Mô tả sản phẩm: Canon PowerShot G10 - Mỹ / Canada
Đánh giá Canon PowerShot G10
Mới chỉ gần đây nhưng thực tế đã một năm trôi qua kể từ ngày ra mắt chiếc Canon PowerShot G9. Thời gian và sự biến đổi của công nghệ là vô tận bởi thế mà khi ngắm nhìn người tiền nhiệm G9, chúng ta se không hề ngạc nhiên với sản phẩm tiếp theo mang tên PowerShot G10. Trên thực tế thì không phải tất cả đều dự đoán được cái tên G10 bởi trong quá khứ đã không hề tồn tại những cái tên như G4 hay G8, nhưng đây thực sự là mẫu lens thứ tám trong series những máy ảnh du lịch compact hàng đầu của Canon.
Kể từ khi ra mắt G1 vào năm 2000, các máy ảnh dòng G đã trở thành chuẩn mực cho những máy ảnh compact cao cấp và đến G10 thì tiêu chuẩn đó thậm chí còn cao hơn nữa. Độ phân giải của cảm biến CCC đã được nâng cấp lên mức 14,7megapixel 1/1.7-inch, một màn hình rộng tới 3,0-inch với độ phân giải đẳng cấp hàng đầu gồm 461k dấu chấm, độ zoom 5x chống rung ở tiêu cự f/2,8-4,5 tương đương một ống kính góc rộng 28mm (G9 có độ zoom 6x tương đương với góc rộng 35-210mm). PowerShot G10 được trang bị bộ điều khiển lấy nét bằng tay, đinh dạng chụp ảnh RAW và bộ xử lý hình ảnh DIGIC 4 tương tự như những mẫu máy ảnh kỹ thuật số SLR mới nhất của Canon. Tất nhiên để có được những thông số kỹ thuật như vậy thì mức chi phí bỏ ra cũng không hề nhỏ, G10 hiện đang bán với giá khoảng £ 340, một số nhà bán lẻ thậm chí còn bán với giá trên £ 400. Mức giá này đắt hơn đáng kể so với hầu hết những chiêc DSLR cao cấp hiện nay.
Với không khí ảm đạm trên thị trường những máy ảnh compact hàng đầu, G10 không có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đối thủ cạnh tranh gần nhất của nó là chiếc Panasonic Lumix LX3 (£ 313), tuy nhiên, bất cứ ai khi mua một chiếc máy ảnh compact cao cấp đều muốn xem thêm các sản phẩm như Nikon Coolpix P6000 (£ 307) và Ricoh GR Digital II (£ 354).
Song, có thể nói, G10 xứng đáng vơi mức giá đắt đỏ của nó. PowerShot G10 lf mộ máy ảnh có thân hình to lớn với kích thước 109,1 x 77,7 x 45,9 mm và trọng lượng khoảng 380g khi nạp đầy pin. Với kích cỡ như vậy, nó gấp khoảng hai lần kích thước và trọng lượng của một máy ảnh compact bỏ túi thông thường, lớn hơn vài mm và nặng hơn 30g so với G9.
Giống như G9, thiết kế phần thân của G10 cũng là một sự phát triển từ PowerShot G7. Thoáng nhìn, ta thấy G10 trông giống như một máy ảnh rangefinder cũ, các cấp chia bảng điều khiển gợi nhớ tới chiếc Voightlander-Cosina Bessa nhưng đồng thời, nó cũng gợi nhắc đến chiếc máy ảnh huyền thoại Epson R-D1. Như một máy ảnh rangefinder, G10 có nhiều bánh xe và nút bấm bên ngoài với hai bánh xe lớn để chỉnh ISO và lực chọn chế độ chụp, môt bánh xe nhỏ hơn giúp thay đổi độ bù trừ sáng. Các bộ điều khiển này to hơn và được gắn kết chắc hơn, việc chuyển đổi đơn giản chỉ bằng một cái ấn nhẹ, chúng được đánh dấu rõ ràng và các điểm chỉ số chiếc sáng giúp máy ảnh dễ dàng hoạt động trong điều kiện ánh sáng thấp.
Nhìn chung, G10 đạt chất lượng thiết kế tuyệt vời như kỳ vọng đối với một máy ảnh £340. Phần thân máy được làm bằng vỏ nhôm kết hợp với một khung thép tạo thành một kết cấu crackle chống xước màu đen mờ. Phần tay cầm của máy được tráng một lớp cao su giúp người cầm cảm thấy thoải mái và chắc chắn. Các bộ điều khiển này được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với cách đặt ngón tay. bao gồm cả các nút tiếp xúc. Bộ điều khiển D-pad hơi nhỏ ở phía sau được bao quanh bởi một bezel quay được sử dụng cho việc điều chỉnh phối sáng với độ phân giải lớn trên màn hình.
Màn hình LCD tuyệt vời với độ phân giải cao, màu sắc và độ tương phản sống động, sắc nét; một lớp phủ chống chói và góc nhìn 180º theo cả chiều ngang và chiều dọc. Tuy nhiên, một số người người dùng cho rằng những máy ảnh dòng G gần đây thiếu các khớp nối màn hình như các mô hình trước đây và nên có một màn hình lớn màn hình nhỏ hiện tại mà vẫn có thể xoay xung quanh một cách dễ dàng.
Bộ ngắm của G10 chưa thực sự tốt nhưng vẫn được đánh giá cao hơn so trên một số máy ảnh compact nhỏ hơn. Mặc dù bộ ngắm này vẫn còn khá nhỏ, mờ và ảo, vòm nhựa mềm và độ bao phủ khung chỉ khoảng 80%, G10 vẫn không phải là một bản lỗi trong dòng kính ngắm DSLR.
Sức mạnh thực sự của G10 chính là điều khiển chụp ảnh, nó hội tụ đầy đủ các tùy chọn phơi sáng bằng tay, tốc độ chụp bằng tay là từ 15 đến 1/4000 giây, độ nhanh đặc biệt này ngang hàng với các máy DSLR tốt hơn khi mà G9 chỉ có tốc độ màn trập đầu 1/2500. Ống kính có khẩu độ tối đa f/2,8-4,5 được đánh giá khá tốt, mặc dù nó có thể tạo một chút thất vọng cho những ai từng trải nghiệm những ống kính f/2,0-3,0 tuyệt đẹp với ống kính zoom 4x trên Canon G6 năm 2004.
Cũng như các lựa chọn khác, G10 tích hợp sẵn bộ lọc có chức năng truyền ánh sáng trung tính kích hoạt từ menu trên máy được sử dụng để làm tăng hoặc giảm độ tiếp xúc quá trong những hoàn cảnh nhất định. Điều này có thể không hữu ích với hầu hết mọi người nhưng nếu bạn từng nhận thấy mình cần một bộ lọc ND, bạn sẽ đánh giá cao việc sự tiện lợi của nút này.
Giống như hầu hết các máy ảnh cao cấp khác, G10 cũng có thể chụp ở định dạng ảnh RAW và sử dụng định dạng file CR2 Raw của Canon, mặc dù nếu bạn muốn mở hình ảnh trong chương trình Camera Photoshop dưới định dạng ảnh Raw có thể bạn sẽ phải chờ đợi, bởi nó không được hỗ trợ trong các phiên bản mới đây. Thay vào đó bạn sẽ phải dùng ứng dụng chuyển đổi định dang Raw dù chương trình của Canon tốt hơn.