Cần phải làm gì khi không sử dụng ôtô lâu ngày ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Một thời gian dài không sử dụng, dù để trong gara hay ngoài đường, xế yêu vẫn gặp phải những hư hỏng như ắc-quy chết, lốp xẹp hơi và nứt vỡ, chuột cắn đứt dây

Tìm vị trí đỗ

Môi trường trong gara có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ổn định sẽ là nơi thích hợp cho ôtô nghỉ ngơi. Nếu phải để ngoài trời trong mùa hè, nên tìm chỗ râm mát và dùng vải bạt phủ ngoài.

Làm sạch

Không ít lái xe nghĩ, khi nào sử dụng lại sẽ rửa, đỡ mất công, tiết kiệm tiền. Nhưng nếu trên xe có vết ố vàng, phân chim không được làm sạch ngay, hóa chất trong đó có thể làm hư hại lớp sơn ngoài. Sau thời gian dài, chúng khô lại sẽ khó làm sạch hơn.

Thay dầu

Hãy bỏ qua bước này nếu chỉ để xe trong một hai tuần. Nhưng nếu thời gian sử dụng dài hơn 30 ngày, việc thay dầu sẽ là cần thiết. Theo Ford, một số chất trong dầu đã qua sử dụng có thể làm hư hại động cơ.

Đổ đầy bình xăng

Thực tế cho thấy, khi xăng đầy tránh được hiện tượng không khí ẩm xâm nhập lọt vào bình gây ngưng tự hơi nước. Dù xe mới, được làm kín tốt nhưng hơi xăng vẫn có thể lọt ra ngoài, trong một số trường hợp có thể như một ngòi kích nổ và bình chứa đầy nhiên liệu sẽ là một khối thuốc nổ khổng lồ.

Bởi thế, cần vặn chặt nắp bình, kiểm tra đường ống để hạn chế lọt xăng, gara cần có cửa thông gió để hơi xăng thoát ra ngoài. Nếu trong vài tháng không chạy, để tránh xăng bị phân hủy, hãy bổ sung chất ổn định vào bình.

Sạc ắc-quy

Không hoạt động lâu, ắc-quy mất dần khi khả năng sạc lại. Nếu có thể sau 2 tuần không sử dụng, hãy khởi động lại xe, để động cơ làm việc trong khoảng 15 phút. Thực hiện công việc này định kỳ sẽ có hai lợi ích gồm bảo quản ắc-quy tốt và tăng độ bền cho động cơ và các phần tử khác.

Có một lựa chọn khác, sử dụng bộ sạc ắc-quy loại nhỏ. Thiết bị cho cung cấp bổ sung điện năng cho một cách định kỳ để tránh bị phóng hết điện.

Không sử dụng phanh tay

Thông thường khi dừng, bạn sử dụng phanh tay để cố định xe. Nhưng không nên làm điều đó nếu xe đỗ xe trong nhiều tuần, lực ép từ má phanh lên đĩa phanh liên tục làm cho khu vực này lõm lại. Bề mặt đĩa gồ ghề, phanh không ổn định. Trong tình huống này, hãy sử dụng nêm gỗ chặn bánh.

Tránh xẹp lốp

Giống như khi dùng tay bẻ uốn cong một vật nào đó, mặt trong bị ép lại, trong khi mặt ngoài căng ra, tới một giới hạn sẽ hình thành vết nứt. Khi hơi giảm xuống một mức nhất định, trọng lượng xe đè lên lốp làm chúng nứt. Hiện tượng này xảy ra nhanh hơn khi cao su bị thoái hóa.

Để khắc phục hiện tượng này, hãy dùng trụ đỡ trọng lượng xe ở 4 góc hoặc nâng xe lên cao. Vì công việc này khá vất vả nên chỉ thực hiện khi bạn không sử dụng xe trong vài tháng.

Tháo lưỡi cao su khỏi cần gạt lướt

Cao su biến chất sẽ chảy và dính lên kính. Do đó hãy tháo lưỡi cao su ra cất nó tại nơi thoáng mát.

Chống chuột

Gara sẽ giữ cho xe trong môi trường khô, tương đối ấm. Thật không may đây lại là điều kiện sống ưu thích của các loài gặm nhấm, chuột là một ví dụ. Dưới nắp ca-pô, trong ca-bin hay cốp xe có nhiều thứ để những loài sinh vật này ẩn nấp và gặm nhấm. Dịch bệnh sẽ theo chúng mang vào xe có thể truyền sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ, bên cạnh đó chúng cũng sẽ phá hỏng một vài chi tiết trên xe.

Để phòng tránh. Dùng bông thép bịt kín khe hở mà chuột có thể chui qua như ống xả, cửa hút gió và đừng quên đóng kín cửa kính. Dùng bột băng phiến dải quanh xe, mùi của loại hóa chất này sẽ xua đuổi chuột, gián. Mạnh hơn nữa, có thể dùng bẫy hoặc thuốc độc để tiêu diệt chúng, chỉ nên làm điều này khi chắc chắn có ai đó thường xuyên đi kiểm tra. Cũng thật phiền phức khi phải dọn xác của chúng khi đã bị phân hủy.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Ða số đều cho rằng xe không dùng thì đỡ tốn xăng, đỡ hao mòn các bộ phận, nên cứ yên chí xách va li ra đi, để chiếc xe nằm lặng lẽ trên sân, thu gom bụi bặm, cứt chim bên ngoài, và rã mục bên trong. À, chuyện cứt chim thì đã có cách đối phó: Cứ “trùm mền” cho kín, còn kín hơn cả phụ nữ ở các nước Ả Rập nữa là... xong! Nhưng còn chuyện rã mục bên trong? Thực vậy, chỉ cần nằm ụ vài ba tuần lễ là các bộ phận nội tại trong xe đã bắt đầu thoái hóa rồi. Cũng như một căn nhà không có người ở sẽ mau chóng hư mục dột nát hơn là khi có người cư ngụ bên trong. Vì thế, săn sóc xe trong thời gian không sử dụng cũng là một đề tài bảo trì quan trọng, không thể lơ là. Sau đây là những việc cần làm trước khi cho xe trùm mền:

1. Thay nhớt:

Nếu chiếc xe nằm ụ từ 3 tháng trở lên, bạn nhớ phải thay nhớt và lọc nhớt. Chẳng may có gì trở ngại trong chuyến đi khiến bạn phải xa nhà hàng năm trời, bạn cũng vẫn có thể an tâm.

2. Ðổ đầy bình xăng:

Trong suốt thời gian xe không sử dụng, hơi nước kết tủa (condensation) trong bình xăng là một mối lo đáng kể. Vì thế, chúng ta cần đổ đầy xăng tốt, loại xăng không có ethanol - cũng gọi là non-alcohol fuel - để bình xăng không còn lại khoảng trống cho hơi nước kết tinh. Tìm đâu ra Non-Alcohol Fuel? Bạn có thể hỏi những nơi phân phối xăng. Bằng không, cứ đổ đầy bình bằng thứ xăng vẫn sử dụng cũng đã là tốt lắm. Như vậy là xong một chuyện. Vấn đề kế tiếp là, xăng ngưng đọng quá lâu sẽ biến chất, và đặc lại (gummy). Vì thế chúng ta cần phải thêm vào bình xăng một chất liệu mới, gọi là gasoline stabilizer (hoặc Fuel Stabilizer, có thể mua được trong các cửa hàng Auto Parts) để giữ cho phẩm chất xăng được ổn định trong thời gian lâu dài không sử dụng.

Ðổ đầy bình xăng là việc cần làm trước khi cho xe “trùm mền.”

3. Nước làm mát:

Kiểm tra làm mát có còn đầy đủ trong két nước hay không. Bằng không, phải đổ lên cho đầy.

4. Lốp xe:

Bơm các lốp xe cho đủ hơi, và hơi căng hơn bình thường một chút. Thế nào là đủ hơi? Mở sách cẩm nang xem lại để biết số áp lực cần thiết cho mỗi loại xe, được ghi bằng đơn vị PSI. Nhưng cũng cần biết rằng áp lực trong mùa nóng khác với áp lực trong mùa lạnh, áp lực khi lốp còn mới khác với khi lốp đã cũ. Nếu không có trong sách cẩm nang, bạn có thể tìm được chi tiết đó trên thành lốp xe. Ðó là số áp lực cần thiết khi lốp xe còn mới. Nếu lốp đã cũ, chúng ta cần phải linh động giảm bớt vài ba đơn vị PSI.


Trước khi cho xe “trùm mền,” một điều nữa cần làm, là thay dầu.

5. Kích xe lên cao:

Nếu đi vắng từ 2 tháng trở lên, bạn rất nên kích xe lên cao để 4 bánh được nâng bổng lên khỏi mặt đất. Không làm như vậy, lốp xe rất dễ bị rạn nứt “trước tuổi” do bị nén lâu ngày trên một vị trí cố định.

Nếu để xe trong garage, nên đặt một miếng carton dầy hoặc một tấm trải Plastic trên nền đất, dưới gầm xe. Làm như vậy để hơi nước dưới nền bốc lên không gây rỉ sét cho gầm xe, cũng như để phát hiện những giọt nước rò rỉ từ trong xe, nếu có.

6. Cửa sổ:

Nếu để xe trong nhà, bạn nên mở hé cửa sổ, nhưng không nên mở quá rộng khiến cho những con vật nhỏ len vào ẩn thân trong đó.

7. Nếu là xe mui trần (convertible) thì nhớ nâng mui lên cho kín.

Lấy giẻ cũ hoặc giấy báo bít kín các khe hở, như các khe hút gió (air intake), ống bô (exhaust), rồi chụp lại bằng một tấm lưới sắt mỏng. Có người đề nghị nên dùng một loại hóa chất nặng mùi nào đó - chẳng hạn như đặt mấy viên long não, hoặc một cục xà bông đen trong xe - để xua đuổi chó mèo - nhất là những thú vật đi hoang - chui vào bên trong khoanh tròn nằm ngủ, rồi không ra được có thể chết thối luôn trong đó. Nếu bạn chấp nhận được cái mùi hăng hắc của long não còn vướng vất khá lâu trong xe, thì đây cũng là một ý tưởng hay.

8. Bình điện (battery):

Nên kiếm một dụng cụ có tên Battery Maintainer cũng gọi là Battery Tender, hoặc Battery Trickler (Bảo trì bình điện) giá từ $30 tới $50. Ðây là những máy sạc khôn ngoan, lâu lâu lại tự vận hành để nạp điện vào bình. Nếu đi vắng vài tháng, bạn có thể để nguyên bình trong xe, gắn thêm dụng cụ Battery Maintainer nữa là yên tâm. Tuy nhiên nếu không dùng xe từ 6 tháng trở lên, thì phải chọn lựa một trong 2 cách: Một là cứ để nguyên bình trong xe để liên tục nạp điện cho các bộ phận điện tử âm thầm vận hành mặc dầu xe không lăn bánh. Hai là, tháo hẳn bình điện ra ngoài, rồi gắn nó với Battery Maintener để giữ điện. Tuy nhiên, tháo hẳn ra như vậy sẽ gây xáo trộn cho các bộ phận điện tử nói trên. Lời khuyên thực tế là cứ để nguyên bình điện trên xe, để dụng cụ điện tử trên xe vẫn luôn có năng lượng vận hành thì tốt hơn.

8. Cần gạt nước (windshield wiper):

Kẹp một miếng plastic mỏng bên dưới cần gạt nước để ngăn không cho cao su của cần gạt chảy lỏng rồi dính luôn vào kiếng. Thế là tiêu đời cái lưỡi gạt (wiper blades) và bạn lại mất công chùi rửa. Tốt hơn, nên tháo lưỡi cao su ra khỏi cần gạt, rồi cất giữ ở một nơi mát mẻ trong nhà. Sau khi tháo gỡ lưỡi cao su, thì cần gạt trơ lên một khung thép, có thể làm trầy sướt mặt kính nếu vô tình cần gạt chuyển động. Vì thế, “cẩn tắc vô áy náy” bạn nên kiếm giẻ, giấy báo hoặc miếng xốp để đệm ở đầu cần gạt.

Nếu không muốn tháo gỡ mất công, bạn có thể để nguyên lưỡi gạt trên cần. Nhưng nhớ phải lấy “giấy plastic” (plastic wrap) bao lại. Khi cần dùng xe thì chỉ bật cần ra ngoài, tháo miếng giấy ra là dùng ngay được. Giản tiện hơn nữa, trước khi rời nhà đi xa, bạn nên bật cần gạt ra ngoài, cho 2 lưỡi cao su cách xa mặt kính trong thời gian mình đi vắng. Nhìn 2 cần gạt chỏng chơ trước mũi xe có vẻ không đẹp mắt, nhưng nếu để xe trong garage không ai đụng chạm gì tới cũng chả sao.

Săn sóc bu-gi .

9. Săn sóc “bu gi”:

Nếu biết đôi chút kiến thức căn bản về máy móc, bạn nên tháo những cái bu gi (spark plugs), thoa một chút dầu chống kẹt (anti-seize lubricant) trên các đường răng. Sau đó, xịt một chút dầu vào trong xi lanh nhằm ngăn ngừa rỉ sét, rồi lắp những bugi ấy trở lại.

10. Thả thắng tay (Parking Brake):

Ðây là cần gạt thắng mà chúng ta phải sử dụng mỗi khi đậu xe trong bãi, vì thế nó được gọi là Parking Brake, cũng gọi là thắng tay (vì phải dùng tay để kéo lên). Thực tế, ít người sử dụng nó. Tuy nhiên, nếu bạn là người vẫn có thói quen dùng Parking Brake thì hôm nay, trước khi đi xa, bạn nên thả cần thắng xuống để giải tỏa áp lực trên bố thắng. Thay vào đó, bạn nên chêm một súc gỗ nhỏ ở sau mỗi bánh để ngăn ngừa những chuyển động vô tình của bánh xe trong lúc không sử dụng.

Kể ra cũng bộn việc phải làm, nhưng toàn là những thứ lặt vặt. Ồ, mà cũng chính vì chúng là những thứ lặt vặt mà bạn lại phải làm thêm việc này: Ghi những việc đã làm trên một mảnh giấy nhỏ (chẳng hạn, giẻ “đút nút” trong ống bô, trong khe hút gió, lưỡi cao su gạt nước đã tháo ra...) rồi dán dính vào tay lái. Mấy tháng nữa bạn trở về, điều đầu tiên là xem lại miếng giấy đó để làm ngược lại, như khai thông những chỗ “đút nút,” gắn lại những gì đã tháo ra... Bằng không, bạn có thể phóng xe đi với cái ống bô còn nguyên đám giẻ nhét đầy bên trong đó!

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu với bạn đọc thêm một số biện pháp bảo quản khi bạn không phải sử dụng xe một cách thường xuyên hoặc hoàn toàn không sử dụng đến xe trong vài tháng.

Biện pháp 7: Sử dụng một máy bảo trì ắc quy nếu xe của bạn để lâu trong vòng vài tháng.


Đây là một loại bộ nạp ắc quy thông minh và chỉ bật theo thời gian định kỳ đã được cài đặt từ trước. Nếu xe không sử dụng trong một thời gian ngắn, có thể gắn bộ bảo trì này vào ắc quy vẫn còn lắp trên xe. Để kéo dài tuổi thọ của ắc quy, các tốt nhất là tháo ắc quy ra khỏi xe và nối với máy bảo trì ắc quy, nếu chọn cách này để bảo vệ ắc quy xe, bạn nên liên lạc với trạm bảo hành để giờ họ giúp đỡ, để đảm bảo không làm mất các thông tin máy tính của xe, ghi lại tất cả các thông tin về xe, các mã bảo mật, mã kích hoạt hệ thống như âm thanh và chống trộm.

Biện pháp 8:
Phủ một tấm vải mỏng lên kính chắn gió đế ngăn không cho cao su gạt nước tiếp xúc với mặt kính.

Cách tốt nhất là tháo hẳn các lưỡi gạt ra khỏi cần gạt và cất giữ nó ở nơi có nhiệt độ ấm (có thể là cạnh ắc quy hoặc thảm lót chân). Nếu bạn tháo được lưỡi gạt ra, bạn phải lót giẻ ở đầu tay gạt để ngăn không cho phần kim loại của tay gạt làm xưới mặt kính chắn gió, bạn cũng có thể không cần tháo hẳn các các lưỡi gạt ra mà có thể bọc kỹ chúng bằng vải. Bạn có thể nhẹ nhàng cậy nó ra nếu nó dính vào mặt kính chắn gió. Cũng có thể nhấc các gần gạt mưa ra khỏi kính chắn gió và giữ nguyên ở một vị trí.


Biện pháp 9:
Nếu bạn có một chút kỹ năng bảo dưỡng xe, có thể tháo bugi ra và xịt một ít dầu bôi trơn vào lòng xilanh để chống gỉ rồi sau đó lắp lại các bugi.

Dầu bôi trơn ở trạng thái xương mù có thể bám lại trên thành xilanh trong một thời gian khá dài, xịt một chút dầu lên ren của bugi để bảo vệ khởi bị rỉ dẫn đến kẹt và khó tháo.

Biện pháp 10:
Nếu xe của bạn để trong một thời gian dài không dùng đến, nên kích nó lên giá đỡ để ngăn không cho lốp xe bị bẹp trên mặt đất lâu ngày.

Điều này phụ thuộc vào kiểu lốp, các lốp bố chéo thường phải kích lên sớm hơn so với lốp bố tròn. Các loại xe thông dụng với lốp bố chéo thường được kích lên giá đỡ nếu để trong thời gian từ 2 tháng trở lên.


Biện pháp 11:
Nhả phanh tay.


Nếu kéo phanh tay, má phanh có thể bám dính vào tang phanh. Đặt một miếng gỗ chặn lốp xe có thể tạo hiệu quả tốt hơn để ngăn xe di chuyển, thậm chí tốt hơn cả việc dùng phanh hay bất kỳ biện pháp nào khác.

Biện pháp 12
. Ghi chép lại tất cả nhưng điều bạn đã thực hiện để bảo quản xe vào một mảnh giấy nhỏ và dàn lên vô lăng xe để nhắc nhở bạn khi bạn quay lại trong một vài tháng tới (chẳng hạn như giẻ trong đường phễu nạp, giẻ trong ống xả, tháo thảm lót, tháo ắc quy…) đảm bảo thực hiện lại tất cả các việc đã làm ghi trong tờ giấy nhỏ, kiểm tra từ đầu đến cuối danh sách trước khi nổ máy khởi động xe.

Biện pháp 13:
Khóa cửa xe. Nó sẽ ngăn cản ai đó muốn ăn trộm cái gì đó trong xe của bạn

Biện pháp 14:
Sử dụng vảo bạt phủ toàn bộ xe nếu để xe ngoài trời, hoặc các khu vực có nhiều bụi bẩn. Nếu để xe trong nhà không nên che kín xe để hơi ẩm có thể thoát ra nếu trời ẩm ướt