Trẻ có thể ăn trứng mỗi ngày được không?

Các mẹ ạ, bé nhà em năm nay được 3 tuổi, bé rất thích ăn trứng. Ngày nào cũng đòi ăn trứng hết, nếu không có trứng thì bé không chịu ăn cơm. Em không biết ngày nào cũng cho bé ăn trứng thì có được không? Một tuần nên ăn bao nhiêu quả trứng là đủ ạ?

Trịnh Tuệ Lâm
Trịnh Tuệ Lâm
Trả lời 8 năm trước

Nên cho trẻ ăn bao nhiêu trứng gà vịt trong 1 tuần là đủ hợp lý. Hầu như tất cả trẻ nhỏ đều thích ăn các loại trứng như trứng vịt trứng gà trứng cút… Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý không được chiều theo ý con mà cho trẻ ăn trứng thỏa thích. Trứng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng với điều kiện cần ăn đúng cách hợp lý an toàn nhất. Vậy cho trẻ ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Không chỉ có hàm lượng protein cao mà trong trứng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sự phát triển của bé như photpho, kali, canxi, vitamin A, vitamin B… Đặc biệt, trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholin, dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não trẻ. Trí não trẻ trong lứa tuổi từ 1-2 tuổi phát triển khá nhanh và nếu thiếu cholin trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào thần kinh, khiến trẻ bị giảm sút trí tuệ khi lớn lên. Ngoài ra, canxi và photpho có trong trứng sẽ giúp xương bé phát triển chắc khỏe hơn.

Cách cho trẻ ăn trứng hợp lý

Mẹ nên lưu ý liều lượng trứng và độ tuổi khi cho bé ăn:

  • Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: Mẹ chỉ nên cho bé ăn một nửa lòng đỏ mỗi lần và không nên cho bé ăn quá 2,3 lần một tuần. Không nên cho bé ăn lòng trắng trứng.
  • Trẻ từ 8- 12 tháng tuổi: Bé đã có thể ăn một lòng đỏ trứng gà mỗi bữa. Nhưng mẹ nên lưu ý chỉ nên cho bé ăn 3, 4 lần một tuần thôi nhé!
  • Trẻ hơn 1 tuổi đã có thể ăn 3 đến 4 trái trứng mỗi tuần. Tất nhiên bây giờ bé đã có thể ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trứng rồi.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu bé thích, mẹ có thể cho con ăn trứng mỗi ngày.

Trứng gà hay trứng vịt

Trứng gà: Hầu hết các gia đình Việt Nam sử dụng trứng gà như một thực phẩm chính trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. So với trứng vịt và trứng cút, hàm lượng vitamin A trong trứng gà cao hơn hẳn. Trứng gà rất thích hợp với các bé tiểu học và trung học. Vì trong trứng gà chứa rất nhiều vitamin A, rất tốt cho sự phát triển về thị lực của bé.

Trứng vịt: Hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng gà và trứng vịt tương đối giống nhau, song những vi chất có trong trứng gà thì vẫn tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng vitamin A và kẽm của trứng gà cao hơn trứng vịt. Ngoài ra, trứng gà còn chứa vitamin D trong khi trứng vịt thì hoàn toàn không có loại vitamin này. Ăn trứng vịt cũng gây khó tiêu hơn trứng gà nên mẹ vẫn nên ưu tiên cho bé ăn trứng gà nhé!

Trứng cút: Trứng cút trông có vẻ nhỏ bé nhưng hàm lượng dinh dưỡng có trong đó thì không kém trứng gà và trứng vịt đâu. Trứng cút nhỏ nhắn, rất thích hợp cho các bé mẫu giáo. Hơn nữa hàm lượng mỡ phốt phát khá cao trong trứng cút kích thích quá trình phát triển não của bé.

Một số lưu ý khi cho bé ăn trứng

  • Không nên cho bé ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống trong những thực phẩm nóng, vì vi khuẩn trong trứng có thể vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Nếu có thói quen cho con ăn trứng ốp la vào mỗi buổi sáng, mẹ nên chiên trứng với lửa nhỏ và thời gian lâu một chút nhé! Chiên trứng với lửa lớn sẽ làm lòng trắng bị cháy trong khi lòng đỏ lại chưa được chín kỹ, sẽ làm mất nhiều vitamin B mà lại không tiêu diệt được hết những vi khuẩn có trong trứng.
  • Khi luộc trứng, mẹ nên cho trứng vào từ ngay lúc đầu. Tránh để nước sôi mới cho trứng vào vì như vậy trứng dễ bị nứt, mất chất dinh dưỡng.

Nên cho trẻ ăn bao nhiêu trứng gà vịt trong 1 tuần là đủ hợp lý. Vậy là các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc trên rồi. Tuy trứng gà vịt rất tốt nhưng cần áp dụng đúng số lượng như trên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Không chỉ ngon miệng, trứng còn là một trong những thực phẩm có lượng chất đạm cân đối, đủ các axit amin, giàu vitamin, khoáng chất. Bác sĩ Lâm còn cho biết tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa. Vì vậy, đây là món ăn có thể xuất hiện thường xuyên trong thực đơn dành cho bé.

Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng này cho rằng cha mẹ không nên chiều theo sở thích mà cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Khi đó, trẻ dễ bị chướng bụng, không thể tiêu hóa hết năng lượng và phải đào thải ra ngoài, đôi khi dẫn đến hiện tượng phân sống. Hàm lượng protein cao trong thực phẩm này có thể khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gặp trục trặc do thận phải làm việc quá tải, gây ra hiện tượng táo bón.

Protein trong trứng không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol nên nếu trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.

Vì vậy, các mẹ cần lưu ý khi trẻ bắt đầu ăn dặm có thể thêm trứng vào thực đơn hàng nhưng với lượng vừa đủ. Cụ thể, từ 6-7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, 2-3 lần/tuần. Từ 1-2 tuổi trẻ có thể ăn được cả lòng trắng, khoảng 3-4 quả/tuần. 2 tuổi trở lên, bé có thể ăn một quả mỗi ngày.

Do hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, nên bác sĩ Lâm còn khuyến cáo các bà mẹ không được cho con ăn trứng sống hoặc đánh tan trong cháo nóng mà nên nấu chín. Bởi vi khuẩn có thể qua vỏ trứng xâm nhập bên trong, nếu còn sống, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.

Khi rán hoặc ốp la trứng các bà mẹ cũng nên lưu ý sử dụng lửa vừa, để món ăn chín đều và không bị cháy sém. Lòng trắng trứng khi bị cháy sẽ khó hấp thu, đồng thời tiêu hủy các vitamin tan trong nước như B1, B2.

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu các chất và tiêu hóa chỉ được 40%, luộc 100%, rán chín tới 98,5%, ốp la 85%, chưng 87,5%. Vì vậy, các bà mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn cách chế biến cho trẻ.

Đối với trẻ đang có vấn đề về đường tiêu hóa, thận, bác sĩ Lâm khuyên cha mẹ khi sử dụng trứng phải dựa trên tổng lượng đạm được cho phép.

Bên cạnh đó, dù trứng giàu đạm nhưng với những trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu, cha mẹ cũng chỉ được phép cho con ăn như bình thường (1 quả/1 ngày), và cần phải bổ sung các thực phẩm khác như sữa, thịt, cá, rau, củ quả.

Hứa San San
Hứa San San
Trả lời 8 năm trước

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, viatmin A, kẽm…
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, dễ rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, với bé lớn, bạn không nên bữa nào cũng cho con ăn trứng. Nếu bé quá thích ăn trứng thì bạn chỉ có thể cho con ăn một quả/ngày. Với bé 18 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn 3 – 4 quả trứng/tuần và ăn cả lòng trắng.
Khi chế biến trứng cho con, bạn không nên hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn. Bởi đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là Salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Khi luộc trứng, bạn nên cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng hoặc không chín lòng đỏ.