau khổ vì 2 mạng người đó.

Theo cá nhân tôi thấy là như thế: Trên đời này có hai loại người đáng quý: 1: KHÔNG BAO GIỜ CÓ TỘI LỖI, và 2 là : CÓ TỘI MÀ BIẾT NHẬN RA TỘI LỖI ĐỂ CẢI TẠO VÀ GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐỒNG LOẠI.

Nhưng ai cũng biết loại người thứ nhất: đến nay chưa tìm thấy.

Túm lại: Để răn đe thì án tử hình sẽ là quá nhẹ ( vì hiệu quả không thực tế chết là hình thức đơn giản và nhanh bị lãng quên nhất, lại còn không có lòng vị tha, từ bi nữa)

Chết xử = chết thì = 2 cái chết

fh
fh
Trả lời 13 năm trước

Đương nhiên là phải tử hình.còn như bạn nào đó nói tử hình có thể gây phản tác dụng,theo tôi là sai hoàn toàn.chính bởi vì những người như bạn mà xã hội ta chưa co thể có những hinh phạt đủ nghiêm khắc,qua đó tao thành công tác dụng trấn àp tâm lý kẻ sắp phạm tội.bây giờ tha Nghĩa.tù được chục năm lại xin ân xá,trở về.thề thì những kẻ thủ ác chỉ thấy co 1 ít năm để loại bỏ người khác thôi,sự trả giá quá nhẹ nhành.phải làm sao cho chúng thấy,suy nghĩ được như Nghĩa:khi đâm người khác tức là đã tự kết liễu bản thân mình,100%.như thế thì luật mới thực sự mang tính răn đe.
Còn riêng về Nghĩa,tôi nói thế này.cổ con người ta rất là chắc,ko phải dễ gì mà cắt rời được.huống gì còn thêm các đầu ngón tay.nếu như lời Nghĩa nói,mất ngủ nhiều đêm liền,rõ ràng là dối trá.nếu yếu tim như vậy thì làm sao có thể tiến hành cả 1 quà trình man rợ như vậy được?
Nghĩa đã ko thành khẩn,ko thật lòng,để che dấu đi con quỷ có thể làm tất cả phục vụ cho chỉ bản thân mình thôi.