Gần đây trên đường Phạm Hùng, Hà Nội, có kẻ Vạch số 1-11. Theo qui định thì xe từ phía vạch nét đứt được quyền đè lên vạch liền để nhường đường cho xe sau vượt. Lúc đó xe con lại chạy vào làn xe tải, bị CSGT bắt vì đi sai làn .
Tôi chưa bị bắt vì tôi không nhường đường cho xe sau vượt nhưng có nhiều Bác thấy tín hiệu xin vượt thì nhường đường ngay nên dính chưởng.
Xin hỏi nên đi cách nào cho đúng luật và không bị CSGT phạt.
(Nguyễn Văn Thành)
Vạch 1-11 qui định bạn được đè vạch từ phía vạch ngắt quãng và không được đè vạch từ phía vạch liền. Trong trường hợp này, khi bạn đã vào làn vạch liền thì phải chờ tới khi có vạch cho phép mới được trở về làn cũ. Vì thế, việc nhường đường cho xe sau vượt lên rất hạn chế (trừ trường hợp xe sau là xe ưu tiên). Tôi không mấy khi nhường đường trong những trường hợp này và cũng không xin vượt nhằm đảm bảo cả mình và bạn đường đều không rơi vào tình huống khó xử.
Tiện đây cũng xin bàn luận thêm rằng giao thông của chúng ta là khó đi nhất vì biển báo và vạch kẻ đường thì theo quy định Quốc tế nhưng phân làn thì lại theo phương tiện. Ví dụ, vạch 1-11 quy định như trên đã bàn nhưng trên thực tế nhiều xe ô tô bị phạt vì lỗi chuyển sang làn 1 mà ở VN quy định là làn xe máy còn làn 11 là làn ô tô, điều không giống ai trên thế giới này. Vì vậy, tôi cũng xin đóng góp một ý kiến là khi tham gia giao thông trên những cung đường "khó" này thì chúng ta nên hạn chế tối đa chuyện xin vượt nhau. Tương tự, các xe cũng không nên chạy quá chậm khi phía trước thoáng. Chúc tất cả chúng ta lái xe an toàn.
DKT
Dịp nghỉ lễ vừa rồi hình như tôi cũng bị dính đây. Hôm đó tôi chạy xe rẽ từ toà nhà SIMCO ra đường Phạm Hùng, chẳng hiểu sao có chú CSGT ra vẫy gậy trước mặt. Tôi thấy mình đi đúng làn đường cùng các xe khác, không đè vạch hay vượt đèn đỏ, cài dây an toàn đầy đủ, tóm lại là thấy mình chẳng có lỗi gì cả nên coi như không biết, cứ đi thẳng, cũng chẳng thấy ai đuổi theo. Nhưng về nhà vẫn cứ thắc mắc không biết là vì sao chú ấy lại vẫy xe mình (?).
Hong Minh