Nhân sâm bổ như thế nào ?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mang tên sâm: từ trà sâm đến sâm nguyên củ, từ rượu bổ sâm đến nhiều loại thuốc chứa sâm… Điều người tiêu dùng quan tâm là sâm thật, sâm giả, sâm tốt nhiều, sâm tốt ít…. Vì thế xin được hỏi: Sâm bổ như thế nào? Có bao nhiêu lọai sâm? Ai dùng cũng được hay có kiêng kỵ gì không?

Phạm Quang Trung
Phạm Quang Trung
Trả lời 14 năm trước

Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập…

Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể mà đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một “điều phối viên” sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn, nhất là vào những “thời điểm nguy hiểm” để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Vì thế người còn trẻ chưa nên dùng sâm.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI SÂM?

Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương.

Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là:

- Hồng sâm: là những củ sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân sâm). Hồng sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng.

- Bạch sâm là sâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng sâm.

Ngoài ra còn có sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ… Tại Việt Nam, có hai loại sâm được sắp vào loại sâm thật, đó là sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là sâm K5 và sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại sâm này đang được nhiều người tín nhiệm.

CÁC DẠNG THUỐC SÂM

Ngoài sản phẩm hàng đầu là sâm củ, Hàn quốc tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm… Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa sâm.

Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực….

NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN SÂM

Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm nhưng thật ra không mang những dược tính của sâm và thường được dùng như là thuốc bổ trong y học dân tộc.

- Đảng sâm: thuộc họ hoa chuông (Camparulaceae) trong khi nhân sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), được xem là có thể thay thế nhân sâm nhưng giá lại rẻ.

- Sâm bố chính: thuộc họ bông vải (Malvaceae) có rễ giống hình người dễ nhầm với nhân sâm.

- Thổ cao ly sâm: thuộc họ rau răm (Fortulacaceae).

- Huyền sâm, sa sâm….

Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, có thể có củ giống hình người như nhân sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần…

“YẾU TỐ PHÁP LÝ” CỦA SÂM

Từ xưa đến nay, sâm vẫn được xem là loại thuốc quí, vì thế có rất nhiều loại thuốc thích kèm thêm tên “sâm” trong công thức để có giá trên thị trường. Những hình thức sau đây được xem là lừa dối người tiêu dùng:

- Bao bì vẽ hình nhân sâm nhưng thực chất không phải là nhân sâm.

- Trong công thức có nhân sâm nhưng hàm lượng không đạt theo tiêu chuẩn Dược điển (40 mg hoạt chất định chuẩn Ginsenosid G115 tương đương 200mg nhân sâm loại Panax ginseng).

Vì thế, nhiều sản phẩm có sâm được phép lưu hành trên thị trường đều ghi rõ loại sâm và hàm lượng trong thành phần công thức như: Ginsana G115 (Panax ginseng C.A. Meyer 100mg), Homtamin Ginseng (định chuẩn 40mg Korea Ginseng), Meko Pharmaton (40mg Panax Ginseng), Korea Ginseng Antler Extract Capsule (156mg tinh chất nhân sâm), Pharmaton (Ginseng G115 40 mg)…

Còn các loại sâm trôi nổi trên thị trường, ngoài cảm quan “có mùi sâm”, thì “có trời mới biết” đó là loại sâm nào, bao nhiêu tuổi và hàm lượng tinh chất còn lại…

VÀI LƯU Ý KHI DÙNG SÂM

Không cứ sâm mà cái gì cũng vậy, “bổ” không có nghĩa là “không bổ ngang thì cũng bổ dọc” với tất cả mọi người ai cũng như ai, bởi dùng không cẩn thận có người sẽ “bổ ngửa” chứ chẳng chơi.

Theo Đông y, nhân sâm thường kết hợp với một vài bài thuốc làm thức ăn bổ dưỡng cho người huyết áp thấp để làm tăng huyết áp. Vì vậy người cao huyết áp cũng như những người trẻ tuổi cần thận trọng khi sử dụng nhân sâm.

Cũng theo Đông y, sâm có tính hàn (lạnh). Vì vậy, những người yếu do “cảm mạo phong hàn”, đau bụng do “lạnh bụng”… không được cho dùng nhân sâm. Dân gian đã có câu chuyện về ông thầy lang đọc sách thuốc không đến nơi đến chốn và “phúc thống phục nhân sâm…” (“đau bụng cho uống nhân sâm…”) khiến bệnh nhân “tắc tử” – để cảnh báo chúng ta cũng là vì lẽ vậy.

Trả lời 13 năm trước

Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu thần kinh, còn với lượng lớn có tác dụng ức chế. Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay, chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Nó có thể chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.

Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, chống corticoid làm teo thượng thận.

Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên. Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào “lâm ba” và globulin IgM, do đó, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loài động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp tim (trên thực nghiệm). Đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, nhân sâm làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim; đối với suy tim, tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.

Nhân sâm còn có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận. Một nhóm nghiên cứu cho rằng, cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận.

Nhân sâm còn có tác dụng kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ.

Nó cũng có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.

Saponin nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình cholesterol cao trên động vật thì nhân sâm có tác dụng làm hạ. Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch.

Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

Khi nghiên cứu trên thỏ và chuột cho thấy, nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, gia tăng chức năng giải độc của gan. Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.

Độc tính của nhân sâm: nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5 ml/kg. Cho chuột nhắt uống nhân sâm theo liều lượng 100, 250, 500 mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường. Một nghiên cứu khoa học đã tiến hành tiêm vào dưới da chuột nhắt 1 ml dung dịch nhân sâm nồng độ 20%, kết quả cho thấy, sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc, nhưng cho uống thì độc tính rất ít.

Kết quả nghiên cứu dược lý

Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”.

Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng làm giảm mệt của nhân sâm, Lý Thời Trân trong sách “Bản thảo cương mục” (thế kỷ 16) có ghi: cho hai người cùng chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 – 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, còn người ngậm nhân sâm thở bình thường. Trong các năm 1949 – 1951, tại Nga, GS. Abramova làm thí nghiệm theo phương pháp: cho chuột nhắt lội nước và nhận thấy: nhân sâm có tác dụng làm đỡ mệt. Năm 1947, GS. Lazarev đã nghiên cứu và kết luận, nhân sâm có tác dụng làm hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể làm đỡ mệt. Năm 1955, Drake theo phương pháp của GS. Zacuxov đã chứng minh, với liều điều trị của nhân sâm có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh chuyển động của thần kinh, nhưng liều cao quá có thể gây hiện tượng quá trấn tĩnh.

Tác dụng trên huyết áp và tim: các nhà nghiên cứu Nga đã nghiên cứu nước sắc và cồn nhân sâm và kết luận, tác dụng của dung dịch nước và dung dịch rượu của nhân sâm như sau: dùng dung dịch 5%, 10% và 20% nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và mèo thấy tác dụng hạ huyết áp, nồng độ càng cao tác dụng ức chế trên tim càng mạnh, nhưng nếu nồng độ thấp thì co bóp tim mạch và số lần co bóp càng tăng. Do đó, họ đã kết luận, nhân sâm có hai hướng tác dụng trên thần kinh thực vật, liều nhỏ tác dụng như thần kinh giao cảm, liều lớn có tác dụng như thần kinh phế vị.


Nhân sâm có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau và thường được chọn làm quà tặng trong những dịp đặc biệt. Nhanh.vn xin giới thiệu một số Sản phẩm tiêu biểu từ Nhân sâm, được Nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc (Korea Ginseng)

1. Sâm nhung linh chi tổng hợp: 350.000 VNĐ

2. Cao hồng sâm (100gr): 500.000 VNĐ

3. Nước ép hồng sâm: 600.000 VNĐ

Liên hệ mua sản phẩm: Ms Tươi: 0934.533.101

4. Sâm củ khô ( 37,5 g): 600.000 VNĐ

5. Hồng sâm lát mật ong: 800.000 VNĐ

6. Cao hồng sâm (240gr): 1.000.000 VNĐ

Liên hệ mua sản phẩm: Ms Tươi: 0934.533.101

7. Sâm củ tẩm mật ong (loại 10 củ): 1.000.000 VNĐ

8. Cao hắc sâm ( loại 500g): 1.500.000 VNĐ

9. Sâm củ tẩm mật ong (loại 8 củ): 1.600.000 VNĐ

Liên hệ mua sản phẩm: Ms Tươi: 0934.533.101

10. Cao hồng sâm 120gr: 1.500.000 VNĐ

11. Cao sâm núi: 1.800.000 VNĐ

12. Cao hắc sâm ( loại 1 kg): 1.800.000 VNĐ

Liên hệ mua sản phẩm: Ms Tươi: 0934.533.101

13. Sâm củ khô 300gr: 2.500.000 VNĐ

14. Cao tăng lực Hồng Sâm Thượng hạng 6 năm tuổi: 3.000.000 VNĐ