Cháu 6 tháng tuổi rồi mà chưa có cái răng nào như vậy là thiếu canxin nên mới mọc răng chậm đúng không?

nttrung83
nttrung83
Trả lời 16 năm trước
Bạn tham khảo bài viết của BS. Phan Nguyễn Thanh Bình - Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh [b]Để rǎng chắc khoẻ[/b] Việc hình thành và giữ vững bộ rǎng đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng hợp lý và chǎm sóc chu đáo suốt cuộc đời từ lúc thai nhi còn trong bụng mẹ cho đến lúc về già. Thời kỳ mang thai. Ngay từ trong bào thai, các mầm rǎng đã hình thành và phát triển cho đến khi trẻ sinh ra. Giai đoạn này bà mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu canxi sẽ tǎng cao hơn (1.200mg canxi nguyên tố mỗi ngày) so với bình thường. Nguồn chứa canxi tốt nhất là sữa và sản phẩm từ sữa (nên uống 400-600ml sữa/ngày), cá nhỏ nguyên xương, nghêu, sò, ốc, tôm, cua. [b] Thời kỳ rǎng sữa.[/b] Canxi đóng vai trò vôi hóa rǎng, giúp cho rǎng chắc khỏe. Vì vậy, các bà mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi sáng để nhận lượng vitamin D đủ cho việc hấp thu canxi từ thực phẩm đưa vào cơ thể. Việc sử dụng fluor cũng rất cần thiết để bảo vệ rǎng không bị sâu (fluor làm cho men rǎng cứng chắc hơn, hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn). Fluor có thể sử dụng trực tiếp tại chỗ bằng nước súc miệng, kem đánh rǎng có fluor. [b]Sự phát triển rǎng của bé.[/b] Mầm rǎng đầu tiên của bé được hình thành từ tháng thứ 5 của bào thai và bắt đầu mọc khi bé được 6 tháng tuổi. Bộ rǎng sữa của bé gồm có 20 cái, bé có thể mọc từng rǎng một, cũng có thể mọc một lúc nhiều rǎng, và thứ tự mọc rǎng thường là: 6-8 tháng tuổi mọc 4 rǎng cửa giữa; 7-11 tháng mọc 4 rǎng cửa bên; 10-16 tháng mọc 4 rǎng hàm số 1; 16-20 tháng mọc 4 rǎng nanh; 20-30 tháng mọc 4 rǎng hàm số 2. Để dễ nhớ có thể sử dụng công thức sau để tính số rǎng cho bé: Số rǎng = Số tháng tuổi - 4. Và quá trình vôi hóa rǎng sữa kéo dài đến 13 tuổi. Bé bắt đầu thay rǎng từ 6 tuổi, rǎng nào mọc trước sẽ thay trước, rǎng nào mọc sau sẽ thay sau. Rǎng vĩnh viễn gồm từ 28-32 cái và được hoàn tất lúc 22 tuổi. [b]Cách chǎm sóc rǎng cho bé[/b] Trong giai đoạn bào thai: - Mẹ cần được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết là 1.200mg mỗi ngày bằng cách uống mỗi ngày 400-500ml sữa, chú ý chọn những thực phẩm giàu canxi như: cá con ǎn nguyên xương, nghêu, sò, ốc, tôm, cua. [b]Thời kỳ rǎng sữa (từ 0-6 tuổi):[/b] ở thời kỳ này canxi cần thiết cho rất nhiều hoạt động tạo xương, đóng thóp, vôi hóa rǎng, vì vậy đáp ứng đủ nhu cầu canxi sẽ giúp rǎng trắng, khỏe. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi cho bé chủ yếu trong giai đoạn này. Các bậc cha mẹ cũng đừng quên cho bé ra tắm nắng mỗi buổi sáng từ 15-20 phút giúp cơ thể bé tạo đủ lượng sinh tố D cần thiết cho việc hấp thu canxi từ thực phẩm ǎn vào. Giữ vệ sinh rǎng miệng tốt sẽ giúp bé chống được bệnh sâu rǎng. Bé dưới 24 tháng được chà rǎng bằng 1 miếng gạc (vải mùng) hoặc khǎn lông với nước sạch, mỗi ngày 1-2 lần, lúc ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Bé trên 24 tháng mẹ có thể dùng bàn chải mềm và nhỏ phù hợp với lứa tuổi của bé để chải rǎng mỗi ngày 2 lần. Chỉ sử dụng kem đánh rǎng khi bé biết nhả kem ra, không nuốt vào, lượng kem mỗi lần dùng phải nhỏ hơn hạt đậu. Cha mẹ nên đánh rǎng cho bé đến khi 8-9 tuổi để bảo đảm đánh rǎng đúng, sạch. [b]Thời kỳ rǎng vĩnh viễn:[/b] Đây là giai đoạn có nhiều yếu tố nguy cơ đe dọa tới sự "bình yên" của rǎng, vì vậy việc chǎm sóc rǎng, bảo vệ rǎng khỏi các yếu tố nguy cơ là vô cùng cần thiết. Bệnh sâu rǎng và bệnh nha chu là hai bệnh hay gặp nhất trong giai đoạn này. Việc chǎm sóc và chải rǎng đúng cách có thể giúp phòng ngừa và hạn chế mất rǎng, đồng thời giúp rǎng mọc ngay ngắn, thẩm mỹ. Cần hạn chế ǎn quà vặt, nhất là thức ǎn có nhiều chất ngọt, dễ bám dính lên mặt rǎng như: kẹo mạch nha, chocolate, kẹo đậu phộng, đồ uống ngọt. Cần tránh các thói quen xấu có hại đến sự phát triển của hàm rǎng như cắn đồ vật, mút ngón tay. Nên khám rǎng 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh rǎng miệng, tránh tình trạng mất rǎng quá sớm.