Có nên mua hàng trực tuyến?

khi mua hang truc tuyen thi cac quyen loi nhu bao hanh,giay to...co duoc bao dam nhu mua tai cua hang ko?
fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!
Đây có lẽ là tâm lý chung của rất nhiều bạn muốn mua hàng qua mạng nhưng còn đang phân vân, mình xin đóng góp chút ý kiến của bản thân vì mình cũng từng bán hàng qua mạng, nếu là giày dép hoặc quần áo thì đầu tiên bạn nên xem kĩ hình trên web mua bán để biết chắc là hình thật hay hình minh họa, về giá cả thì còn tùy ở người bán vì cũng có trường hợp người bán muốn lời nhiều nên đội giá không thương tiếc, bạn có thể nhờ một người nào đó sành về mua sắm giúp bạn ước lượng giá và so với giá trên web, sau đó liên hệ với người bán để hỏi kĩ về những thông tin bạn còn thắc mắc. Nhưng tất cả cũng chỉ chuẩn bị cho khâu quan trọng nhất đó là đến tận nơi để "bắt tận tay day tận mặt" món hàng mà bạn đã ngắm, đối chiếu những thông tin bạn đã chuẩn bị trước đó với món hàng thật sự bạn đang cầm trên tay bằng tất cả các giác quan mà bạn có thể cảm nhận được ^^...thông cảm nếu có hơi dai dòng nhưng sẽ không thừa nếu bạn không muốn mua nhầm hàng điêu mà giá thì cao lêu nghêu vì mua hàng trên mạng cũng lắm thứ phiền phức lắm, tóm lại là bạn có thể yên tâm mua hàng trên mạng nếu có sự hiểu biết chút chút về "lĩnh vực" nì, đừng quên xem kĩ khoản tiền ship nữa nhé.
Vài ý cùng bạn, chúc bạn vui.
Bạn nên tham khảo thêm bài viết sau:
Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến

Hiện nay, mua hàng trực tuyến ngày càng trở nên thông dụng và phổ biến. Những cái tên eBay hay Alibaba , Eway.vn luôn được nhắc tới là những địa chỉ mua sắm qua mạng tốt nhất. Nhưng bên cạnh đó, để thực hiện việc mua bán trên đòi hỏi người tham gia cần có kinh nghiệm “chinh chiến” khá “dày”. Dưới đây là một số kinh nhiệm như vậy.


1. Bạn hãy tìm (Search for) sản phẩm mình cần.

2. Trong kết quả tìm kiếm được thì xem những sản phẩm nào không cho phép đấu giá chỉ cho phép mua ngay (Buy it now). Nếu giá mua ngay cao quá thì bỏ qua luôn. Kiểm tra (check) tất cả những rao đấu giá mà mình có cảm giác giá tốt.

3. Kiểm tra từng mẩu rao xem phần nào người bán (seller) cho biết sẽ vận chuyển đi khắp nơi (ship to Worldwide), như vậy có nghĩa là có chuyển hàng tới Việt Nam.

4. Kiểm tra phương thức thanh toán. Người tham gia đấu giá, mua nên bỏ qua tất cả những mẩu rao chỉ chấp nhận thanh toán bằng séc hoặc chuyển tiền mặt. Đây là cách thanh toán vừa không an toàn, vừa không khả thi và nên cẩn thận với những ai yêu cầu thanh toán trực tiếp qua thẻ tín dụng. Hiện nay Paypal đã chấp nhận Việt Nam nên đây là phương thức tốt nhất.

5. Kiểm tra "nhân thân" người bán. Với các mặt hàng có giá trị cao (trên 100 USD) thì chỉ nên mua từ "Power Sellers".

6. Nên kiểm tra lại trong mô tả xem họ có công cụ tính giá vận chuyển đến Việt Nam không. Nếu không có thì viết email hỏi lại “đối tác”về bản thân món hàng như điều kiện thanh toán, vận chuyển và chỉ đấu giá. Khi bạn đã nhận được trả lời của người bán với giá trọn gói (shipping +handling), bạn có thể yên tâm.

7. Xác định giá tối đa mình muốn trả cho mặt hàng đó. Trừ đi vận chuyển và bảo hiểm là ta có được giá cao nhất mình tham gia đấu giá. Trong trường hợp có thể phải trả thuế nhập khẩu cho món hàng đó thì bạn cũng phải tính vào.

8. Khi tham gia đấu giá bạn nên tham khảo cách “mách nước” của các “chiến hữu” khác đã nêu ở trên để có thể mua được giá tốt.

Một điều bạn nên lưu ý là mình có “xu hướng” yêu cầu “đối tác” ghi món hàng là quà tặng và hạ thấp giá trị món hàng trong hoá đơn .

rtỵky
rtỵky
Trả lời 13 năm trước

Những trang web có nhiều người vào và có nhiều phản hồi hay những trang web đáng tin cậy thì vẫn nên, nhưng cần có trí tuệ để phân biệt đúng sai.
9 Lưu ý khi mua hàng trực tuyến.
1. Xác nhận thông tin sản phẩm Kiểm tra rõ thông tin sản phẩm theo các thông số mô tả sản phẩm để chắc chắn đó là sản phẩm bạn đang cần.
Tốt nhất bạn nên vào website của hãng sản xuất để xác định ký hiệu, ảnh, thông số liên quan đến sản phẩm.Lấy mã hoặc tên Sản phẩm tìm kiếm thêm thông tin trên Gooogle.com.

Thành viên nên lưu ý kiểm tra những đặc điểm về hàng hóa như kích cỡ, màu sắc, phụ kiện đi kèm sản phẩm.

2. Chắc chắn đã hiểu rõ toàn bộ thông tin trước khi mua hàng.
Khi thành viên vẫn còn chưa rõ về một vấn đề nào đó, thành viên nên liên lạc với người bán bằng e-mail hay điện thoại để làm rõ mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm và việc mua hàng.
Những vấn đề cần làm rõ như:Hàng mới hay cũ, thời hạn chuyển tiền, thời gian xác nhận tiền chuyển, thời gian chuyển hàng, thời gian hàng đến.

3. Xác nhận tổng số tiền phải trả

Hầu hết các thông tin về giá cả hàng hóa trên internet đều chưa bao gồm tiền gửi hàng, và một số khoản phí khác do vậy khi mua hàng cần phải làm rõ toàn bộ số tiền phải trả.
Có một số khoản tiền cần lưu ý: Tiền gửi đồ, tiền đóng gói, phí chuyển tiền, tiền lắp đặt.

4. Xác nhận các điều kiện trả lại hàng

Khi mua hàng trên internet, thường không có chế độ trả lại hàng sau khi sử dụng một thời gian. Do vậy thành viên nên xác nhận chính xác các điều kiện đổi, trả lại khi hàng hóa có lỗi. Đặt khi hủy đơn đặt hàng có mất phí không ? Phí tốn bao nhiêu ? Thời điểm bị ràng buộc trách nhiệm?

5. Xác nhận phương thức thanh toán

Ở Việt Nam có 3 hình thức thanh toán chủ yếu đó là nhận hàng và trả bằng tiện mặt, chuyển khoản qua ngân hàng rồi nhận hàng, nhận hàng rồi trừ vào thẻ tín dụng. Tuy nhiên mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu như sau.

Thanh toán
Giải thích
Điểm mạnh
Điểm yếu
Nhận hàng trả bằng tiền mặt
Người của công ty giao nhận hay bưu điện sẽ chuyển hàng đến, người mua nhận hàng kiểm tra, rồi trả tiền cho nhân viên giao hàng Đây là phương pháp thanh toán an toàn nhất. Bạn không phải lo sau khi chuyển tiền rồi mặt hàng chuyển đến không đúng, hoặc người bán hết hàng không chuyển được cho bạn

Bạn phải chuẩn bị một lượng tiền lớn khi phải mua những đồ có giá trị cao. Và khi quyết định mua rồi thì sẽ khó cancel, vì người bán thường chuyển hàng ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng kiểu này. Và tiền phí tương đối cao.
Trả qua tài khoản ngân hàng
Sau khi đặt hàng, chuyển tiền vào tài khoản người bán, người bán xác nhận tiền đã có, chuyển hàng. Bạn không phải lo rút một lượng tiền lớn ra khỏi ngân hàng. Chi phí chuyển tương đối thấp hơn, nhanh và thuận tiện hơn so với phương pháp 1. Sau khi chuyển tiền,người bán cần thời gian xác nhận tiền mới chuyển hàng. Nên nếu người bán bán hết hàng thì sẽ không có hàng bán cho bạn
Trả bằng thẻ tín dụng Credit Card
(phương thức này công ty chúng tôi chưa áp dụng)
Người bán chuyển hàng trước, và trừ vào thẻ tín dụng của bạn sau. Không có tiền vẫn mua được hàng. Chi phí thấp. Có thể trả thành nhiều lần. Dễ bị mất thông tin thẻ tín dụng. Không ghi chép lại những khoản tiền mua hàng, dễ phát sinh tiêu quá nhiều, dẫn đến nợ nần.

6. In lưu lại màn hình xác nhận cuối cùng khi đặt hàng
Lưu lại màn hình đặt hàng cuối cùng, để tránh tranh chấp phát sinh sau này. Đối với nhiều cửa hàng màn hình cuối cùng ghi các điều kiện sẽ trở thành hóa đơn, và hợp đồng mua bán. Do vậy bạn nên lưu lại những thông tin này.

7. Xác nhận sản phẩm gửi đến
Khi hàng hóa được gửi đến, bạn nên kiểm tra kỹ, sản phẩm có còn nguyên trong hộp hay không ? Bạn nên xác nhận ngay sau khi nhận hàng, nếu có gì thì thông báo ngay với cửa hàng, thời gian để khiếu nại và trả lại hàng thường rất ngắn nên.
Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra hàng : Hàng có đúng như mình đã đặt mua không ? Hàng có bị bẩn không, xước không ? Hàng có chạy tốt không ? Có phiếu bảo hành, hóa đơn đi kèm hay không?

8. Giữ lại hóa đơn mua hàng
Bạn nên bảo quản hóa đơn sau khi mua hàng. Trong trường hợp hàng có vấn đề, đây là căn cứ để hoàn trả, bảo hành khi hàng có vấn đề.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

10 lý do bạn nên chọn mua sắm siêu thị trực tuyến

1. Không giới hạn về thời gian:

Với mô hình siêu thị truyền thống, khách hàng chỉ có thể mua hàng theo thời gian nhất định trong ngày. Còn với siêu thị trực tuyến, khái niệm về thời gian sẽ hoàn toàn bị phá bỏ khi bạn có thể đặt và mua hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào không kể ngày hay đêm.

2. Tiết kiệm thời gian trong thanh toán

Bạn không phải dài cổ hàng tiếng để chờ thanh toán

Việc sử dụng thẻ ATM để thanh toán khi mua hàng trên mạng đang ngày một hoàn thiện ở Việt Nam sẽ giúp cho thương mại điện tử trong nước phát triển mạnh mẽ hơn. Kết hợp với hình thức thanh toán cũ như giao hàng sau đó mới trả tiền (COD), những điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian tối đa cho bạn thay vì phải đúng xếp hàng dài và đợi đến lượt mình tính tiền sản phẩm.

3. Giá cả rẻ hơn

Điều này luôn đúng đối với các siêu thị trực tuyến, vì đây là một lợi thế của họ so với siêu thị truyền thống. Các siêu thị trực tuyến không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng rộng lớn như siêu thị truyền thống, cũng như phải chi phí lớn khi thuê nhiều nhân công… chính vì thế, họ có thể mang đến giá cả tốt nhất cho các loại hàng hóa.

4. Nhanh hơn đi siêu thị thường:

Nhiều người nghĩ rằng: “Sẽ là nhanh hơn khi chỉ cần đi xe đến siêu thị, kiếm những đồ vật bạn muốn mua, xếp hàng, đợi thanh toán, rồi đi xe về sẽ tiện lợi hơn là việc đặt hàng qua mạng”. Nhưng thực tế là, nếu bạn là người bận rộn, bạn không thể dành hàng tiếng đồng hồ cho việc mua sắm như vậy, thay vào đó chỉ cần mất hơn vài phút, bạn sẽ mua được những thứ mình cần trên các siêu thị trực tuyến, hơn thế lại tiết kiệm được chi phí đi lại.

5. Kiểm soát được việc “vung tay quá trán”:

Khách hàng đôi khi sẽ phải loại một vài món đồ ở các siêu thị truyền thống vì nó đã vượt quá số tiền mà họ mang theo. Ngược lại, các siêu thị trực tuyến đều áp dụng hệ thống tính tiền chi tiết đến từng đồng trên các đơn hàng mà bạn mua, điều đó dễ dàng giúp bạn quản lý được ngân sách của mình hơn.

6. Tiết kiệm xăng

Trong thời buổi giá xăng tăng chóng mặt như hiện nay, việc phải mất cả một chặng đường để đi lại, chưa kể gặp các vấn đề khác như tắc đường… sẽ ngốn của bạn một chi phí xăng khá lớn cho việc đi mua sắm (chưa kể khi đến nơi bạn không mua được món đồ mình muốn). Thay vào đó, với siêu thị trực tuyến, bạn có thể đặt hàng bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, nhân viên chuyển phát sẽ giao hàng tận nơi theo yêu cầu của bạn.

7. Có thể tìm hiểu chi tiết về sản phẩm hơn

Vì đặc thù của mua sắm qua mạng là không thể sờ, nắm, cảm nhận được cho nên việc các siêu thị trực tuyến càng ghi rõ chi tiết sản phẩm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, hơn nữa bạn còn có thể xem thông tin tư vấn cho sản phẩm mà mình muốn mua một cách nhanh nhất và rõ ràng nhất.

8. Không bị quấy rầy khi đang mua hàng

Hãy hình dung khi đi mua sắm, bạn sẽ rất dễ bị phân tâm bởi tiếng ồn của những người xung quanh, đôi khi ngay cả những người bán hàng tư vấn về sản phẩm cũng có thể khiến bạn khó chịu. Trong khi đó, bạn có thể tập trung nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

9. Dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà bạn cần

Với chức năng tìm kiếm được tích hợp trong các website siêu thị trực tuyến, khách hàng có thể dễ dàng tìm ra sản phẩm nào mình muốn mua và kết quả hiện ra chỉ trong vòng chưa đầy 30s. Trong khi đó, bạn có thể mất rất nhiều thời gian để đi mua sắm khi đi siêu thị thường.

10. Việc quản lý hóa đơn trở nên đơn giản hơn

Thông thường khi bạn mua hàng hóa ở các siêu thị truyền thống, sẽ rất ít khi bạn giữ hóa đơn mua hàng. Vì thế đôi khi bạn phát hiện có sai lầm trong việc tính tiền hay hàng hóa cũng khó trong việc kiếm tra lại. Nhưng với mô hình siêu thị trực tuyến, bạn dễ dàng có thể yêu cầu cung cấp các thông tin về những mặt hàng bạn đã mua để kiểm tra cụ thể.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Mua hàng qua mạng là xu hướng tất yếu hiện nay. Tuy nhiên bạn nên cần kiểm chứng thông tin người bán kĩ càng trước khi toán tiền mua hàng là OK...

Tốt nhất là bạn nên ghé thăm các website uy tín để được đảm bảo việc mua bán hàng hóa, tránh bị lừa đảo thôi .

Mua hàng qua mạng, những điều Nên và không nên

Với quỹ thời gian eo hẹp, bạn có thể lượn web để sắm được những vật dụng, đồ dùng, thực phẩm,... không những vừa tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn tiết kiệm được cả tiền bạc. Nhưng thực tế, không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khiến người mua phiền lòng về người bán. Dưới đây là một số gợi ý nên và không nên mà bạn có thể tham khảo khi mua hàng qua mạng.

Nên

Tìm hiểu thông tin về người bán. Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về người bán như Địa chỉ, điện thoại,... để đảm bảo người bán đó có địa chỉ cố định và làm ăn nghiêm túc. Tránh trường hợp khi bạn chuyển khoản vào một số TK nào đó, kết quả bạn không nhận được hàng mà tiền cũng không cánh mà bay.

Tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Thông tin về sản phẩm đặc biệt quan trọng. Do đó, bạn có thể đặt câu hỏi cho người bán về xuất xứ, nhãn hiệu, kích thước, chất liệu,... Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm trước khi ra quyết định mua bất cứ một món hàng nào bởi bạn chính là người chịu trách nhiệm khi đã ra quyết định mua hàng.

Tìm hiểu ngày giờ giao hàng, phương thức vận chuyển, thanh toán. Bạn nên thoả thuận với người bán cách thức giao hàng, vận chuyển, thanh toán để đảm bảo bạn nhận được đúng hàng theo thời gian bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn cần hàng đúng hẹn, bạn nên thoả thuận với người bán cách thức hoàn trả lại hàng nếu không chuyển hàng đúng hẹn.

Chính sách của người bán. Bạn cần xem xét kỹ chính sách của các người bán, bởi đây là quyền lợi của bạn, bạn cần nắm rõ. Nếu có bất kỳ chỗ nào khó hiểu hoặc mập mờ, bạn nên hỏi trực tiếp người bán để tránh hiểu lầm về sau.

Kiểm tra hàng kỹ khi nhận. Bạn thường bỏ qua khâu kiểm tra hàng kỹ khi nhận bởi do bạn cả nể hoặc tin tưởng tuyệt đối vào người nhận hàng. Nhưng bạn vẫn cần kiểm tra thật kỹ sản phẩm cũng như các tính năng của sản phẩm để đảm bảo nhận được hàng như ý. Khâu kiểm tra sản phẩm kỹ càng sẽ tránh giúp bạn giảm được phiền toái, bực mình khi nhận hàng lỗi.

Thoả thuận chính sách hoàn lại hàng nếu hàng không như ý. Trước khi chính thức đặt hàng, bạn nên thoả thuận rõ ràng với người bán về việc nếu như không nhận được hàng như sản phẩm mẫu người bán đã giới thiệu kèm theo chi phí vận chuyển trả ngược lại do bạn hay người bán chịu. Thoả thuận này sẽ giúp người bán có tinh thần trách nhiệm khi chọn hàng giao cho bạn đồng thời giúp bạn trả lại được các sản phẩm không ưng ý.

Lưu lại thông tin trao đổi với người bán. Các giao dịch, đơn đặt hàng, tìm hiểu thông tin nên trao đổi bằng email hoặc bất cứ thứ gì mà bạn có thể lấy làm bằng chứng cho các vụ tranh chấp về sau.

Yêu cầu người bán hàng cung cấp thêm thông tin cần thiết và tham khảo thông tin từ nguồn khác. Bạn nên tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn và yêu cầu người bán cung cấp thêm bất cứ thông tin nào bạn chưa rõ.

Không nên

Không nên mua theo số đông. Đôi khi nhiều người mua cùng một sản phẩm không hẳn là do sản phẩm đó tốt mà cũng chỉ đơn giản người mua hàng thấy nhiều người mua thì nghĩ rằng sản phẩm đó tốt. Một sản phẩm có thể tốt và phù hợp với mọi người nhưng có thể không phù hợp và tốt với bạn (đặc biệt các sản phẩm về dinh dưỡng dành cho bé). Do đó, bạn nên quyết định dựa trên những thông tin mà bạn thu thập được.

Nhận hàng mà không kiểm tra do cả nể hoặc tin tưởng người bán. Người bán mà bạn có cảm tình không phải là người kiểm soát chất lượng hàng hoá của họ 100%. Do đó, xác xuất hàng lỗi, hàng hỏng vẫn có thể xảy ra.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Hiện nay mua bán qua mang rất phổ biến, mua hàng qua mạng của các công ty thì bạn chỉ cần tìm hiểu một chút về cty đó, địa chỉ, sdt, cẩn thận thì thêm thông tin mã số thuế. Sau khi gửi tiền thì giữ lại phiếu để đối chiếu khi cần thiết thế là yên tâm, riêng mua hàng của cá nhân qua mạng thì hơi nan giải khó mà chắc chắn được. Mua của cty, tổ chức thì yên tâm.

Bí quyết mua hàng trực tuyến an toàn

Không những thuận lợi về không gian mà nó còn thuận lợi cả về thời gian. Cửa hàng trực tuyến luôn mở cửa 24h/ngày và 7ngày/tuần

Cùng với sự tiện lợi đó của Thương mại điện tử là những đe doạ tiềm ẩn mà không phải tất cả mọi người đều nhận thức được. Sau đây là một số nhắc nhở từ Better Business BureauBBB) và Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ nhằm giúp bạn đi mua sắm trực tuyến an toàn hơn.

Hãy tin vào trực giác của mình: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi mua hay đấu giá một món hàng nào đó thì có lẽ bạn đừng nên mua món hàng đó nữa.

Tìm, đọc và hiểu chính sách bảo mật: Hiểu được những thông tin mà các nhà bán hàng thu thập của bạn là thông tin gì, nó sẽ được sử dụng ra sao và bạn có thể bỏ đăng ký như thế nào. Nếu site đó không có chính sách bảo mật, BBB khuyến cáo bạn hãy chấm dứt làm ăn với site đó.

Kiểm tra các chính sách giao hàng, bồi thường và trả lại hàng, giá cả và các điều khoản pháp lý khác: Nếu bạn không tìm thấy chúng trên site đó, hãy gọi điện hoặc gửi email cho nhà bán lẻ đó để biết thêm thông tin.

Sử dụng một kết nối Internet an toàn: Hầu hết các site sẽ nói cho bạn biết nếu họ dùng công nghệ chuyển mã, và một số biểu tượng cũng sẽ biểu hiện đó là một site an toàn. Hãy tìm biểu tượng ổ khoá ở phía dưới màn hình hay một chìa khoá không bị vỡ trong trình duyệt của bạn.

Chú ý khi thanh toán bằng thẻ tín dụng: Thanh toán bằng thẻ tín dụng tuy nhanh nhưng cũng hàm chứa nhiểu rủi ro. Đối với những website bán hàng quy mô nhỏ bạn cần chú ý phương thức thanh toán của họ. Nếu thẻ tín dụng của bạn được thanh toán qua nhữngpaygatelớn như 2Checkout.com, Paypal.com,Google Checkout... thì bạn có thể yên tâm rằng số thẻ tín dụng của bạn sẽ không bị lộ. Tuy nhiên nếu website lưu trữ thông tin về thẻ tín dụng của bạn trên cơ sở dữ liệu của họ thì bạn nên tìm hiểu kỹ về website bán hàng trước khi quyết định mua.

Kiểm tra kỹ giá cả: Điều này luôn luôn đúng. Đừng quên xem giá cước vận chuyển, nó có thể thay đổi giá đến kinh ngạc.

Giữ lại các hoá đơn, chứng từ: In ra một bản các điều khoản, điều kiện, đảm hành, mô tả hàng, thông tin về doanh nghiệp thậm chỉ xác định lại cả những bức email và lưu giữ chúng cùng với những bản ghi sự mua hàng của bạn.