Sản phẩm giảm cân có như lời quảng cáo?

Sản phẩm chức năng có tin đc ko nhỉ?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Với vóc dáng đẹp, ăn mặc hợp thời trang giúp phụ nữ tự tin nhiều hơn trong giao tiếp và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vì thế, giữ gìn thân hình cân đối là điều không ít người nghĩ đến, nhất là đã bước qua tuổi băm. [/b] Nắm bắt mong muốn này của các "thượng đế", trên thị trường có cả trăm sản phẩm giảm cân (SPGC) từ thuốc đến thực phẩm chức năng. Loại nào cũng được quảng cáo rất hấp dẫn, đặc biệt là có kèm với hình ảnh trước và sau khi giảm cân khiến khách dễ dàng móc hầu bao mua ngay để được như người trong hình. Nhưng, giảm cân được hay không lại là vấn đề khác mà chỉ có những người trong cuộc mới rõ... Trong một buổi họp mặt, sau hơn 10 năm ra trường, chị Nga có thêm một "níc nêm" do bạn bè tặng mà khiến chị không vui chút nào: Nga ù. Từ đó, có người còn quên cả tên Nga chỉ gọi trống không: ù! Ấm ức, chị âm thầm mua trà giảm cân về uống để "quy hoạch" lại vóc dáng nhằm gây sốc cho bạn bè trong lần họp mặt kỳ sau. Chị kể: "Những tưởng có thể làm cho chúng bạn nghiêng mình kính nể, nào ngờ sau khi uống thuốc tôi luôn ở trong tư thế bị Tào Tháo rượt từ A đến Z. [gallery]/18/zud1263802543.jpg[/gallery] Giữ gìn thân hình cân đối là điều không ít người nghĩ đến, nhất là đã bước qua tuổi băm "Tôi xuống cân rất nhanh nhưng người mệt và bụng lúc nào cũng nhột nhạt khó chịu. Qua 1 tuần thấy da sạm, mặt hốc hác nên tôi ngưng không dùng nữa. Thế nhưng chỉ ngưng uống thuốc vài ngày, leo lên cân tôi hết hồn vì cây kim về lại vị trí cũ ngay lập tức". Có thể nói nước Mỹ là nơi cuộc chiến giảm cân xảy ra căng thẳng nhất với số người thừa cân béo phì vào hàng nhất nhì thế giới: 24,5% dân số. Vì vậy, Mỹ cũng trở thành thị trường béo bở của các loại sản phẩm giảm cân. Và từ những phản ứng không mong muốn xảy ra cho những người dùng thuốc giảm cân đã khiến Cơ quan Thực dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tiến hành phân tích một số sản phẩm giảm cân. Điều đáng lo là hàng loạt sai phạm trong sản phẩm giảm cân đã được cơ quan này phát hiện: sản phẩm chứa hoạt chất cấm (Rimonabant không được phép lưu hành trên thị trường Mỹ), phenytoin (thuốc chống động kinh), phenolphthalein (nghi ngờ gây ung thư) và bumetanide (thuốc lợi tiểu) với liều lượng cao... Những người mắc bệnh huyết áp cao, tai biến, đột quỵ, bị bệnh động mạch vành, xung huyết, loạn nhịp tim rối loạn chức năng gan có thể nguy hiểm nếu sử dụng các sản phẩm giảm cân này. Trong số các sản phẩm giảm cân, phần lớn có chứa hoạt chất Sibutramin (hoạt chất được cho phép sử dụng nhưng với liều lượng cao hơn cho phép). Đây là sự vô trách nhiệm đối với khách hàng vì với liều lượng gấp 3 lần cho phép, hoạt chất này cũng gây ra sự cố không mong muốn cho những người không có vấn đề về sức khỏe. Như vậy cho đến nay các loại sản phẩm giảm cân thuộc hàng "sát thủ" khách hàng có tên fenfluramine - hoạt chất gây chán ăn có hại cho van tim, Hydroxycut thuốc giảm mỡ, được những người ăn kiêng và tập luyện thể hình sử dụng rộng rãi lại gây tổn hại cho gan, thậm chí đã có ca tử vong. Phenylpropanolamine (PPA) dùng với mục đích làm giảm cân, có thể gây tai biến mạch máu não (chảy máu não, màng não). Tại Việt Nam, nguy cơ về tác dụng không mong muốn của SPGC vẫn treo lơ lửng trên đầu khách hàng bởi nhiều nguyên nhân: Thứ nhất có nhiều trang web buôn bán, rao vặt chỉ nêu tác dụng của SPGC, giá thành chứ không nêu thành phần và tên thuốc. Thứ nhì sự quảng cáo về thuốc giảm cân trên mạng có sự nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm chức năng vì thế khả năng mua lầm hàng có chứa hoạt chất nguy hiểm rất cao. Cuối cùng là người mua không được cung cấp rõ ràng về thành phần của thuốc mà chỉ có những thông tin chung chung: "hỗ trợ ăn kiêng", nguồn gốc "thiên nhiên" chưa "tháo được"... thế thôi! Trường hợp chị Nga bị mệt lả, suy kiệt do dùng trà giảm béo làm cho mất nước, tụt huyết áp, mất cân bằng điện giải... là một ví dụ trong những SPGC không rõ nguồn gốc. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh Dưỡng TP. HCM thì trà giảm béo mất nước là SPGC nguy hiểm nhất. Hiện Cục quản lý dược cũng đã cấm không cho lưu hành các SPGC có chứa fenfluramine, Phenylpropanolamine... Tuy nhiên, các SPGC có vấn đề về chất lượng thường là hàng nhập lậu khó mà kiểm soát. Do đó tự trang bị kiến thức để không rước họa vào thân là nhiệm vụ của mỗi một người trong chúng ta. Từ những mối nguy hiểm từ SPGC, lời khuyên từ các chuyên gia luôn là ăn uống hợp lý cân đối "đầu vào", "đầu ra". Cụ thể bác sĩ Đào Thị Yến Thủy hướng dẫn như sau: "Tổng năng lượng ăn vào thấp hơn nhu cầu thì mới giảm cân được. Dùng các món ăn no nhưng ít năng lượng như: rau, trái cây, ít ngọt, hạn chế dầu, bột, đường. Cần ăn đủ mỗi bữa từ 30 - 50gr đạm, ưu tiên dùng đạm cá, tàu hũ, đậu đũa, đậu hà lan... Chọn và làm các món hấp, luộc, nướng thay vì quay, chiên, xào. Không ăn sau 19 giờ đêm, vận động đi bộ hoặc tập môn thể thao nào đó trong vòng 30 phút. Thực tế cho thấy có những trường hợp béo phì phải dùng thuốc mới có thể giảm cân hiệu quả. Nếu buộc phải dùng thuốc chỉ nên chọn một trong 2 loại thuốc giảm cân được FDA và Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng vì độ an toàn cao. Khi dùng nên có ý kiến và sự theo dõi của bác sĩ.
chu minh tuan
chu minh tuan
Trả lời 14 năm trước
Bạn hoàn toàn có thể tin đc,nếu như nó ko tốt thì ko thể tồn tại đc 70 năm trên thế giới. Mình có sp tpbs giúp giảm cân rất hay, giá cả lại phải chăng.Nếu bạn quan tâm thì mình có thể tư vấn cho bạn cách dùng nó cho tốt nhất. sdt 01223311350. YM :small_fire1112
Nguyen Thanh Trung
Nguyen Thanh Trung
Trả lời 14 năm trước
Nếu bạn muốn tìm hiểu về một phương pháp khoa học và hiệu quả trong giảm béo, giảm cân -> có thể liên hệ với tôi theo email: thanhtrung2005@gmail.com