1. Nắm vững lý thuyết cơ bản trong toàn bộ sách giáo khoa theo chương trình học sinh đã chọn: Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào các vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả các chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy các bạn học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một "tiểu tiết" nào trong sách giáo khoa.
Các bạn phải nắm chính xác các định luật Vật lí, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lí cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số Vật lí thường gặp.
2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Bạn hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học, ví dụ nên viết: 2,3.10-3 m thay vì 0,0012 m...
Xin chia sẻ thêm với bạn như sau:
1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kí thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm học 2011 của Bộ GD-ĐT.
- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.
- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.
- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).
- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe.
Sau khi các em đã chuẩn bị tốt kiến thức thì khi tiến hành làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.
- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.
- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.
- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.
Mình có 1 vài lời khuyên như sau:
Thứ nhất: Khi làm bài các em phải đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, để nhận biết câu khó và câu dễ. Các câu dễ thì làm ngay, để đỡ mất thời giờ vòng lại, còn thời gian tập trung thời gian cho các câu hỏi khó.
Thứ hai: Các em nên hiểu 1 vài chi tiết quan trọng trong từng phần một để các em đỡ mất thời gian trong việc phán đoán.
Chẳng hạn trong bài toán Dao động điều hoà, con lắc ở toạ độ xác định thì bao giờ vận tốc của nó cũng có hai giá trị chạy theo chiều dương hoặc chạy theo chiều âm. Vậy trong 4 đáp án đề đưa ra thì đáp án nào có 1 dấu đáp án dương hoặc âm là đáp án sai thì các em không cần tập trung vào đó. Vì ở một vị trí xác định, con lắc có thể chạy sang trái hoặc sang phải, vận tốc của nó là 2 giá trị cộng trừ. Vậy các em chỉ cần xem đáp án nào có 2 giá trị cộng và trừ thì một trong 2 đáp án này là đáp án đúng.
Thứ ba: Có một số đề ra thử sự phán đoán của các em tức là có những đáp án đề đưa ra con số lạc hẳn đi. Ví dụ: Khi nghiên cứu về Quang điện thì ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bức sóng của nó chỉ trên dưới 0,1 - 0,5 µm (Mi cờ rô mét). Vậy đề cho đáp án 1,4 µm thì là đáp án sai. Các em cần chú ý để đỡ mất thời gian.
Bên cạnh đó, có một số đề bài các em cần chú ý là đề cho 2 giá trị khác nhau trong một đáp án. Ví dụ: Tìm giải bức sóng không dao động bắt được trong khi thu sóng điện từ thì có giá trị đầu, giá trị cuối. Nhìn tinh thì các em sẽ thấy điện dung biến thiên từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất, chênh nhau bao nhiêu lần. Bước sóng thu được sẽ tỷ lệ căn với điện dung C đó.
Chẳng hạn, tụ C giá trị nhỏ nhất so với giá trị lớn nhất của nó chênh 25 lần thì căn của nó là 25 lần, giá trị đầu của bước sóng với giá trị cuối bước sóng ấy chênh nhau 5 lần là đáp án đúng. Còn đáp án nào không đúng với 5 lần đó chắc chắn là sai, không cần thử.
Thí sinh có 2 cách để tìm đáp án đúng
Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng được.
Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng.
Khi loại trừ được 2 kết quả. Các kết quả còn lại các em đưa vào công thức thì việc tìm kết quả đúng sẽ nhanh hơn.
Ôn nhanh các kiến thức trọng điểm
Thời gian này, học sinh (HS) cần nhanh chóng tóm tắt, tổng hợp lại một cách hệ thống phần lý thuyết và rèn luyện thật kỹ các dạng bài tập cơ bản trong SGK. Trong quá trình ôn tập, cần bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT vì nội dung đề thi sẽ xoay quanh những vấn đề nêu trong cấu trúc này.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết, đề thi sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà HS do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn: khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện; các hiện tượng tán sắc, giao thoa ánh sáng, hiện tượng quang điện, quang dẫn, hiện tượng phóng xạ…
Sau đó, HS nên bắt đầu việc luyện giải các bài tập tự luận ở các dạng cơ bản theo từng chủ đề.
Khi làm bài, TS cần đọc kỹ phần dẫn của câu hỏi, tránh các “bẫy” gây nhiễu. Không được bỏ sót từ nào của phần dẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời. Cân nhắc để chọn đúng phương án trả lời. Chú ý tới các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Đọc tất cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và không đọc các phương án tiếp theo. Phải biết tạm bỏ qua những câu “rắc rối”, để chuyển sang làm những câu khác “dễ hơn”, rồi quay lại làm những câu đó sau. Không bỏ sót hoặc để trống bất kỳ câu nào. Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên quyết đoán nhanh phương án trả lời cho tất cả các câu, nhưng cũng đừng bỏ qua “quy luật xác suất” trong việc chọn phương án trả lời trắc nghiệm.