Khi mang thai em bị đau lưng, có cách nào khắc phục ko?

Em có thai được 8 tuần, gần đây em bị đau vùng phía trên mong bên trái. Trong lần đi khám thai em có hỏi bác sỹ thì được trả lời là do xương chậu em nở ra gây đau. Nhiều khi em nằm xuống rồi thì ngồi dậy không nổi, trở mình cũng rất đau. khi đứng thì có phần đở hơn, nhưng chân trái cũng bị đau theo. Xin Bác sỹ chỉ giúp em cách điều trị hoặc làm giảm cơn đau và xin cho em hỏi tình trạng đau của em khi nào thì hết hay kéo dài suốt thai kỳ?

Em xin chân thành cám ơn!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Khi có thai, trọng tâm cơ thể chuyển hướng về phía thai và tử cung. Các thai phụ thường có tư thế sai để cân bằng trọng tâm như ưỡn bụng ra, lưng võng xuống, cơ bụng giãn, cơ lưng co gây cảm giác đau lưng. Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm đau lưng trong khi có thai: đứng đúng tư thế, đứng thẳng không ưỡn bụng quá mức; hạn chế đứng một chỗ lâu; chườm nóng hoặc tắm nước nóng; xoa bóp các cơ lưng; ngồi tư thế xếp bằng thường xuyên bằng giúp giảm căng các cơ lưng.

Thân mến.

Nguồn: webtretho

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu khi mang thai. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng... có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.

Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng và hơn nữa các hoocmon mà thai phụ tiết ra làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằn.

Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống, thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau lưng.

Song song đó, 1 vài hoocmon tiết ra khi mang thai có tác dụng làm cho da căng ra để sự trao đổi chất diễn ra và em bé có thể lớn lên được dễ dàng nhưng nó lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng. Cuối cùng khi đến kỳ sinh nở thì có 1 hoocmon khác được tiết ra càng lúc càng nhiều làm cho bọc ối vỡ ra và đứa bé có thể lọt lòng dễ dàng.

Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi. Dù vậy, vẫn có cách để phòng ngừa và làm giảm triệu chứng đau lưng ở phụ nữ khi mang thai.

1. Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

2. Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp: không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc.

3. Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, ngồi thẳng theo lưng ghế, nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng và cuối cùng là không nên mang các loại giày cao gót.

4. Không nên làm các việc nặng trong nhà, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp.

5. Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lộ...) một cách thường xuyên.

Cần chú ý‎ nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân, ngay cả trong trường hợp cơn đau kéo dài thì hãy mau chóng đến bác sĩ để theo dõi đúng lúc.

Biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ cơn đau:

1. Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi.

2. Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống, và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

khi mang thai, dường như tất cả trọng lượng cơ thể dồn vào lưng của thai phụ. Dưới đây là khuyến nghị nhằm giúp các bà mẹ tương lai phòng ngừa và giảm đau lưng.
- Tránh mang giày đế bằng hay cao gót; mang một đôi giày gót cao vừa và ôm khít chân là tốt nhất.

- Không tự nâng vật nặng.

- Nếu ngồi trong 1 thời gian dài thì nên đặt chân lên ghế.

- Ngủ gác chân lên cao

- Nhún gối hơn là cong lưng.

- Đặt một gối nhỏ ở lưng khi ngồi trên ghế hoặc dùng ghế có phần tựa thoải mái.

- Ngủ nghiêng và đặt gối dưới chân.

- Mát xa nhẹ nhàng vùng thắt lưng hay dùng miếng chườm nóng hoặc lạnh.
- Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

- Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, ngồi thẳng theo lưng ghế, nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng.

- Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lộ...) một cách thường xuyên.

- Cần chú ý‎ nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân, ngay cả trong trường hợp cơn đau kéo dài thì hãy mau chóng đến bác sĩ để theo dõi đúng lúc.
- Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi.

- Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống, và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp.
* Sau đây là 2 bài tập làm giảm đau lưng ở thai phụ:

Ngồi thẳng lưng
- Bạn hãy dành khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để tập ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân dang rộng bằng vai và bụng hơi thóp vào. Mỗi lần ngồi, bạn cố gắng duy trì trong vòng 5 giây rồi thả lỏng, sau đó tiếp tục tập lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể đứng thẳng tựa lưng vào tường thay vì tập ngồi thẳng lưng.

Kiểu ngồi này sẽ giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng đau lưng, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Thư giãn cơ lưng


- Động tác thứ nhất: Nằm ngửa, ép sát mông xuống sàn, nhắm mắt để thư giãn. Duy trì tư thế trong khoảng 5 – 6 phút rồi thả lỏng cơ thể.

- Từ tư thế nằm, bạn nhẹ nhàng chuyển sang ép lưng xuống sàn và co chân đặt lên ghế ở góc 90 độ. Giữ trong khoảng 1 – 2 phút.

- Động tác thứ hai: Nằm ngửa ép lưng xuống sàn. Từ từ hít vào, làm căng bụng, sau đó thở ra. Tập động tác này từ 5 đến 6 lần. Khi tập cần thật từ tốn, nhẹ nhàng, không căng thẳng.

- Động tác thứ ba (dành riêng cho thai phụ từ 5 tháng trở lên): Quỳ đầu gối xuống sàn, dạng hai chân sang hai bên và từ từ giơ tay về phía trước, để trán chạm vào sàn nhà, lặp lại động tác vài lần.

- Động tác thứ tư: Bạn hãy bắt đầu ở tư thế bò: 2 tay và đầu gối chạm sàn, cố gắng giữ lưng thẳng (lưng ở vị trí song song với nền nhà) trong vòng khoảng 10 giây và thực hiện 10 lần.

- Những động tác này sẽ giúp bạn giảm áp lực của thai lên cột sống và làm giãn rộng khoảng cách giữa các cột sống bì chùn do chịu áp lực từ thai. Động tác này cũng buộc bé phải thay đổi vị trí mà giảm bớt các áp lực vào cột sống, giúp bạn thấy dễ chịu hơn