Máy tính không nhận mạng ?

Giúp mình với máy của mình vào device manager thấy báo có nhận driver mạng mà không vào mạng được
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Bạn làm theo mình nhé Đằng trước mặt modem có các đèn biểu hiện trạng thái, trong đó quan trọng nhất là 3 đèn : Power : đèn nguồn, đèn này không sáng thì modem không hoạt động. Link/DSL/ADSL : đèn báo kết nối internet, đèn này tắt thì chắc chắn không có mạng internet. LAN : đèn báo kết nối trong mạng LAN, đèn này tắt có nghĩa là không có mạng LAN, tất nhiên không có mạng LAN thì cũng sẽ không có mạng internet. Một trong 3 đèn trên mà tắt hoặc nhấp nháy ( hoặc đỏ) tùy vào từng loại modem thì sẽ dẫn tới tình trạng không có mạng internet. Trong trường hợp có đèn internet mà vẫn không vào được mạng thì sao? Kiểm tra kết nối trong mạng LAN Kiểm tra biểu tượng kết nối mạng : Network Connection (biểu tượng 2 máy tính trồng lên nhau ở góc phải bên dưới) Đầu tiên bạn phải hiển thị biểu tượng này ở taskbar. Vào Start -> Control Pannel -> Network Connection (hoặc Network and Internet Connection) chuột phải vào biểu tượng Network Connection chọn Properties. Tích vào Show icon in a notification area when connected Sau khi tich vào thì biểu tượng Network Connection sẽ hiện ở taskbar, bình thường biểu tượng đó sẽ nháy xanh nhưng khi mất mạng thì thường có trạng thái trên biểu tượng đó như sau : Gạch chéo X (màu đỏ) : đứt kết nối giữa máy tính và modem Cách khắc phục : kiểm tra lại dây nối giữa modem (hoặc switch) đến card mạng trên case máy tính có thông nhau hay không, có bị đứt hay bị lỏng không? Trường hợp đã cắm chắc chắn rồi mà vẫn có gạch chéo đỏ thì có khả năng là đưt ngầm hoặc chập mạch rồi (hỏng cổng LAN onboard). 6. Chấm than màu vàng : có 2 máy tính trong mạng LAN đặt cùng 1 địa chỉ IP Cách khắc phục : Đặt lại địa chỉ IP cho một trong 2 máy. Bước 1 : Vào Start chọn Run gõ cmd (command) Bước 2 : Trên cửa sổ Dos gõ lệnh ipconfig /all Bước 3: Xác định địa chỉ default gateway của modem (như hình dưới default là 10.9.12.254) Ở bảng trên có một số thong tin bạn cầu lưu ý : IP Address : chính là địa chỉ ip hiện tại của máy tính đó. Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác (trích wikipedia) Subnet Mask : Không cần quan tâm tới cái này, nó tự động rồi. Default Gateway : hiểu một đơn giản chính là địa chỉ mặc định của modem, switch. Ví dụ địa chỉ mặc định của Zoom là 10.0.0.2, của Zyxel là 192.168.1.1) DSN : Độ phân giải tên miền. Hiểu đơn giản thì các trang web trên mạng đều có địa chỉ ip là các dải số. DNS làm nhiệm vụ dịch các con số này sang chữ cái cho dễ nhớ và dễ dung. Ví dụ dung lệnh nslookup trong cmd sẽ thấy địa chỉ ip của trang chủ icafe.vtc .vn là 222.255.15.28. Nếu đặt sai DSN thì sẽ không vào được trang web nhưng máy tính lúc đó vẫn kết nối với internet. Địa chỉ DNS của mỗi nhà cung cấp mạng ISP là khác nhau. Bước 4 : Start -> Setting -> Control Pannel chọn Network Connections (hoặc Network and Internet Connection), chuột phải chọn Properties. Bước 5 : Ở cửa sổ mới hiện ra, chọn Ineternet Protocol (TCP/IP) Bước 6 : Ở cửa sổ mới có giao diện như sau , chọn Use the following IP Address. Nếu muốn đặt địa chỉ ip của một máy tính trong mạng bạn phải đặt làm sao cho địa chỉ ip đó ăn theo default gateway của modem. Ví dụ như ở trên địa chỉ default gateway của modem là 10.9.12.254 thì địa chỉ ip của máy con phải đặt từ 10.9.12.1 đến 10.9.12.254 (trừ số 10.9.12.254 ra). Tóm lại là 3 số đầu trước dấu chấm thì giống default gateway còn số cuối nằm từ 1-254.Còn Subnet Mask bạn nhấn chuột vào nó sẽ tự nhận. Default gateway thì điền địa chỉ của modem vào. Còn địa chỉ DNS tùy thuộc vào nhà cung cấp mạng ISP. Hiện nay vì nhiều lý do bảo mật nên địa chỉ DNS của các nhà mạng hay thay đổi và không còn công bố nữa, tốt nhất là khi nào bạn cần thì gọi điện trực tiếp lên số hỗ trợ của nhà mạng (Viettel : (04 hoặc 08) 62500119,FPT :(04 hoặc 08) 7300 8888 (máy lẻ 2), Mega VNN : 18001260 hoặc 800126) hoặc dùng OpenDNS (DNS quốc tế, dùng chung cho tất cả,thấy quảng cáo là rất nhanh và an toàn) : 208.67.222.222 và 208.67.220.220. Hoặc đơn giản nhất là dùng lệnh nslookup ở cmd, dòng address chính là DNS của nhà cung cấp.