Đánh giá chi tiết chất lượng ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Dù đã sở hữu 1 hệ thống nền tảng chipset Intel P67 mới và mạnh mẽ, tuy nhiên hiệu năng mang lại vẫn chưa làm hài lòng bạn? Thêm RAM, nâng cấp đồ họa, thậm chí thay cả vi xử lý cao cấp hơn nhưng phần hiệu năng tăng cường không xứng đáng với số tiền bỏ ra? Hãy nghĩ đến 1 thành phần khá quan trọng trong việc tăng hiệu năng tổng thể của hệ thống: ổ cứng. Việc thay thế 1 ổ cứng cơ (HDD) giao tiếp SATA thông thường bằng 1 giải pháp lưu trữ có tốc độ nhanh hơn như SSD sẽ tăng tốc thực thi hiệu năng, cải thiện đáng kể tốc độ của máy.

ADATA đã gửi đến thử nghiệm tại vozLabs 1 ổ SSD mới của hãng thuộc 500 Series: model S511 60GB giao tiếp SATA 6Gbps.

Dù đã sở hữu 1 hệ thống nền tảng chipset Intel P67 mới và mạnh mẽ, tuy nhiên hiệu năng mang lại vẫn chưa làm hài lòng bạn? Thêm RAM, nâng cấp đồ họa, thậm chí thay cả vi xử lý cao cấp hơn nhưng phần hiệu năng tăng cường không xứng đáng với số tiền bỏ ra? Hãy nghĩ đến 1 thành phần khá quan trọng trong việc tăng hiệu năng tổng thể của hệ thống: ổ cứng. Việc thay thế 1 ổ cứng cơ (HDD) giao tiếp SATA thông thường bằng 1 giải pháp lưu trữ có tốc độ nhanh hơn như SSD sẽ tăng tốc thực thi hiệu năng, cải thiện đáng kể tốc độ của máy.

ADATA đã gửi đến thử nghiệm tại vozLabs 1 ổ SSD mới của hãng thuộc 500 Series: model S511 60GB giao tiếp SATA 6Gbps. Hôm nay vozExpress sẽ cung cấp cho bạn đọc 1 cái nhìn tổng quát về tốc độ của mẫu SSD SATA 6Gbps đến từ nhà sản xuất Đài Loan này.

Thông số kỹ thuật

Tổng quan

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps được đóng gói trong 1 chiếc hộp giấy cứng màu trắng, tương đối nhỏ gọn. Mặt trước hộp in rõ logo “con chim xanh” của ADATA, SSD 500 Series S511 và có 1 cửa sổ nhỏ cho thấy dung lượng ở phần decal trên SSD.

Mặt sau hộp đựng là giới thiệu sơ lược về S511 với 11 thứ tiếng: SSD 2.5 inch, ECC, wear leveling, SATA, chống sốc, tiêu thụ năng lượng thấp, thời gian lưu trữ dữ liệu lâu dài. Khá khiêm tốn ở 1 góc nhỏ là quảng cáo về hiệu năng đọc ghi tuần tự của sản phẩm, tương ứng đến 550MB/s và 500MB/s.

Bên trong hộp là 1 khung bằng bìa nhựa trong chứa S511 SSD, ngoài ra phụ kiện đi kèm gồm 2 giấy hướng dẫn sử dụng (cách cài đặt nhanh và cách dùng phần mềm di chuyển dữ liệu cũ sang SSD mới), 1 adapter chuyển từ 2.5 inch sang 3.5 inch, ốc vít đủ dùng.

Nhân vật chính: ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps, sản xuất tại Đài Loan, model AS511S3-60GM, mã số cùng tem bảo hành.

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps có kích thước 2.5 inch nhỏ gọn, vỏ ngoài bằng nhôm xước sơn đen khá đẹp và chắc chắn, tuy nhiên khối lượng khá nhẹ. Các góc cạnh ở mặt trên SSD đều được bo tròn an toàn, tuy nhiên cạnh ở phần nối phía mặt dưới vẫn còn hơi sắc.

Cổng kết nối SATA 6Gbps, hoàn toàn không thấy gì khác biệt so với SATA 3Gbps, tuy nhiên băng thông lại tăng gấp đôi.

Chi tiết

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps sử dụng các chip nhớ MLC NAND Flash cùng điều khiển SandForce đời mới. Con chip điều khiển được sử dụng là SandForce SF-2281 (model SF-2281VB1-SDC), có thể tương tác trực tiếp với các module flash mà không cần bộ nhớ đệm (buffer), vì thế bo mạch của các SSD này không tốn quá nhiều diện tích cho RAM. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của sản phẩm, góp phần trong việc giảm kích thước PCB (cũng là kích thước ổ đĩa) xuống thấp hơn nữa.

Điều khiển SandForce, khác với các điều khiển khác, có khả năng ghi vào bộ nhớ flash với dung lượng ít hơn so với các đối thủ, bằng cách sử dụng khả năng nén theo thời gian thực. Điều khiển SandForce thay vì lưu dữ liệu thật sự, lại thay thế bằng 1 hình thức đại diện của dữ liệu đó nhờ sử dụng 1 phân vùng của bộ nhớ NAND Flash có sẵn. Đây cũng là lý do mà SandForce controller không cần nhờ vả đến sự giúp đỡ của bộ đệm. Tham khảo bài viết Bộ nhớ flash và đôi điều cần biết, ta thấy con số write amplification cần phải càng nhỏ càng tốt, và điều này đã được thực hiện nhờ SF-2281 cùng khả năng nén dữ liệu thời gian thực. Ghi đại diện dữ liệu, thấp hơn so với dữ liệu thật, kết quả là giá trị WA nhỏ hơn 1, tăng tuổi thọ SSD.

SandForce SF-2281 có thiết kế 8 kênh, có khả năng hỗ trợ tốc độ đọc ghi tuần tự lên đến 500MB/s, vị chi mỗi kênh có tốc độ truyền tải là 62.5MB/s. SF-2281 cũng hỗ trợ TRIM, lấy đi vài GB dung lượng lưu trữ cho nén dữ liệu thời gian thực như bạn thấy ở phần chip nhớ: chúng ta có 8 con chip nhớ dung lượng 8GB, tuy nhiên tổng thể chỉ sử dụng được 60GB.

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps, như đã nói, trang bị 8 chip nhớ MLC NAND Flash với dung lượng 8GB mỗi chip. Sản phẩm sử dụng IC Intel 29F64G08AAME1, block size 2MB+112KB, page size 8KB+448B, hỗ trợ ECC 24bit, sản xuất trên tiến trình công nghệ 25nm.

Các chip nhớ MLC thông thường có vòng đời khoảng 10,000 lần ghi xóa, bằng 1/10 so với chip SLC (khoảng 100,000 lần ghi xóa), tuy nhiên các chip nhớ MLC NAND Flash 25nm này lại có vòng đời còn 1/2, chỉ 5,000 lần. Theo 1 số nguồn tin cho biết các chip nhớ MLC NAND Flash 25nm sử dụng cho consumer này có tuổi thọ chỉ khoảng 3000 lần mà thôi.

Tuy nhiên bạn đừng vội thất vọng, với vòng đời khoảng 3000 lần ghi xóa, tuổi thọ của 1 chiếc SSD vẫn hơn hẳn so với bất kỳ ổ cứng cơ học nào trên thị trường. Sử dụng cẩn thận kết hợp với chức năng bảo vệ mức độ “wear” của chính ổ đĩa, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm cho dữ liệu của mình.

Cấu hình thử nghiệm

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbpd được thử nghiệm trên 3 cấu hình khác nhau với tổng cộng khoảng 5 lần thử, tuy nhiên các phép thử lặp lại có chọn lọc. Dưới đây là 3 cấu hình thử nghiệm:

Cấu hình 1:

  • Mainboard: EVGA X58 SLI3
  • CPU: Intel Core i7-980X
  • RAM: G.Skill PI 6GB DDR3-1600
  • VGA: GIGABYTE GeForce GTX 465

Cấu hình 2:

  • Mainboard: GIGABYTE P67A-UD7
  • CPU: Intel Core i7-2600K
  • RAM: G.Skill 2GB DDR3-1600
  • VGA: GIGABYTE Radeon HD 4350

Cấu hình 3:

  • Mainboard: GIGABYTE 990FXA-UD7
  • CPU: AMD Phenom II X6 1100T
  • RAM: G.Skill 2GB DDR3-1600
  • VGA: GIGABYTE GeForce GTX 570

Vậy có điểm gì khác biệt giữa 3 cấu hình thử nghiệm trên? Khác biệt nhất đối với ADATA S511 chính là điều khiển SATA 6Gbps. Ở cấu hình 1, mainboard EVGA X58 SLI3 với chip cầu nam ICH10R không hỗ trợ SATA 6Gbps, do đó nhà sản xuất dùng điều khiển Marvell 88SE9123 (trên lưng chip là 88SE9128, tuy nhiên Device ID cho thấy con số 9123); cấu hình 2 có 2 cổng SATA 6Gbps do Intel P67 điều khiển, 2 cổng khác do Marvell 88SE9128 điều khiển; cấu hình 3 sử dụng AMD, do đó điều khiển SATA 6Gbps phụ thuộc vào cầu nam SB850.

Qua các phép thử và kết quả, hi vọng bạn đọc sẽ rút ra được liệu khi sử dụng ổ SSD trong hệ thống, nền tảng nào sẽ là tối ưu nhất. Tuy nhiên mọi thứ đều chỉ là tương đối, bạn chắc sẽ khó lòng nhận ra được khác biệt rõ ràng.

Các phép thử được thực hiện trên Windows 7 Ultimate 64bit, sử dụng các phần mềm miễn phí gồm: HD Tune, HD Tach, CrystalDiskMark, ATTO Disk Benchmark, AS SSD và Iometer. Tùy chọn của từng phần mềm đều được để theo mặc định, nếu có thay đổi đều được ghi chi tiết.

HD Tune 2.55

HD Tune là 1 công cụ miễn phí đa chức năng dành cho ổ cứng, có thể sử dụng để đo tốc độ truyền tải dữ liệu, nhờ biểu đồ có thể thấy được độ ổn định, kiểm tra sức khỏe ổ cứng (tính năng S.M.A.R.T.), kiểm tra lỗi và xem thông tin chi tiết.

Marvell 88SE9123 vs Marvell 88SE9128

Intel P67 vs AMD SB850

HD Tach 3.0.4.0

Một chương trình benchmark phần cứng cấp thấp, đo đạc tốc độ đọc ghi truy cập ngẫu nhiên dành cho các thiết bị lưu trữ. HD Tach sử dụng các trình điều khiển thiết bị tùy chỉnh cùng các giao diện cấp thấp khác của Windows nhằm bỏ qua càng nhiều lớp phần mềm càng tốt, đo đạc khá chính xác hiệu năng vật lý mà thiết bị có thể đạt được.

Marvell 88SE9123 vs Marvell 88SE9128

Intel P67 vs AMD SB850

CrystalDiskMark 3.0

Đây là 1 ứng dụng để đo hiệu suất lý thuyết của ổ cứng. Thông thường người dùng sẽ để các tùy chọn ở mặc định và thực hiện benchmark, tuy nhiên điều này sẽ làm cho kết quả thu được khác biệt khá xa so với kết quả do nhà sản xuất công bố. Lý do là gì?

Trên cấu hình 1 (Marvell 88SE9123), bên trái là dữ liệu ngẫu nhiên (random – incompressible), bên phải là dữ liệu thô (raw – compressible)
Tương tự như trên nhưng thử nghiệm trên cấu hình 2, chipset Intel P67 điều khiển SATA 6Gbps

CystalDiskMark sử dụng các dữ liệu thô (raw) gồm 0/1 Fill có khả năng nén được (compressible) hoặc dữ liệu ngẫu nhiên không nén được (incompressible) để thực hiện thử nghiệm. Thông thường nhà sản xuất sẽ đo tốc độ bằng các dữ liệu thô có khả năng nén, do đó nếu người dùng thử nghiệm lại với dữ liệu ngẫu nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn thất vọng.

Marvell 88SE9123 vs Marvell 88SE9128

Intel P67 vs AMD SB850

Hiệu năng đọc ghi của sản phẩm khi đo bằng dữ liệu thô không khác biệt quá nhiều so với công bố của chính ADATA khi chạy trên nền hệ thống chipset Intel P67.

ATTO Disk Benchmark

Sử dụng dữ liệu thô và có thể nén để benchmark ổ cứng; các nhà sản xuất thường dùng ATTO Disk Benchmark để thử nghiệm ổ cứng của mình do ứng dụng dùng dữ liệu thô, cho kết quả tốt hơn khi dùng dữ liệu ngẫu nhiên – vốn thực tế hơn và kết quả thấp hơn kha khá.

Marvell 88SE9123 vs Marvell 88SE9128

Intel P67 vs AMD SB850

Chipset Intel P67 điều khiển SATA 6Gbps vượt trội hơn hẳn các chip điều khiển khác, đạt giá trị gần bằng mức quảng cáo của nhà sản xuất. Tốc độ đọc ghi của ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps rất đáng khen ngợi.

AS SSD Benchmark

Không giống ATTO Disk Benchmark, AS SSD sử dụng dữ liệu không thể nén được, do đó kết quả tương đối thấp.

Marvell 88SE9123 vs Marvell 88SE9128

Intel P67 vs AMD SB850

Do sử dụng dữ liệu ngẫu nhiên, thoạt nhìn vào kết quả này có thể khiến nhiều người cảm thấy thất vọng. Cá nhân tôi cảm thấy AS SSD dường như hơi cứng nhắc và quá khắt khe khi thử nghiệm.

Iometer read/write

Iometer là 1 công cụ benchmark mã nguồn mở, có thể dùng để chạy được khá nhiều phép thử khác nhau trên HDD hay SSD.

Random read 4KB IOPS: Intel P67 vs Marvell 88SE9128

Sequential read 4KB IOPS: Intel P67 vs Marvell 88SE9128

Random write 4KB IOPS: Intel P67 vs Marvell 88SE9128

Sequential write 4KB IOPS: Intel P67 vs Marvell 88SE9128

Nhìn chung trong các phép thử IOPS (tất cả tùy chọn đều để theo mặc định), chipset Intel P67 điều khiển SATA 6Gbps có hiệu năng IOPS đọc ghi ngẫu nhiên tốt hơn so với Marvell 88SE9128, tuy nhiên nếu so về hiệu năng đọc tuần tự, Marvell 88SE9128 đạt gần bằng mức quảng cáo của nhà sản xuất: 58,944 IOPS so với 60,000 IOPS; dĩ nhiên kết quả khác biệt còn do nhiều yếu tố khác tác động.

Kết luận

ADATA S511 SSD 60GB SATA 6Gbps là 1 sự lựa chọn trong rất nhiều sự lựa chọn trên thị trường khi người dùng muốn nâng cấp hiệu năng hệ thống. Sản phẩm có thiết kế gọn, nhẹ và chắc chắn, sang trọng với lớp vỏ nhôm xước sơn đen, có khả năng chống sốc đến 1500G, đồng thời nhờ vỏ bằng nhôm nên nhẹ hơn,giảm kha khá khối lượng khi bạn thay thế vào chiếc laptop dùng HDD cũ. S511 SSD sử dụng chip nhớ MLC NAND Flash 25nm thế hệ mới, điều khiển SandForce SF-2281 mới và giao tiếp SATA 6Gbps nên có thể mang đến hiệu năng tổng thể vượt trội cho hệ thống.

Qua các phép thử, S511 SSD đều thể hiện tốt, kết quả thử nghiệm không quá khác biệt so với quảng cáo của nhà sản xuất. Ổ đĩa có tốc độ đọc ghi nhanh, ấn tượng khi dùng đúng với giao tiếp SATA 6Gbps, giảm đáng kể thời gian khởi động máy, cài đặt, thực thi ứng dụng, tăng toàn diện hiệu năng. Ngoài ra, khi sử dụng SSD trong hệ thống, bạn không cần phải lo ngại vấn đề rung động hay sốc, những thứ “tầm thường” ấy không có bất cứ cơ may nào giết chết được SSD; hơn nữa, mức năng lượng tiêu thụ cũng giảm đáng kể nếu so với ổ cứng cơ HDD thông thường.

Theo voz