Hà Nội có nên xây đường trên cao để giảm ùn tắc ko??

Mình đi làm toàn bị tắc đường, muốn xây thêm đường trên cao đi cho rộng, ko bị tắc nhưng sợ xấu, ý kiến các bạn thế nào?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Đề xuất cách giải quyết ùn tắc[/b] Vấn đề ách tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay rất bức xúc. Một trong những nguyên nhân trong đó là cách thức, phương pháp giải quyết còn chậm chạp. Do các cơ quan không cương quyết phối hợp giải quyết từ đầu. Do đó tôi xin có một số đề xuất và tôi nghĩ sẽ phần nào giải quyết được tình trạng đó: 1. Không cấp phép xây các tòa nhà cao tầng ở khu trung tâm, phố cổ. Vì hạ tầng giao thông, đường xá hiện nay không thể mở rộng thêm, nếu có thể mở rộng thì đền bù quá tốn kém. Chỉ cấp phép xây nhà cao tầng ở phía ngoài các khu đô thị mới, xa khu trung tâm như ở Nhân Chính, Phạm Hùng, quận Long Biên, Nam Thăng Long, Từ Liêm. 2. Quy định ôtô chỉ được phép đi hàng 1 hoặc 2 như cách làm của Sài Gòn hiện nay. Tôi đã đi công tác trong đó và thấy dù có tắc đường nhưng ý thức chấp hành giao thông trong đó tốt hơn ở Hà Nội. Hiện nay ở Hà Nội ôtô đi hàng 3-4 hoặc nếu đường rộng hơn thì họ đi hết phần đường dành cho xe máy, dẫn đến xe máy hoặc là lên vỉa hè hoặc đi lung tung lẫn lộn giữa ôtô và xe máy. 3. Lắp camera giao thông như các làm của Singapore, sẽ giảm căng thẳng cho cảnh sát giao thông. Phạt được triệt để do phạt nguội tức là sẽ gửi phiếu phạt đến nhà, không gây cản trở giao thông do không phải dừng xe lại để xử phạt. 4. Xử phạt thật nghiêm bất kỳ ai vi phạm giao thông, theo tôi nghĩ nguyên nhân gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn, lộn xộn như hiện nay là do dân ta nhờn luật, có nghĩa là có vi phạm cũng không bị phạt, vì nhiều khi người vi phạm quá đông, cảnh sát giao thông thì ít, rồi nếu dừng xe để phạt sẽ gây cản trở giao thông. Tôi từng biết có những người khi ở nước ngoài chấp hành luật giao thông rất tốt nhưng khi về VN thì lại vi phạm, không chấp hành luật và tôi cũng đã chứng kiến người nước ngoài cũng vi phạm luật giao thông khi tham gia ở Hà Nội vì họ hùa theo, vì họ lẻ loi nếu chấp hành đúng luật. Nếu luật giao thông hiện nay chưa cho phép phạt nguội thì tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần kiến nghị để sửa luật. Nếu chủ xe cũ đã bán mà không chịu sang tên thì cứ chủ cũ mà phạt, lúc đó nhà nước sẽ làm được 2 việc một lúc, phạt đúng người và bắt buộc chủ cũ khi bán xe phải sang tên. ( ĐINH NGỌC THUẤN )
tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước
Không mới, nhưng phải chọn lựa... Đường trên cao không phải là mới vì nhiều nước đã làm! Nhưng vấn đề là cân nhắc để lựa chọn đường nào, đoạn đường nào thì có thể làm đường trên cao với những lợi thế mà nhiều người đã nhìn thấy... Ví dụ đường từ sân bay Nội Bài về Mai Dịch - Linh Đàm - cầu Thanh Trì - Gia Lâm - cầu Phù Đổng nên làm đường trên cao. Quốc lộ 5 mới không nên làm nữa vì tốn đất nông nghiệp, khó triển khai mà nên làm đường trên cao luôn. Đường cầu Nhật Tân - Bưởi - Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy thì nên cân nhắc vì quá gần trung tâm Hà Nội, ảnh hưởng mỹ quan ... Vấn đề giảm ùn tắc là việc dịch chuyển ngay các trường đại học , trung học, trường nghề, bệnh viện, viện khoa học, cơ quan quản lý ra khỏi trung tâm Hà Nội về các vùng đất mới nhập vào Hà Nội. Thêm vào đó, để mọi người còn thấy được "dáng vẻ Hà Nội xưa" thì đừng ngay việc cải tạo xây dựng nhà cửa, đường xá... trong khu vực vành đai 2 trở vào! Các khu đô thị đã có phải hoàn thiện đồng bộ những dự kiến ban đầu như: sân thể thao, bãi đỗ xe, bưu điện.... Các sự kiện văn hóa của thành phố cần được tổ chức ở những khu dân cư mới, có vậy trung tâm Hà Nội mới trở về đúng dáng vẻ của nó! (Nguyễn Thanh Hà )
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Hoàn toàn ủng hộ Tôi tuy không phải được đào tạo từ gốc kỹ sư xây dựng hay kiến trúc, nhưng có may mắn được đào tạo ở mấy nước phương Tây trong thời gian vài năm. Thật sự tôi phấn khởi khi được nghe chủ trương này. Cuối cùng thì các quan chức có thẩm quyền cũng đi đến giải pháp mà không chỉ các nước đã phát triển, mà Singapore, Thái Lan cũng áp dụng từ lâu. Nói gọn lại thì thế này: Đó là giải pháp tốt nhất trong cả gói (gồm nhiều giải pháp khác nhau: giáo dục ý thức, cải thiện chất lượng đường hiện có, điều hoà dân số) Tôi thấy hoàn toàn không có vấn đề gì về mỹ quan đô thị. Đơn giản thủ đô rất nhiều nước văn minh đã làm rồi. Rất duyên dáng là đằng khác. (Trần Lan Hương)
biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước
Xây cầu, xén hè để làm chi? Có xây thêm 100 cầu nữa thì vẫn tắc đường, có xén vỉa hè thì đường vẫn tắc. Tất cả là do ý thức người tham gia giao thông cả thôi, theo tình hình hiện nay thì khoảng 10 năm nữa đến người đi bộ cũng bị tắc đường đừng nói là xe. Đây là bài toán quy hoạch tổng thể không phải bài toán giải pháp tình thế như thế này, từ việc giãn dân, đến chuyển các trường đại học, các văn phòng công sở, đến ngập lụt, mở rộng đường, các tuyến giao thông công cộng như tàu điện, xe bus, chấn chỉnh lực lượng cảnh sát giao thông, tuyên truyền luật giao thông đến từng người, áp dụng nghiêm luật giao thông, nâng mức phạt gấp 10, 20 lần hiện nay thì có tắc nhưng đảm bảo sẽ hiệu quả.
lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước
Tôi không đồng tình Tôi mong UBND TP Hà Nội cần xem xét kỹ lưỡng hơn chủ trương xây đường trên cao, theo tôi xây đường trên cao là không phù hợp với giao thông đô thị và tiềm ẩn quá nhiều bất cập cũng như mất an toàn lâu dài ngoài ra mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta đã từng bịt ngã 4 và chỉ sau ít ngày thì biện pháp này đã biểu lộ khá nhiều bất cập tuy nhiên để thông lại một ngã tư thì dễ để trả lại cảnh quan cho một công trình đường trên cao thì không còn là chuyện đơn giản. Mặt khác trong quá trình xây dựng thì tắc nghẽn giao thông và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của một số lớn dân cư. Tôi mong UBND thành phố hãy cân nhắc kỹ lưỡng phương án này, nên chăng ta chỉ làm cầu vượt qua các ngã 3 ngã 4 để tránh giao cắt trên cùng mặt phẳng. ( Lương Văn Hưng )
roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
Nên áp dụng song song các giải pháp khác Theo ý kiến của tôi, việc xây đường trên cao là hợp lý trên một số tuyến đường, nút giao thông. Tuy nhiên nếu chỉ quá lạm dụng giải pháp trên thì ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan đô thị mà chưa giải quyết triệt để lưu lượng giao thông và sự lộn xộn ùn tắc trên nhiều tuyến đường, việc xây dựng phải kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác. Một biện pháp tôi thấy hiệu quả cao tại các nước khác là nước ta cần tập trung nhanh và mạnh đến việc xây dựng tàu điện ngầm, giảm thiểu một lượng lớn phương tiện giao thông như hiện nay. (LNN)
gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước
Tàu điện ngầm Theo tôi giải pháp chống ùn tắc giao thông là nên dần dần xây dựng hệ thống tàu điện ngầm. Mặc dù biết đây là phương pháp tốn kém nhưng nên quy hoạch và làm theo từng giai đoạn ngay từ bây giờ. Nếu bạn đã có dịp đi du lịch hay công tác ở Singapore hay Hong Kong thì sẽ thấy được sự tiện lợi của phương tiện này, mỗi người dân đều sử dụng nó và đồng nghĩa với việc không cần mỗi người có một chiếc xe máy như ở ta. Khi ra khỏi tàu điện ngầm thì họ sẽ dùng các phương tiện khác như xe bus để di chuyển đến những nơi tàu điện ngầm không đi qua. Tàu điện ngầm sẽ giảm thiểu được một lượng lớn phương tiện giao thông đi lại trên đường và là phương pháp tối ưu để chống ùn tắc giao thông. Theo tôi UBND Hà Nội nên thị sát một chuyến, cụ thể là hãy tự đi tàu điện ngầm ở nhưng thành phố này để học tập. Không nên xây dựng đường trên cao vì có xây thêm đường mà số phương tiện giao thông không có phương pháp hạn chế thì sẽ vẫn tắc đường như thường. Hãy làm tốt phương tiện giao thông công cộng cụ thể là tàu điện ngầm để người dân bỏ các phương tiện cá nhân.
ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 14 năm trước
Đây là chủ trương đúng đắn Đến bây giờ Hà Nội mới có dự án xây dựng đường trên cao là quá chậm, tuy nhiên chậm còn hơn không. Một đô thị phát triển cần có hạ tầng giao thông đô thị xứng tầm. Chúng ta hãy nhìn các nước bên cạnh, đường trên cao họ đã xây dựng từ lâu và tạo nên một nét mỹ quan riêng cho mỗi thành phố. Tôi thấy các bạn phản đối chủ trương này là thiển cận, muốn giải quyết bài toán ùn tắc hiện nay thì không cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người tham gia giao thông và chính quyền. Việc xây dựng đường trên cao và hệ thống tàu điện ngầm thể hiện một đô thị phát triển, điều đó xứng tầm với một thủ đô như Hà Nội. Tôi hy vọng Hà Nội sớm có nhiều dự án như thế này hơn nữa. ( Thành Xuân )
pqy
pqy
Trả lời 14 năm trước
[b]Lẽ ra phải làm từ lâu rồi[/b] Đây là biện pháp có thêm đường lưu thông mà rất nhiều thành phố lớn tại các nước đã và đang phát triển như Tokyo, Seoul, Thượng Hải, Bangkok...đang áp dụng. Những thành phố này tôi đều có dịp đến, và họ làm rất nhiều đường trên cao để tránh giao cắt, hơn nữa tốc độ lưu thông cũng đạt rất cao. Ngoài ra tôi đang ở Bỉ, thủ đô Brussels cũng mang nặng ảnh hưởng kiến trúc châu Âu nhưng cũng có nhiều đoạn đi trên cao ở đường vành đai. Để tránh mất mỹ quan và giảm tiếng ồn thì ở hai bên thành đường trên cao nên lắp các tấm chắn bụi cao khoảng 2m như tôi thấy ở Thượng Hải. Bạn Lương Văn Hưng nói "không phù hợp với giao thông đô thị và tiềm ẩn quá nhiều bất cập cũng như mất an toàn lâu dài ngoài ra mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng" là quá chung chung, rồi bạn chỉ dẫn ví dụ về bịt ngã tư chả liên quan gì đến nhau cả. Thế nào là mỹ quan đô thị? Bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng để xây những con đường đắt nhất hành tinh với hàng trăm ngôi nhà mặt đường siêu mỏng, siêu méo, màu sắc như xếp hình lego thì có gọi là mỹ quan đô thị không ạ? Tất nhiên việc xây đường trên cao không thể áp dụng tràn lan mà nên áp dụng ở các tuyến đường vành đai hoặc ra sân bay, nối với quốc lộ, đường cao tốc khác. Trong hoàn cảnh Hà Nôi vẫn chưa có tàu điện ngầm hoặc đường sắt nội đô thì đường trên cao là một biện pháp hiệu quả để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ngày một nghiêm trọng hiện nay. ( Vu Thai )
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Hoa
Trả lời 12 năm trước

giảm otô đi vào thành phố thì hết tắc ngay ý mà.