Bạn trai tôi bị bệnh lao phổi cách đây 2 năm, đã chữa khỏi. Nay cô em gái của ảnh sắp đi Mỹ vô tình khám sức khỏe cũng phát hiện bệnh lao phổi. Vậy cho tôi hỏi lao phổi có di truyền không? Tôi và gia đình bạn tôi có cần đi xét nghiệm không? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Xin chân thành cảm ơn. (Joey Ta)
- Lao phổi là một bệnh lây do trực trùng Kock gây ra, không phải là bệnh di truyền. Lao phổi gọi là nguyên phát khi phát bệnh ngay thời kỳ sơ nhiễm. Lao phổi gọi là tái nhiễm khi hoặc có thể do nguồn gốc nội sinh: bùng phát ở lao sơ nhiễm cũ, hoặc có thể do nguồn gốc ngoại sinh liên quan với ổ lao mới nhiễm.
Sự phát sinh bệnh lao trùng hợp với các hoàn cảnh mà cơ thể bị suy giảm miễn dịch (lúc dậy thì, khi mang thai, mắc bệnh tiểu đường, sau cắt dạ dày, nghiện rượu, kém dinh dưỡng, suy nhược ở tuổi già).
Nếu gia đình có người bị lao, ngoài việc cách ly và điều trị đúng, tích cực cho bệnh nhân, cần kiểm tra cho những người khác trong gia đình (chụp X-quang phổi, làm phản ứng bì với tuberculine, xét nghiệm đờm tìm BK...).
Phòng bệnh tốt nhất là chủng BCG cho trẻ sơ sinh, điều trị đúng các lao sơ nhiễm, cách ly và điều trị đúng cho người lao, hay lây nhất ở giai đoạn có BK(+) trong đờm.
Đa hóa trị liệu là cách chữa lao tốt nhất hiện nay bằng các thuốc: INH, Rifamipicine, Etambutol, Streptomycine kéo dài 18 tháng
Hạ canxi máu
+ Cách đây năm tôi có bị tê cứng bàn tay, bác sĩ bảo tôi bị hạ canxi máu, có cho uống viên canxi sủi bọt thì bàn tay mềm ra và hết đau. Sau đó, vào những lúc bệnh (rối loạn tiêu hóa hoặc viêm amiđan) có lúc hai bàn tay lại bị cứng và đau giống như vậy). Sau khi uống viên canxi sủi bọt thì lại hết, lúc khỏe mạnh bình thường thì không sao.
Hạ canxi máu là gì? Có cần điều trị không? Nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa, điều trị ra sao? (Ha Thu)
- Cơn hạ canxi huyết làm bàn tay co rúm như bàn tay người đỡ đẻ, dễ chẩn đoán. Điều trị chỉ cần dùng thuốc Valium và tiêm mạch máu chậm gluconat calcium chừng 5 phút sau, bệnh hết.
Nhưng cơn tetami chỉ là triệu chứng của rất nhiều căn nguyên:
- Do hạ cali huyết
+ Bệnh thiểu năng cận giáp trạng
+ Do ăn vào thiếu hoặc kém hấp thụ Calcium (còi xương do thiếu Vitamin D, bệnh mềm xương...)
+ Do Calci đào thải nhiều (Acidose do ống thận, bệnh Fanconi...)
- Do thiếu Magie (Mg) huyết ở các bệnh đường ruột mãn tính
- Do thiếu (hạ) Kali huyết (đặc biệt hội chứng Conn, dùng lợi tiểu nhiều)
- Do suy thận mãn tính
- Do kiềm máu chuyển hóa hay hô hấp (tăng thông khí kéo dài)
- Một số cơn tetami có Calci huyết bình thường, cần thăm khám thêm về thần kinh - tâm thần.
Do đó, ngoài việc điều trị cơn tetami, cần điều trị theo nguyên nhân.