Ung thư phổi có chữa được không?

Ung thư phổi là dạng ung thư thường gặp ở nam giới và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thuốc lá.

Ba chồng tôi bị đau tức ở vùng ngực bên trái, đau lưng, khó thở và ho nhiều vào xế chiều và ban đêm, có một cục hạch di chuyển nhiều chỗ trên cơ thể. Ông đi chụp phim thì thấy bên ngực phải một nửa phía trên có màu trắng, BS chẩn đoán ba tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối.

Tôi nghe nói ăn thịt cóc có thể chữa được bệnh này có đúng không? Có thể chỉ cho tôi bài thuốc nào khác giúp ba tôi chóng thoát khỏi bệnh hiểm nghèo này! (Võ Thị Thúy Mai)

Để cập nhật thông tin sức khỏe hãy truy cập website www.nhipcausuckhoe.com.vn

Áng Mây Chiều
Áng Mây Chiều
Trả lời 13 năm trước

Ung thư phổi là dạng ung thư thường gặp ở nam giới và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thuốc lá. Cho đến nay ung thư phổi vẫn là bệnh ung thư khó điều trị vì thường phát hiện muộn.

Thêm vào đó, ung thư phổi có khuynh hướng diễn tiến nhanh, dễ di căn và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp của người bệnh. Khi ở vào giai đoạn cuối, khả năng điều trị khỏi gần như không còn.

Các biện pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm bớt các triệu chứng bất lợi của căn bệnh, giữ cho chất lượng sống của người bệnh ở mức độ tốt nhất nếu có thể. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng hóa trị, xạ trị, thuốc giảm đau...

Các phương pháp điều trị đông y có thể có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng nhưng cũng không thể chữa khỏi ung thư. Các phương pháp điều trị khác được truyền khẩu như ăn thịt cóc... hoàn toàn không có cơ sở khoa học và rất nguy hiểm vì có thể bị ngộ độc.

Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khác, chị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thông tin vì sức khỏe cộng đồng www.nhipcausuckhoe.com.vn

Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Ung thư phổi là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, do đó tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có thêm nhiều cơ hội điều trị bệnh hơn, đặc biệt với những đối tượng dưới đây:

– Những người thường xuyên hút thuốc lá và hút trong nhiều năm.

Khói thuốc lá: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Trong thuốc lá có nhiều hóa chất độc hại có khả năng tổn hại các tế bào phổi và dần dần dẫn đến ung thư. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở một người hút thuốc lá sẽ phụ thuộc theo thời gian hút thuốc, độ tuổi bắt đầu hút và số lượng thuốc hút trong ngày.

Giới tính: Trước đây, tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi 50 – 70. Thời gian gần đây, tại một số nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới không gia tăng trong khi tỷ lệ này ở nữ giới lại tăng lên.

Khu vực địa lý: Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi tại các nước Bắc Mỹ và Châu Âu là cao nhất, chiếm 10-15%. Tỷ lệ này ở Nam Mỹ và Châu Á là 5-10% và chỉ thấp hơn 5% tại các nước Châu Phi.

Chất phóng xạ: Các nhà khoa học đã xác định mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm một số chất ô nhiễm không khí với bệnh ung thư phổi, ví dụ như các chất phụ sinh ra trong quá trình đốt cháy dầu diesel hoặc nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, chất khí phóng xạ radon có thể gây tổn hại các mô tế bào phổi và dẫn đến ung thư. Đây là loại không mùi, không màu và không vị, thường có ở trong sỏi đá tự nhiên nên chúng ta không thể nhìn được bằng mắt thường.

Tiền sử bệnh: Nguy cơ mắc ung thư phổi lần 2 ở những người đã từng mắc ung thư phổi sẽ cao hơn so với những người chưa mắc bao giờ.

Căn cứ theo giai đoạn phát triển của bệnh và thể mô bệnh học, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau nhằm chữa khỏi hay kéo dài sự sống hoặc kiểm soát các triệu chứng.