Mô tả sản phẩm: Canon PowerShot G15 - Mỹ / Canada
Một số đặc điểm nổi bật:
- Độ phân giải: 12.1 megapixel
- Hệ thống thấu kính: Thấu kính Zoom 5 x x - 6.1 mm - 30.5 mm - F/1.8-2.8
- Kích thước cảm biến quang học: 1/1.7"
- Loại cảm biến quang học: CMOS
- Cân bằng hình ảnh: Quang học
Trong quá trình thử nghiệm Canon PowerShot G15, tôi có ý nghĩ rằng ống kính của G15 đã nên được trang bị cho G1 X. Dù G15 là một chiếc máy ảnh tốt, nhưng nó lại không có màn hình LCD có thể xoay, cùng với sự thật rằng nó vẫn mang một cảm biến nhỏ và không rẻ hơn là mấy so với mẫu máy ảnh dẫn đầu phân khúc, Sony Cyber-shot DSC-RX100. G15 giữ lại hệ thống kính ngắm quang học, trong khi Nikon loại bỏ hoàn toàn trên Coolpix P7700, có nghĩa chỉ G1 X và Fujifilm X10 mới là hai đối thủ trực tiếp của G15
Chất lượng ảnh
Canon PowerShot G15 thuộc dòng máy ảnh cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời, mặc dù chưa thể sánh ngang với RX100 của Sony được. Nó sử dụng cảm biến và thuật toán xử lý hình ảnh giống hệt với Canon PowerShot S110, nhưng chính ống kính mới tạo nên sự khác biệt lớn. Những khu vực ảnh ngoài vùng lấy nét trông mịn hơn và ít qua xử lý hơn, đồng thời những vùng ảnh sắc nét trông đỡ thô hơn. Với định dạng JPEG, các bức ảnh trông rất đẹp với ISO 200, sau đó những thành phần lạ (artifact) bắt đầu trở nên rõ ràng. Tuy các bức ảnh RAW không có độ sâu, chỉ cần tinh chỉnh một chút, bạn vẫn có thể tạo ra các bức ảnh với ISO cao đến 1600 bằng cách xử lý chúng để tạo sự cân bằng tốt hơn giữa độ nhiễu và độ sắc nét.
Những vùng lấy nét trông khá mịn trong các bức ảnh JPEG với ISO lên tới 200, sau đó nhiễu và các artifact bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể thấy số lượng chi tiết mất đi càng nhiều khi tăng ISO lên càng cao, do đó chúng tôi đề nghị bạn đừng vượt quá ISO 1600.
Ở ISO 80, G15 ghi lại những bức ảnh rất sắc nét và chi tiết
Ở ISO 100, bức ảnh trông vẫn rất sắc nét
Ở ISO 200, máy ảnh vẫn ghi lại đủ chi tiết, nhưng hình ảnh trông không còn mịn
Ở độ nhạy ISO cao hơn, bạn vẫn có thể thu được kết quả tốt khi chụp RAW (bức ảnh này chụp ở ISO 800)
Ở ISO 1600, các bức ảnh xuất hiện những dấu hiệu của quá trình xử lý ảnh, tuy nhiên chúng vẫn sử dụng được để in khổ lớn.
May mắn làm sao, bạn không phải quá phụ thuộc vào độ nhạy ISO cao nhờ có ống kính tuyệt vời: nó nhanh, sáng, và tương đối sắc nét, mặc dù xuất hiện hiện tượng biến dạng hình ảnh ở độ dài tiêu cự 50 mm. Mức khẩu độ lớn nhất của ống kính là f2.8 với tiêu cự 96 mm, thế nhưng nó không thể thu hẹp lại quá f8, nên tôi phải thường xuyên sử dụng bộ lọc ND dưới ánh sáng mạnh.
Tương tự nhiều mẫu máy ảnh cảm biến nhỏ, chiếc PowerShot G15 ghi lại các vùng nổi bật, nhưng bạn có thể thay đổi các thiết lập cho mức độ phơi sáng tối ưu hơn. Khả năng tạo dựng màu sắc khá tốt, trong khi cân bằng trắng dưới ánh sáng ban ngày lại hơi nhạt và các bức ảnh có một chút tương phản. Nhưng sẽ thuận lợi nếu chiếc máy ảnh có một thiết lập AdobeRGB và nếu bạn có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa dải tần nhạy sáng và điều chỉnh màu sắc khi chụp ở chế độ RAW + JPEG.
Dù bị giới hạn ở tốc độ 24 khung hình mỗi giây và thiếu khả năng điều chỉnh bằng tay, chiếc máy ảnh vẫn tạo ra những đoạn video đẹp mắt, đủ dùng cho hầu hết các tình huống thường ngày.
Hiệu năng
Hiệu năng của Canon PowerShot G15 được cải thiện một chút so với G12, dù vẫn không đủ để được coi là ‘nhanh’. Nó cần khoảng 2,3 giây để khởi động, lấy nét và chụp, một tốc độ tương đối điển hình cho loại máy ảnh này. Cải tiến lớn nhất nằm ở khả năng tự động lấy nét dưới ánh sáng mạnh, nhờ đó độ trễ giảm xuống còn 0,2 giây; trong điều kiện ánh sáng yếu độ trễ vẫn không đổi là 0,6 giây. Quá trình xử lý hình ảnh vẫn là một điểm yếu, dù không quá chậm như những đối thủ: hai bức ảnh JPEG chụp liên tiếp cần khoảng thời gian 1,9 giây, tăng lên tới 2,6 giây với ảnh Raw và 2,9 giây khi có sử dụng đèn flash. Con số này tăng lên khi bạn chuyển từ chụp góc rộng sang chụp telephoto. Trên thực tế, khả năng lấy nét vẫn chậm hơn mức cần thiết đối với thể loại nhiếp ảnh đường phố.
Hầu hết các mẫu máy ảnh loại này đều khá bất lực trong việc chụp liên tục, và G15 không phải ngoại lệ. Không có giới hạn trong số bức ảnh chụp mỗi lần, nhưng G15 lại khá tù túng, 1 fps để chụp ảnh JPEG với tính năng tự động lấy nét, 2 fps không có tự động lấy nét, hay lần lượt 0,8 fps và 1,1 fps khi chụp ảnh Raw.
Thời lượng pin trên những chiếc máy ảnh compact tương đối kém, nhưng G15 ít ra đứng đầu danh sách. Màn hình LCD đủ sáng và sắc nét để lấy nét bằng tay.
Thiết kế và tính năng
Mặc dù cấu trúc bên ngoài của G15 về cơ bản giống với G12, Canon đã thực hiện một số thay đổi đối với các vị trí nút bấm. Tay nắm vẫn tương đối nông nhưng khá có ích, và cục dial hoạt động hơi bất tiện.
Đặc biệt, Canon đã thay đổi đèn flash sang dạng pop-up, dẫn đến việc loại bỏ nút điều chỉnh độ nhạy ISO. Thay vào đó, nút điều chỉnh chế độ và các nút thay đổi độ bù phơi sáng đều được bố trí tập trung tại phần trên bên phải, một sự điều chỉnh rất thú vị. Không chỉ vậy, nút chụp cũng được chế tạo lớn hơn một chút.
Nút điều chỉnh chế độ (mode dial) cũng có một chút thay đổi. Nó vẫn giữ lại những thiết lập cũ, gồm PASM, auto, các chế độ khung hình, chế độ quay phim, cùng 2 chế độ tùy biến, thế nhưng lại loại bỏ 2 chế độ chụp ảnh nhanh (quick shot mode) và chụp dưới ánh sáng thấp (low light mode). Hai chế độ này được thay bằng chế độ Movie Digest (các đoạn clip từ 2 đến 4 giây được tự động nối với nhau) và chế độ Creative Filters.
Bên cạnh việc loại bỏ màn hình LCD xoay, ở mặt sau, tay nắm bằng cao su cũng đã được mở rộng, và một nút quay phim thế chỗ cho nút độ phơi sáng. Tuy nhiên, nút quay phim nằm quá ngang bằng với tay nắm, hạn chế tốc độ sử dụng trong một số tình huống. Nút ‘AE lock’ (tự động lựa chọn độ phơi sáng) thay thế nút đo sáng tại vị trí dễ tiếp cận, và nó cùng với các nút tự động lấy nét vùng, nút đo sáng và nút menu nằm xung quanh nút ‘navigation dial’. Nút ‘navigation dial’ chứa các nút bấm con, gồm độ nhạy ISO, chế độ lấy nét, đèn flash, và hiển thị, cũng như nút ‘Func Set’ để lựa chọn những chế độ chụp ảnh thường xuyên sử dụng. Ngoài ra còn có một nút shortcut nằm ở trên cùng bên trái, để truy cập trực tiếp vào chức năng do chính người dùng tự thiết lập.
Tôi đã từng phàn nàn rất nhiều về dial controller ở mặt sau trên những máy ảnh dòng G series trong quá khứ, nhưng hoặc tôi đã quen với việc sử dụng nó, hoặc Canon đã thực hiện vài thay đổi trên G15, bởi nút bấm này không còn gây khó khăn cho việc sử dụng. Về tổng thể, ngoại trừ nút quay phim, tôi thích thiết kế của Canon PowerShot G15 và cảm thấy nó đem lại một trải nghiệm chụp ảnh thú vị. Ở hầu hết các phần, giao diện hoạt động một cách trơn tru, với khả năng di chuyển nhanh chóng qua các lựa chọn điều chỉnh từ menu Settings. Dù vậy, tôi thấy các lựa chọn trong menu có phần rối rắm, và những gợi ý không giúp ích nhiều để phân biệt giữa các lựa chọn, chẳng hạn giữa Servo AF và Tracking AF, hoặc một số lựa chọn bị vô hiệu hóa ở một số thời điểm nhất định.
Có một số điểm khiến tôi không hài lòng. Trước tiên, chiếc máy ảnh thường xuyên trở lại trạng thái đo sáng, ngay cả khi vừa chuyển sang từ chế độ chờ hoặc playback. Tiếp nữa, PowerShot G15 không hỗ trợ Adobe RGB, chính điều này làm tôi thấy khó chịu.
Canon PowerShot G15 còn thiếu những tính năng như GPS và khả năng đăng ảnh wireless, cũng như đáng khiển trách khi sử dụng màn hình LCD cố định. Nhưng G15 vẫn đem đến khả năng kết hợp với đèn flash ngoài và được trang bị kính ngắm quang học. Đồng thời, giao diện người dùng cũng tương đối dễ sử dụng.
Những tính năng thú vị bao gồm Face ID mà bạn có thể ghi lại tới 5 hình ảnh khuôn mặt khác nhau để ưu tiên lấy nét, và một tính năng có tên ‘face self-timer’, trong đó máy ảnh sẽ đợi cho đến khi bạn quay trở lại khung hình trước khi chụp một tấm ảnh. Chế độ Super Slow Motion quay lại các đoạn video 30 giây với tốc độ lên tới 120 fps hoặc 240 fps, nhưng chỉ ở độ phân giải thấp: VGA cho 120 fps và 320 x 240 pixel cho 240 fps. Để biết toàn bộ các tính năng của G15, bạn có thể tải về một phiên bản hướng dẫn bằng PDF.
Kết luận
Dù không có điểm đặc biệt nào về chiếc máy ảnh này, thậm chí dường như nó không còn là lựa chọn hàng đầu đối với những người dùng DSLR làm backup, Canon PowerShot G15 vẫn là một lựa chọn hợp lý nếu như bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh tốt hơn một chiếc máy compact điển hình, nhưng lại không muốn bỏ ra số tiền quá $500.