Bí quyết làm bài thi ĐH đạt điểm cao môn Toán?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Để đặt điểm cao khi đi thi bạn phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, và căn giờ làm các bài trong bộ đề thi ở nhà với khoảng thời gian xong sớm hơn từ 30'-> 1h.

Trước khi vào bạn không nên làm ngay mà phải đọc kỹ các câu hỏi rồi hình dung ra các cách giải ghi lại vào giấy nháp.VD khi giải một bài lượng giác nào đó bạn có thể thấy rằng nếu bài này chuyển về đại số sẽ nhanh hơn nhiều thì tốt nhất bạn nên phác họa qua cách giải hoặc cũng có thể giải bằng lượng giác nhưng bạn nên ghi sơ ra tờ nháp. Mỗi câu như vậy bạn chỉ mất chư đầy 1 phút trong khi nếu bạn nhẩm tốt bạn có thể biết luôn được kết quả. tất cả quá trình đó mất 15 phút.

sau đó bạn mới bắt đầu bắt tay vào làm dựa theo bảng phác họa lúc đầu, nếu câu nào làm không ra bạn nên bỏ lại làm câu khác trước sau đó quay lại những câu mình đã phác họa ra rồi nhưng chưa làm được xem cách làm đó có đi đúng hướng hay không nếu không thì chuyển cách khác và cuối cùng là những câu mà mình chưa đưa ra được phương án giải quyết lúc đầu, lúc này bạn phải chuyển phương án tấn công bằng nhiều cách khác nhau như chuyển hóa một số cách giải chẳng hạn như khi giải pt không nhất thiết là cứ biến đổi ta có thể xem liệu có đánh giá hai vế được không (dùng bất đẳng thức, hàm, tri tuyệt đối...) hay khi trông thấy các dạng có x2,y2 và có giới hạn chúng ta có thể chuyển về rsinx,rcosx, còn không có giới hạ có thể chuyển về tagx...nhưng các bạn nên chú ý khi chuyển từ đại số sang lượng giác chúng ta cần giới hạn góc lại để khỏi phải thêm k2pi...hoặc cũng có thể chuyển về dạng hình học...

Chúc bạn may mắn và có kết quả tốt.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

Thực hiện nguyên lý “3 Đ”

Nguyên lý này được cô đọng và theo thứ tự: “Đúng – Đủ – Đẹp”.


Đúng chiến lược làm bài: Thực hiện theo chiến thuật: “Hết nạc vạc đến xương”, tức là câu quen thuộc hoặc dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu khó thì bỏ qua, không làm ra hoặc làm sai thì nguy cơ trượt ĐH không lớn (bạn chỉ thua rất ít người làm được câu khó), nhưng nếu câu dễ mà không giải được, làm sai, làm không đến nơi đến chốn thì bạn rất dễ trượt (vì bạn sẽ thua hàng vạn người làm được câu dễ). Đúng đáp số: Nếu bài làm có đáp số đúng, bố cục ổn thì giáo viên chấm lần 1 có thể cho điểm tối đa và đánh ký hiệu để dễ thống nhất điểm với giáo viên chấm lần 2. Nếu đáp số sai thì thường giáo viên sẽ tìm điểm sai gần nhất để chấm cho nhanh. Vì vậy đúng đáp số là rất quan trọng, thậm chí có nhiều người lập luận chưa chính xác nhưng vẫn được điểm tối đa. Đúng chương trình SGK: Làm đúng đáp số nhưng bạn phải dùng kiến thức đã học trong chương trình SGK. Đúng thời gian: Có nhiều TS không biết phân bố thời gian, trình bày quá cẩn thận dẫn đến có câu đã giải xong trên giấy nháp nhưng hết thời gian để viết vào bài thi. Cũng có nhiều TS làm bài nhanh nhưng không xem lại bài kỹ nên bị mất điểm đáng tiếc.

Đủ các câu hỏi: TS cần điều tiết thời gian để làm hết các câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, tránh tốn quá nhiều thời gian cho một câu hỏi để không còn giờ suy nghĩ câu khác. Trình bày đầy đủ: Do thang điểm chi tiết đến 0,25 nên những bài có lập luận đầy đủ sẽ dễ đạt điểm tối đa.

Tìm lời giải đẹp: Khi gặp một bài toán, bạn cần ưu tiên cách giải cơ bản để xử lý nhanh mà không nên loay hoay mất thời gian tìm cách giải đẹp. Tuy nhiên ở một số bài toán đẳng cấp lại cần đến lối giải thông minh, ngắn gọn. Trình bày đẹp: Mặc dù trong môn Toán yếu tố đẹp bị xem nhẹ hơn rất nhiều so với yếu tố đúng, nhưng nếu 2 bài thi có nội dung tương tự nhau thì bài trình bày đẹp dễ được điểm cao hơn từ 0,5 đến 1 điểm.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.

Yêu cầu của bài làm của thí sinh: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng (nhiều thí sinh làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm).

Trong quá trình ôn thi, thí sinh cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:

- Trình bày: Đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.

- Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất...

- Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.

Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản, thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà thí sinh cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán - Cơ - Tin, ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) xuất bản.

Nội dung thí sinh cần lưu ý:

- Đại số: Khảo sát và vẽ đồ thị; giải toán tiếp tuyến; các câu hỏi về cực trị của các dạng đường cong cơ bản phụ thuộc tham số; sử dụng đồ thị; sử dụng đạo hàm giải bài toán cực trị; tìm các nguyên hàm cơ bản; tích phân xác định và tổ hợp; các dạng phương trình, hệ phương trình chứa căn, mũ và lô-ga; bất đẳng thức.

- Lượng giác: Chứng minh các đẳng thức lượng giác và các công thức lượng giác trong tam giác; giải các phương trình lượng giác cơ bản.

- Hình học: Hình học giải tích gồm: Đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, mặt cầu, các đường cô-nic. Hình học không gian: Các bài toán song song, vuông góc; các bài toán về tính chất song song, vuông góc trong các khối đa diện (tứ diện, lăng trụ, hộp chữ nhật).