Đón bé chào đời không chỉ đơn giản là việc chuẩn bị một chiếc giỏ xách với tã, bỉm, sữa... để sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào bạn chuyển dạ.
Hãy chắn chắn là bạn đã chuẩn bị đầy đủ cả những việc dưới đây để luôn chủ động trong mọi tình huống ngay cả sau khi bé đã chào đời nhé!
1. Dự trữ đồ ăn
Không phải ai cũng có ông bà hay người thân để nhờ đi chợ và nấu cơm bất cứ lúc nào, thậm chí trong những gia đình có ông bà thì sau khi bé ra đời cả nhà vẫn trở nên vô cùng bận rộn. Vậy thì đây chính là lúc bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho chiếc tủ lạnh: một lọ ruốc, một nồi thịt kho được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngăn đá tủ lạnh, một ít đế bánh pizza đã phủ sẵn nhân chỉ cần cho vào lò nướng lại... là rất cần thiết - bạn sẽ không bao giờ bị đói bụng.
2. Tạo môi trường an toànHãy nhớ rằng kể từ sau thời điểm bé cất tiếng khóc chào đời, cuộc sống của bạn sẽ bước sang một trang mới hoàn toàn khác với những gì đã từng diễn ra trước đó. Bạn sẽ trở nên vô cùng bận rộn với đủ thứ việc lặt vặt. Bởi vậy thời điểm chuẩn bị đón bé chào đời
là lúc bạn nên bắt đầu tạo lập một môi trường an toàn cho sự phát triển của bé: bịt tất cả các ổ điện còn hở, che chắn các góc bàn sắc cạnh, thêm thanh chắn ở các đầu cầu thang trong nhà (nếu có), bó gọn lại những dây điện....3. Chuẩn bị sẵn sàng cho các trẻ lớn và vật nuôi trong nhàCó không ít những câu chuyện về vấn đề hành xử của các bé lớn khi bạn mới sinh thêm bé thứ hai. Để giảm thiểu những thay đổi tiêu cực về tâm lý cho bé, bạn nên bắt đầu nói chuyện dần với con về cuộc sống sau khi em bé trong bụng mẹ ra đời. Hãy cùng bé xem lại những hình ảnh bé khi còn nhỏ xíu, nói với bé bạn đã phấn khích khi đón bé chào đời như thế nào. Hãy giao cho bé một công việc "thật quan trọng" như lựa chọn cho em bé một bộ quần áo đẹp để mặc khi về nhà chẳng hạn.Nếu có bạn bè đang nuôi trẻ nhỏ, bạn có thể mời họ qua chơi thường xuyên hơn để chúng làm quen với tiếng khóc của bé mà không sủa hay kêu ầm lên mỗi khi bé khóc. 4. Chọn một bác sĩ nhi tốt Đừng bao giờ để mình ở tình trạng "nước đến chân mới nhảy" - nhất là trong những lúc bé ốm. Hãy tham khảo ý kiến của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ gần bạn xem họ thường tin tưởng bác sĩ nhi nào, sau đó tới gặp trực tiếp và nói chuyện với 1-2 vị bác sĩ để lựa chọn một người cho bé yêu của bạn, hỏi về giờ giấc thăm khám, số điện thoại hay địa chỉ email và cả những trường hợp khẩn cấp nếu có.
5. Lên kế hoạch cho giấc ngủ Dù trẻ sơ sinh
ngủ rất nhiều nhưng lại không ngủ liên tục một giấc dài như người lớn, và ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị cho việc bé không ngủ mà lại hay chơi đêm. Để mình và chồng (hoặc người giúp bạn khi sinh nở) có thời gian nghỉ ngơi, hãy chia ca chăm bé. Khi không phải "ca" của mình, bạn hãy sang phòng khác hoặc ngủ ở sofa - nơi tách biệt hoàn toàn với khu vực chăm sóc bé. Nếu nuôi bé bằng sữa mẹ, bạn có thể vắt sẵn sữa để bé luôn sẵn sàng có sữa và không bị đói.
6. Tã/ bỉm và sữa công thức 3h sáng, bạn cần thay tã cho bé. Và bạn chợt nhận ra trong nhà đã hết sạch bỉm, không còn lại dù chỉ 1 chiếc. Hãy tránh cho mình khỏi tình trạng bị động bằng cách dự trữ tương đối nhiều tã/ bỉm trong nhà. Nên mua nhiều loại, mỗi loại 1-2 bịch để xem bé phù hợp với loại nào nhất. Với sữa công thức, dù quyết định cho con bú sữa mẹ
nhưng bạn vẫn cần mua sẵn để đảm bảo bé được bú no để chờ sữa mẹ về trong 2-3 ngày đầu.
7. Tìm hiểu mọi thứ về trẻ sơ sinh Bạn có nên dùng núm ti giả cho bé? Bé sơ sinh thường ngủ khoảng bao nhiêu tiếng? Khi bé khóc lâu cần kiểm tra những gì?... Đây là lúc bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về trẻ sơ sinh - càng nhiều càng tốt. Tham khảo trên các báo uy tín hoặc đọc sách - đây là những nguồn thông tin vô cùng quý giá và phong phú mà bạn có thể tham khảo.
8. Chuẩn bị đồ đi đẻTrước ngày dự sinh
khoảng 1 tháng, hãy chuẩn bị một giỏ xách và đặt ở nơi dễ lấy khi bạn có dấu hiệu chuyển dạ. Quần áo thoáng mát, áo ngực loại dành riêng cho phụ nữ cho con bú, bít tất mỏng, dây buộc tóc hay băng đô, bàn chải và kem đánh răng, thẻ bảo hiểm y tế, tiền, tã/ bỉm, một chiếc chăn nhỏ và cả quần áo cho bé...