Cách phòng bệnh tiểu đường khi mang thai?

Em mang thai được 8 tháng, trong lần khám thai vừa rồi, bác sĩ nói em cần ăn ít đường và tinh bột để tránh bị tiểu đường thai kì. Em mới chỉ nghe nói về bệnh tiểu đường chứ không biết bệnh tiểu đường thai kì. Các mẹ cho em hỏi bệnh tiểu đường thai kì có khác gì so với bệnh tiểu đường nói chung không? Và em phải làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Hầu hết mọi người trên toàn thế giới đều nghe tới bệnh tiêu đường. Hai dạng phổ biến được biết đến đó là tiêu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, số ít người không biết rằng có một loại bệnh tiểu đường thứ 3, phát triển trong thời kỳ mang thai - được gọi là tiểu đường thai kỳ .

Cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn tiểu đường thai kỳ là để tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường…

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những phụ nữ hàm lượng mỡ động vật cao trong chế độ ăn trước khi mang thai có khả năng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ gấp hai lần so với những người ăn ít mỡ động vật hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn giàu cholesterol trước khi mang thai làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ lên tới 45%.

Nếu thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sớm trong thời kỳ mang thai, và sau đó kiểm tra lại khoảng tuần thứ 24. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mức trung bình, thấp hơn sẽ được kiểm tra từ tuần 24 và 28 của thai kỳ.

Khi lượng đường trong máu cao, phụ nữ mang thai có thể gặp một số vẫn đề sức khỏe nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu vẫn cao, có cơ hội gia tăng tiền sản giật (huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng tấy) hoặc sinh non (em bé sinh ra trước 37 tuần)

Một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường từ trước (bao gồm loại 1 và loại 2), lượng đường trong máu vẫn ở mức cao có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe nhất định, bao gồm: Cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh tim, mù…Nghiêm trọng hơn, một người phụ nữ đang mắc tiểu đường và có lượng đường trong máu cao, khi mang thai có thể có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu…

Bên cạnh bà mẹ mang thai gặp nguy hiểm, trẻ sơ sinh của một phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao có những nguy cơ như dị tật bẩm sinh, đặc biệt là não, tim và cột sống, tăng trọng lượng sơ sinh, tổn thương thần kinh vai trong khi sinh, hạ đường huyết sau khi sinh, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, và / hoặc bệnh tiểu đường sau này trong cuộc sống

Phòng, chống tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, cần kiểm tra thường xuyên nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc dù không có dấu hiệu hay những nguy cơ kể trên, việc có kế hoạch phòng ngừa là bước cần thiết đê bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hợp lý và hiệu quả.

Giữ thói quen vận động. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh tiểu đường thai. vận động trong 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày, đi xe đạp, bơi vòng….

Ăn các thực phẩm lành mạnh Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Phấn đấu cho sự đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn mà không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.

Giảm cân dư thừa trước khi mang thai Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều thêm để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng có thể giảm cân hợp lý trước thời kỳ mang thai để có sức khỏe tốt cho thai kỳ. Tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích lâu dài của việc giảm cân…

Theo dõi lượng đường trong máu của bạn thường xuyên. Mang thai ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn so với khi không mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về mức độ thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu hợp lý.

Kiểm soát và điều trị hạ đường huyết một cách nhanh chóng. Việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể dẫn tới một số trường hợp hạ đường huyết. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo ngọt hoặc một sản phẩm có đường để ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ. Sau đó, cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng đường huyết và lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp

Phạm Khiết Đan
Phạm Khiết Đan
Trả lời 8 năm trước

1/ Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn. Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…

Ngược lại với carbonhydrates đơn giản, carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nên có nhiều carbonhydrates phức tạp và ít chất béo bão hòa.
Một số thực phẩm có carbonhydrates phức tạp:

– Bánh mì làm từ lúa mì

– Táo, cam, lê, đào

– Đậu

– Bắp

2/ Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn sáng đầy đủ: Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Bạn có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc va một hũ sữa chua

Ăn nhiều chất xơ: Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. Một công đôi việc mẹ nhé!

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.

Cắt giảm những thực phấm chứa chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt…

Đừng bỏ bữa: Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa.

Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường.

Lê Thiên Trang
Lê Thiên Trang
Trả lời 8 năm trước

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.

Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.

Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.

Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay... Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết...


Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.

Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Tư Vấn Hỏi đáp VG
Tư Vấn Hỏi đáp VG
Trả lời 8 năm trước

Một số biện pháp phòng chống tiểu đường khi mang thai

- Kiểm soát chế độ ăn phù hợp, đảm bảo cân nặng luôn ở mức ổn định. Nếu bà bầu tăng cân quá nhanh (tuần 24-28) thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng theo đó mà tăng lên.

- Vận động phù hợp để kiểm soát việc tăng cân có thể dễ dàng dẫn tới tiểu đường thai kì.

17.PNG

- Thường xuyên kiểm tra trong suốt thời kì mang thai để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Theo các bác sĩ, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai rất dễ có những biến chứng thai sản, vì thế, phòng chống bệnh là vô cùng cần thiết đối với tất cả các mẹ.

Tham khảo thêm đồ ăn bổ dưỡng cho bà bầu tại đây http://vatgia.com/996/do-an-cho-ba-bau.html