Đánh giá chất lượng laptop Asus P43SJ-VO006X ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Asus P43JC là một phiên bản nâng cấp của Asus P42JC. Trên phiên bản mới này, một số sửa đổi đã được thực hiện. Nổi bật nhất là tích hợp vi xử lý đời mới Sandy Brigde và card đồ họa cũng được cài đặt một model mới. Chúng tôi sẽ thực hiện các đánh giá để thử nghiệm mức độ ảnh hưởng của các thành phần mới sau khi nâng cấp.

Thiết kế

Không có nhiều thay đổi trên ASUS P43JC so với người tiền nhiệm P42JC. Có một chút sai lệch nhỏ trong kích thước nhưng điều này cũng chẳng đáng nói. Vì vậy chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Về chất lượng sản xuất, ASUS P43JC rất ấn tượng. Toàn bộ khung máy rất vững chãi, điều này đã được kiểm chứng trong thử nghiệm về chịu áp lực. Bề mặt vỏ máy không bị cong nhiều, ngay cả bàn phím cũng cực kì chắc chắn.

Cổng kết nối

Cổng kết nối thật sự là một hạn chế không nhỏ của P43SJ. Vẫn như trong phiên bản P42JC, ASUS một lần nữa tiến hành cắt giảm số lượng cổng kết nối và chỉ cấp cho P43SJ các kết nối quan trọng nhất mà thôi. Thời điểm mà P42JC ra đời thì cổng USB 3.0 vẫn còn khá mới và ít phổ biến, có lẽ do vậy mà ASUS đã không cài đặt nó vào P42JC. Tuy nhiên, hiện nay USB 3.0 đang dần trở thành một tiêu chuẩn mới và xuất hiện nhiều hơn trong các máy tính tầm trung, vậy mà trên P43SJ chúng ta cũng không thể tìm thấy bất kì một kết nối USB 3.0 nào cả. ASUS chỉ trang bị thêm ổ cắm microphone so với P42JC.

Bên trái :Kensington lock, power socket, LAN, VGA, HDMI, USB 2.0

Headphone socket, microphone socket, 2 USB 2.0, optical drive

Mặt trước :4in1 card reader (SD / MS / MMC)

Phụ kiện, bảo mật và bảo hành

Asus P43SJ có bộ phụ kiện đi kèm không thật sự phong phú nhưng so với notebook gần đây thì nó vẫn là vượt trội ( hiện nay các laptop chủ yếu chỉ đi kèm pin và adapter nguồn ). Ngoài các tài liệu thông thường liên quan đến bảo hành và hướng dẫn sử dụng, bảo quan ra, ASUS cũng có một đĩa DVD có tất cả các trình điều khiển của laptop. Việc cài đặt là rất đơn giản nên cũng tốn thời gian và tẻ nhạt.

Tính năng bảo mật của ASUS ba0 gồm LoJack, BIOS Booting User Protection, HDD User Password Protection and Security và Intel Anti-Theft. Sau đó là phần mềm chạy ngầm sẽ không được người dùng chú ý đến và thường xuyên gửi dữ liệu vị trí của máy cho Absolute Monitoring Center ( Trung tâm giám sát) một khi tính năng này được kích hoạt. Tuy nhiên, để sử dụng duchj vụ này thì bạn sẽ tốn 39.95 Euro một năm và nếu đăng kí bốn năm chi phí sẽ là 79.95 Euro. Asus P43SJ không có đầu đọc vân tay tương tự như phiên bản trước. Dịch vụ bảo hành được áp dụng 2 năm với phần cứng trên toàn cầu.

Bàn phím và touchpad

Các thành phần này hoạt động tương tự như P42JC. Điều này không đáng ngạc nhiên bởi bàn phím và touchpad của P42 được đánh giá rất cao trong thời gian qua.

Màn hình

ASUS đã cài đặt một màn hình thích hợp với laptop doanh nhân cho P43SJ. Màn hình mờ đục và có kích thước ngang bằng với người tiền nhiệm P42SC là 14 inch, độ phân giải 1366 x 768 pixel, đáp ứng cơ bản được chất lượng hiển thị nội dung, đây cũng là một mức chuẩn cho màn hình 14 inch hiện nay.

Màn hình được lắp vào ASUS P43SJ không thực sự có độ sáng ấn tượng. Tuy nhiên, với độ sáng trung bình đo được là 192.3 cd/m2 cũng đủ chứng mình rằng nó thuộc vào tầng lớp tầm trung. Mật độ sáng khá đều với 92%. Đáng tiếc là giá trị màu đen và độ tương phản lại khá tiêu cực. Giá trị mài đen 1.37 cd/m2 là khá cao , cùng với độ sáng trung bình kéo theo độ tương phản chỉ ở mức nghèo nàn 147:1.

Làm việc ngoài trời không phải là một vấn đề đối với màn hình của Asus P43SJ. Các thông tin cấu hình chi tiết có thể thấy sự tương đồng hoàn toàn đối với màn hình của P42JC. Vì vậy, có thể kết luận rằng trong điều kiện ngoài trời thì chất lượng của P43SJ cũng rất tốt.

Chất lượng nghèo nàn của màn hình một lần nữa trở nên rõ ràng hơn trong các góc nhìn. Hình ảnh bị bóp méo đi khá nhanh khi thay đổi góc nhìn theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

Hiệu năng

Bộ vi xử lý Intel Core i5-2410M là một CPU tầm trung lõi kép sử dụng kiến trúc Sandy Bridge. Bộ vi xử lý này có mức xung chuẩn là 2.3GHz và có thể được ép xung tự động lên 2.6GHz hoặc thậm chí là 2.9GHz nhờ vào Turbo Boost. Điều này được xác định bởi bao nhiêu nhân được sử dụng và tùy thuộc điều kiện tản nhiệt của máy. Nhờ vào kiến trúc mà i5-2410M có thể đấu sức ngang ngửa với Core i5-520M (2.4-2.9 GHz) trong các benmark của chúng tôi. TDP của i5-2410M là 35W, tương tự như các vi xử lý khác của Sandy Bridge.

NVIDIA GeForce GT 520M là một đồ họa cấp thấp chuyên dụng dành cho máy tính xách tay được ra mắt trong năm 2010. Nó dự trên cốt lõi của GF119 và GF108 core, cả hai đều có liên quan đến kiến trúc Fermi. Tùy thuộc vào phiên bản mà tính năng của nó sẽ là 64 bit bộ nhớ và xung đồng hồ cao hơn (GF119 version) hoặc 128 bit bộ nhớ và xung đồng hộ chậm hơn. Về mặt lý thuyết, card đồ họa này cũng hỗ trợ được bộ nhớ GDDR5 nhưng do chi phí hạn chế nên nó sẻ được dành cho DDR3 từ các nhà sản xuất. Cũng như các card đồ họa cấp thấp khác, GT 520M phải cạnh tranh với Intel HD Graphics 3000 được tích hợp trong vi xử lý Sandy Bridge hiện tại. Trong các thử nghiệm của chúng tôi, card này chỉ nhanh hơn một chút , nhưng việc hỗ trợ driver tốt hơn của nó đã tạo nên sự khác biệt. Không khó hiểu khi Battlefield 3 hay The Witcher 2 không thể chơi được bằng GT 520M. Các games hiện đại khác cũng chỉ chạy được trong các thiết lập đồ họa low, dó đó chắc chắn games thủ sẽ không thể hài lòng với hiệu suất này. Chỉ có những game đòi hỏi thấp như FIFA 12 có thể chơi với mức high setting.

Vi xử lý

Để đánh giá hiệu suất của vi xử lý, chúng tôi sử dụng phần mềm Cinebench các phiên bản khác nhau. Asus P43SJ đạt 4510 điểm trong benmark đầu tiên là Cinebench R10 Single Rendering (64 bit). P43SJ yếu hơn một chút so với các notebook có cùng vi xử lý. Điều tương tự cũng được thấy trong các thử nghiệm tiếp theo,P43 ASUS đạt 9568 điểm trong Cinebench R10 Multi Rendering (64 bit) nhưng vẫn thấp hơn so với các notebook cùng tầm. Tính năng Turbo Boost hoạt động rất hoàn hảo, có thể ép xung đơn nhân lên đến 2.9GHz.So với người tiền nhiệm, notebook này rõ ràng là có điểm số cao hơn. ASUS P42JC đạt 3561 điểm trong Cinebench R10 Single Rendering (64 bit) và 7964 điểm trong Cinebench R10 Multi Rendering (64 bit).

Hệ thống

Chúng tôi xác định hiệu suất tổng quát của hệ thống bằng PCMark Vantage và PCMark 7. Asus P43SJ đạt 5452 điểm trong PCMark Vantage. Người tiền nhiệm của nó chỉ đạt được 4115 điểm. Lenovo ThinkPad Edge E320 (2310M, Intel HD 3000) có số điểm ngang ngửa ASUS với 5427 điểm. Mặc dù có vi xử lý (2310M ) và card đồ họa yếu hơn ( HD 3000 ) nhưng Lenovo lại có số điểm rất ấn tượng. Nhìn chung thì ASUS P43SJ cũng nằm ở mức hiệu suất tầm trung.

Đồ họa


Khi sử dụng 3Dmark 06 để đánh giá hiệu năng đồ họa, Asus P43SJ, với đồ họa chuyên dụng Nvidia GeForce GT 520M đạt số điểm là 5353 điểm. Một lần nữa chúng ta lại so sánh với người tiền nhiệm P42JC với đồ họa Nvidia GeForce 310M ( bao gồm cả Intel HD Graphics thông qua Optimus ) đạt 3001 điểm trong 3Dmark 06. Có chút bất ngờ khi so sánh với các notebook khác cùng sử dụng GT 520M. Trong khi vi xử lý thường chậm hơn so với các notebook khác thì Nvidia GeForce GT 520M của ASUS lại nhanh nhất trong tất cả các phiên bản 520M trên máy tính xách tay từ trước tới nay. 520M mạnh thứ hai được cài đặt trong Asus U30SD-XA1 (2410, GT 520M) với 4754 điểm.

Ổ đĩa cứng

Western Digital WD3200BPVT-80ZEST0 trong ASUS P43 không có gì nổi bật trong các thử nghiệm của chúng tôi. Đĩa cứng có kích thước 2.5 inch này có dung lượng là 320GB và tốc độ quay 5400 rpm. WD3200BPVT-80ZEST0 chỉ có tốc độ truyền tải trung bình là 66.9 MB/s trong HDTune. Thời gian truy cập access time ở mức chấp nhận được 19.8ms.

Games

Trong phiên bản trước, chúng tôi đã cho thử nghiệm với games StarCraft 2: Wings of Liberty. Có một điều rõ ràng rằng Nvidia GeForce GT 520M mạnh hơn so với HD 3000 nhưng vẫn không đủ mạnh để chơi games ở độ phân giải và thiết lập đồ họa cao nhất. Mọi thứ vẫn ổn ở các thiết lập thấp nhất với 113 fps (P42JC với GeForce 310M đạt 77fps ). Games trở nên giật hơn ở các thiết lập cao hơn. ASUS P43 chỉ đạt 24 fps trong các thiết lập trung bình.

Độ ồn và nhiệt độ

Asus P43SJ chứng minh nó là một trong những máy tính hoạt động yên tĩnh nhất trong hầu hết thời gian. Mức độ tiếng ồn của notebook này là 31.5 dB – 32.1 dB trong trạng thái nhàn rỗi. Quạt tản nhiệt luôn luôn hoạt động nhưng chúng tôi hầu như không cảm nhận được gì nhiều. Mức độ tiếng ồn được tăng lên khi máy phải hoạt động nhiều hơn, tuy nhiên cũng hề gây ra bất kì sự khó chịu nào. Độ ồn trung bình là 33.1 dB. Khi hoạt động công suất tối đa thì độ ồn là 40.8 dB và khi trình chiếu DVD thì sẽ là 33.7 dB, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khía cạnh này của ASUS P43SJ.

Asus P43SJ chạy rất mát. Nhiệt độ tối đa khi không nhàn rỗi chỉ ở mức 30.7 độ C, phần kê tay đạt 26 độ C bên trái và 28.2 độ C bên phải , do đó bạn có thể sử dụng laptop rất thoải mái. Touchpad cũng không đáng nhắc đến với 29 độ, nhiệt độ tối đa của mặt dưới là 29.3 độ. Khi phải tải nặng thì nhiệt độ tăng lên nhưng vẫn ở mức an toàn. Mức tối đa chỉ là 35.6 độ C, phần cổ tay cũng chỉ hơi ấm lên, 29.7 độ bên trái và 28 độ bên phải. Công nghệ Ice Cool Technology của ASUS có vẻ hoạt động rất hiệu quả.

Pin

Thời lượng pin dài đang trở thành một tiêu chí quan trọng để người dùng lựa chọn mua laptop. Tiêu thụ điện năng thấp là thứ bắt buộc để đạt được tiêu chí này. Tuy nhiên, các báo cáo điện năng tiêu thụ cho thấy P43SJ sẽ không đồng hành được với bạn lâu nếu nó chạy bằng pin. Máy tiêu thụ khoảng 15-18w ở chế độ nhàn rỗi. Điều này có thể là do card 520M được mặc định vĩnh viễn hoạt động, không có chuyển đổi với HD 3000. Điện năng tiêu thụ trong quá trình load nặng là 47-78.1w.

Khi đọc báo cáo về lượng điện năng tiêu thụ, bạn cũng có thể nhận ra thời lượng pin không phải là một thế mạnh của máy. Notebook này có thể lướt web liên tục được khoảng 3 giờ. Mức tối đa cho phép sử dụng pin là gần 4 giờ. Với khả năng trình chiếu DVD trong 2 giờ 44 phút, có lẽ bạn cũng kịp hoàn thành một bộ phim.

Lời kết


ASUS P43SJ đưa đến cho chúng tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, chúng tôi đánh giá cao các nâng cấp trong một số linh vực. Mặt khác, notebook vẫn còn khá nhiều hạn chế. Số cổng kết nối quá ít ỏi, nhất là sự thiếu vắng USB 3.0. Màn hình có chất lượng không cao như mong đợi bởi độ tương phản quá thấp cho dù nó đã hưởng lợi đôi chút từ bề mặt mờ và không chói.

Tất nhiên, nâng cấp có những lợi thế của nó. Bộ vi xử lý mới cung cấp thêm lượng hiệu năng đáng kể, card đồ họa mới cũng tạo ra chút ít sự thay đổi. Nhưng nổi trội hơn hai điều đó lại là sự thiếu vắng của Nvidia Optimus. GeForce GT 520M trên ASUS là phiên bản mạnh nhất từ trước tới nay. P43SJ cũng được thừa hưởng thiết kế hấp dẫn và các thiết bị input có chất lượng từ người tiền nhiệm.

Theo yeulaptop