Xin hỏi chữ giáp cốt là gì?

trang
trang
Trả lời 16 năm trước
Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xác định niên đại cách đây khoảng 3000 năm, được chia làm 2 loại là giáp văn và cốt văn. Giáp văn được khắc trên mai bụng của rùa, một số ít được khắc trên mai lưng, cốt văn được khắc trên xương trâu. Năm Quang Tự thứ 24 triều nhà Thanh (năm 1898), một số nông dân phát hiện ra những mảnh xương thú khắc văn tự, nhưng tưởng là "long cốt" có thể chữa bệnh nên đã bán cho các hiệu thuốc. Nhà kim thạch học Vương Ý Vinh (王懿荣) và học trò là Triệu Quân (赵军) vô tình phát hiện ra trên những "long cốt" đó là một loại văn tự cổ. Qua khảo sát phát hiện ra nơi có "long cốt" chính là kinh đô cũ của nhà Ân, tức Ân Khư (殷墟). Ban đầu các học giả không hề biết điều này, bởi vì các nhà buôn cố ý nói dối nơi tìm được "long cốt". Hiện tại người ta khai quật được khoảng 15 vạn mảnh xương như thế, có khoảng 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ. Về mặt dụng tự pháp ta cũng bắt gặp phương pháp giả tá. Nội dung giáp cốt văn chủ yếu nói về thiên văn, khí tượng, địa lí, tôn giáo... phục vụ nhu cầu tâm linh của vua chúa quý tộc. Vì thế mà giáp cốt văn còn được gọi là chiêm bốc văn tự, chiêm bốc nghĩa là bói toán.
tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Chữ Giáp Cốt là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc. Khi đó các chữ được khắc bằng vật nhọn trên mai rùa (giáp - mai) và xương thú (cốt). Số lượng của ký tự của loại chữ này không nhiều, chỉ khoảng 3000 ký tự. Nội dung chủ yếu liên quan đến bói toán, thánh thần. Khi đó, người ta vẫn lấy mai rùa để bói (đốt mai rùa để xem vết nứt, từ đó đoán sự dữ lành). Đến bây giờ các thầy bói mù của ta vẫn dùng mai rùa để bói. 1 lý do quan trọng là mai rùa có hình bát quái (từng ô 8 cạnh) trùng với hình bát quái nên mai rùa rất được tin sùng. Về sự phát hiện và khảo cứu, người đầu tiên đã trả lời đúng rồi
ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Cứ theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "tuệ thư", Hoàng Ðế nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "qui thư", Ðại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn" . Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại, và chính những nhân vật đó cũng không biết thực hư có hay không chẳng khác gì những truyện trong mười tám đời Hùng Vương của ta.

Hầu hết những văn tự trước đời Tần mà người Trung Hoa còn di tích gọi là "kim văn" vì đều là những chữ khắc trên các đồ kim loại nay còn tìm ra được. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn".

Từ những di chỉ mà các nhà khảo cổ đào được, thứ chữ tối cổ của Trung Hoa là chữ khắc trên những mảnh xương (giáp cốt văn). Người ta lần đầu tìm được loại chữ này năm thứ 26 đời vua Quang Tự nhà Thanh (tức năm 1900 sau TL), tại An Dương (Hà Nam) và chính vì căn cứ theo những di tích còn sót trên mai rùa và xương thú nên được đặt tên là giáp cốt. Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TTL) khắc để dùng vào việc bói toán. Phương pháp là dùng son hay mực viết lên sau đó dùng dao tô lên những nét đó. Theo nét khắc, người ta cho rằng 3000 năm trước người Tàu đã biết dùng bút lông vì nét có chỗ to, chỗ nhỏ không đều.
Cũng khi người ta tìm ra giáp cốt văn thì ở Ðôn Hoàng (Cam Túc) và Tân Cương lại tìm thấy một số thư trát tức là những quân lệnh mà các tướng lãnh giao dịch với nhau, viết trên các thẻ gỗ và mảnh giấy, thuộc về đời Hán. Ðó là những di tích về chữ viết cổ nhất người ta tìm thấy vào thời đó.

Nếu tính thực sự một bản viết có nghệ thuật còn lưu truyền nghĩa là được bảo tồn vì tài hoa của tác giả, ta có thể kể đến "Bình Phục Thiếp" (Viết sau khi khỏi bệnh) của Lục Cơ (261-303) đời Tấn. Vào thời đó, kỹ nghệ làm giấy còn thô sơ, không giữ được lâu như kim thạch, xương bò, mai rùa hay tre gỗ nên những chữ viết lưu lại tới nay không còn mấy. Ngay cả bức thiếp nổi tiếng là "Lan Ðình Thiếp" của Vương Hi Chi viết năm 353, vẫn được coi là chí bảo cũng không phải là bản thực mà là người sau bắt chước lại. Bản mà chúng ta thấy ngày hôm nay là một bản nhại lại viết đời Ðường (618-906) nghĩa là sau đến vài trăm năm. Dù người sau có giỏi thế nào thì nét bút cũng không thể hoàn toàn giống, nhất là một bản viết luôn luôn có hồn của thư gia, lại không được quyền dậm lại, nên nhiều lắm thì chúng ta cũng chỉ biết được một cách viết chứ không thể biết được thực sự Vương Hi Chi viết chữ ra sao.

Về thể loại, trước đời Tần người Tàu viết chữ gọi là "đại triện", là chữ biến thể của giáp cốt văn. Chữ đại triện theo thời gian biến đổi từ đời Thương sang đời Chu đã trở nên vô cùng phức tạp. Ðến đời Tần, thừa tướng Lý Tư đơn giản hóa chữ đại triện, tổng hợp và loại trừ những lối viết của các địa phương, thống nhất thành một loại chữ mới gọi là "tiểu triện". Sang đời Hán, công việc cải tiến chữ viết vẫn được tiếp tục và thành chữ viết mà ngày nay chúng ta gọi là chữ "lệ" vì là thứ chữ viết chính thức dùng trong việc giấy tờ, giao dịch. Chữ lệ đường nét đã biến hóa và đậm nhạt khác nhau chứ không còn như chữ triện nữa. Những góc cạnh thường có hình cong nơi chữ triện, nay "ra góc", nghĩa là chuyển hướng đột ngột từ ngang sang dọc hay ngược lại. Hình dáng cũng chuyển từ khuynh hướng dọc (chiều dọc dài hơn chiều ngang, tức portrait) sang ngang (chiều ngang daụi hơn chiều dọc, tức landscape). Tới thời Nam Bắc triều, từ chữ lệ người ta biến sang chữ khải, tức là thứ chữ chân phương mà người ta còn dùng ngày nay. Công trình biến đổi đó kéo dài và liên tục suốt ba trăm năm.