Đèn đỏ có được phép rẻ phải không?

Có những nơi gắn biển 'đèn đỏ được phép rẽ phải', có nơi lại không, vậy tiêu chí là gì?

Công việc của tôi thường xuyên phải di chuyển bằng xe máy đến nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng tôi vẫn không thể hiểu, tiêu chí nào để một ngã tư có gắn biển "Đèn đỏ được phép rẽ phải, chú ý nhường đường cho người đi bộ".

Ở ngã tư nhỏ như đê La Thành, đường chỉ vừa một làn xe mỗi bên, nhưng lại cho phép rẽ phải xuống Nguyễn Chí Thanh, gây ra tình trạng xe sau muốn rẽ còi inh ỏi đòi xe trước tránh đường. Khổ nỗi, đường chỉ có một làn, biết tránh vào đâu?

Lại có một số phố rộng thênh thang, khá ít phương tiện qua lại, thì không có biển báo này, và đương nhiên, nếu rẽ phải, sẽ gặp ngay CSGT thổi phạt.

Tôi vẫn không thể hiểu vì sao lại có chuyện ngược đời này. Nhờ các bạn giải thích giùm, ngã tư như thế nào thì đạt chuẩn để đặt biển báo "Đèn đỏ được phép rẽ phải"? Xin cảm ơn!

Phan Nhật Anh
Phan Nhật Anh
Trả lời 8 năm trước

Ngã tư đông xe hay ùn tắc mới có bảng này! Còn mặc định là không được rẽ phải!

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Ngày xưa Sài gòn có lệ đó, xe 2 bánh được rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng đó là lệ và như vậy là sai. Bây giờ phải chạy theo đúng luật giao thông đường bộ. Theo luật GTĐB qui định, các phương tiện giao thông phải dừng khi gặp đèn đỏ. Việc rẽ phải khi gặp đèn đỏ là vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên để giảm ùn tắc giao thông, ở 1 số giao lộ xe 2 bánh bên giao thông họ cho rẽ phải, khi đó sẽ có biển thông báo là xe 2 bánh được phép rẽ phải khi đèn đỏ hoặc mũi tên rẽ phải màu xanh được mở. KHông có biển này các bạn đừng rẽ phải nhé.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Khi có biển thông báo cho phép rẻ, hoặc hướng rẽ nằm phía trước cột tín hiệu.


Nguyễn Huyền Trang
Nguyễn Huyền Trang
Trả lời 8 năm trước

Nguyên tắc chung là Gặp đèn đỏ, phải dừng lại, trừ trường hợp có biển ghi rõ được phép rẽ phải. Trong thực tế, khi cần kíp (đã gần 1 giờ chiều mà còn phải chạy đi mua con dao về chặt thịt gà đãi khách đang ngồi chờ ở nhà...), thì có thể "vẫn dụng", bằng cách "hạ cấp" chiếc xe máy, từ chỗ chạy bằng động cơ xăng, thành xe hai bánh không nổ máy, đẩy đi trên vỉa hè, vòng phải , thế là đi... Qua chỗ ý, ta lại tà tà nổ máy, trèo lên... phắn tiếp ! Mần rứa chả vi phạm gì, phải không ?

Nguyễn Duy Thiên
Nguyễn Duy Thiên
Trả lời 8 năm trước

Ko biết tiêu chuẩn thế nào thì được rẽ phải nhưng ngã tư nào có làn đường riêng để rẽ phải (làn mũi tàu) thì đc rẽ phải, còn ở Tphcm thì vẫn còn dễ dãi nên vẫn cho rẽ phải ở những ngã tư ko có làn đường mũi tàu nếu như ko có người đi bộ qua đường. đó là xe máy thôi, oto thì nghỉ khỏe đi

Vương Gia Bảo
Vương Gia Bảo
Trả lời 8 năm trước

Theo luật thì tuân thủ hiệu lệnh theo thứ tự: Người điều khiển giao thông>Biển báo tạm>Biển báo phụ>Biển báo chính (nhớ mang máng vậy, thiếu thì bà con bổ sung thêm).

Trinh Thanh Hà
Trinh Thanh Hà
Trả lời 8 năm trước

Nếu có gắn bảng thì đươc phép rẽ phải, nếu không có thì ko được rẽ.

Nguyễn Hữu Sơn
Nguyễn Hữu Sơn
Trả lời 8 năm trước

Luật gì thì luật, luật cũng bắt nguồn từ trong cuộc sống mà ra, điều kiện lưu thông trong Sài Gòn quá đông và mật độ dày đặc nên việc xe máy được các chiến sĩ CSGT cho phép rẽ phải mà không phạt là hợp lý, vì vậy các nạn ở nơi khác mới đến SG khi đi thẳng mà gặp đèn đỏ thì nên biết nhường sang một bên để có lối cho xe máy rẽ phải các bạn nhé

Nguyễn Trang Nhung
Nguyễn Trang Nhung
Trả lời 8 năm trước

Học luật cho kỹ vào,để tránh tai họa cho bản thân và mọi người, đối với xe máy thì luôn được rẽ phải,trừ khi có biễn cấm rẽ,oto thì không được ,vậy thôi.

Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Thu Hằng
Trả lời 8 năm trước

Cái vấn đề phát sinh là có những nơi gắn bảng "đèn đỏ 2b được rẽ phải" mà nơi đó chả khác những chổ khác. Vậy nên mọi người áp dụng cho tất cả mọi nơi trong SG. Rõ ràng là sai về luật nhưng lại hợp về tình cho SG đông đúc chật hẹp này.