Chọn loa karaoke và âm ly như thế nào thì phối ghép được với nhau?

Nếu bạn muốn ghép nối được các thiết bị như loa hay âm li với nhau thì ngoài các yếu tố như thông số kỹ thuật về độ nhạy, dải tần số đáp ứng của loa, công suất loa thì không thể bỏ qua trở kháng của âm ly và loa.

Ảnh hưởng của trở kháng đến việc ghép nối

Khi chọn ghép nối loa karaoke và amply có trở kháng khác nhau thì bạn cần lưu ý kỹ, nếu tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi điều kiện ghép nối công suất amply lớn hơn đã đảm bảo với công suất trung bình của loa.

Loa được chia làm 2 loại là trở kháng cao và trở kháng thấp, ở mức phổ biến là 4 ohm, 6 ohm hoặc 8 ohm. Ngoài ra, trong các dàn âm thanh karaoke, nếu bạn phối ghép các loa với nhau, việc đấu nối nhiều loa vào cùng một kênh của amply thì càng phải chú ý đến trở kháng và cách ghép nối của loa.

Các cách ghép nối loa và âm ly

Nối song song và nối liên tiếp là hai cách ghép nối loa cơ bản.

Trở kháng trong kết nối nối tiếp được tính như sau:

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R (n)

Trở kháng trong kết nối song song được tính như sau:

1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R (n)

Trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn trong trường hợp nối mạch song song thông thường giữa các loa karaoke. Trong việc phối ghép thì loa có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm. Trở kháng của loa giảm khi mắc song song, bạn cần lưu ý công suất amply cho phù hơp với loa vì công suất loa sẽ tăng lên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.

Chưa có câu trả lời nào