Anh chị nào giỏi kinh tế vĩ mô vào giúp em với!!!!!!!!!

Ông thầy kêu về viết mối quan hệ của C (tiêu dùng) với Yd (thu nhập khả dụng). Mà ổng chỉ cho viết bằng chữ, ko dùng kí hiệu, ko dùng biểu đồ. Viết sao mà bà bán thịt bán cá ngoài chợ ko học kinh tế vĩ mô mà đọc vào cũng phải hiểu. Em bó tay lun rùi, anh chị nào có tài liệu send cho em nha. Vì thuyết trình nên dài càng tốt. EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN VÀ ĐA TẠ
Trả lời 15 năm trước
Cơ sở lý thuyết 1.Định nghĩa thu nhập và chi tiêu: 1.1.Định nghĩa thu nhập: Thu nhập bao gồm tất cả các khoản tiền 4C bỏ túi, bất kể nó đến từ nguồn nào, có hợp pháp hay không, miễn là thường xuyên, liên tục, có thể biết trước ( một cách tương đối) . Thu nhập bao gồm các khoản: - Lương - Thưởng (nếu chắc chắn có: lương tháng 13, thưởng doanh số mà biết chắc sẽ đạt…) - Doanh thu (nếu là doanh nghiệp tư nhân, self-employed) - Thu nhập từ quỹ phúc lợi xã hội. - Thu nhập từ hoạt động kinh tế gia đình: buôn bán,kinh doanh… - Các thu nhập khác: cổ tức, chơi hụi, lại quả… Thu nhập không bao gồm các khoản thu nhập bất thường (không biết trước) như: trúng xổ số, cá độ các loại, nhận hối lộ vãng lai, thừa kế, thưởng doanh số mà dek biết có đạt nổi không... Mỗi người có thu nhập không giống nhau,thu nhập của một cá nhân phụ thuộc vào cung cầu về lao động của cá nhân đó,lao động này lại phụ thuộc vào khả năng tự nhiên,vốn nhân lực… 1.1.2.Định nghĩa chi tiêu: Chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể.Dựa vào định nghĩa ta có thể phân làm 4 loại chi tiêu: + Chi tiêu cho tiêu dùng. + Chi tiêu cho đầu tư. + Chi tiêu của chính phủ:xây dựng cơ sở hạ tầng,trường học… + Xuất khẩu ròng. Chi tiêu trong việc đi siêu thị mà ta muốn nói đến trong đề tài là “chi tiêu cho tiêu dùng”.Và cụ thể hơn là tiêu dùng cho các nhu cầu hàng ngày:thực phẩm,quần áo,đồ dùng sinh hoạt,trang thiết bị… 1.2.Ảnh hưởng của thu nhập đến chi tiêu: Các hộ gia đình làm như thế nào dể ra quyết định sử dụng thu nhập của họ vào mục đích tiêu dùng hiện tại và tiết kiệm cho tương lai?Đây là câu hỏi mang tính chất vi mô,vì nó đề cập đến hành vi cá nhân người ra quyết định,tuy nhiên câu trả lời có ý nghĩa cả trong kinh tế vĩ mô.Lý thuyết về hành vi người tiêu dũngem xét sự đánh đổi mà mọi người phải đối mặt khi đóng vai người tiêu dùng.Khi người tiêu dùng mua một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn,anh ta phải mua hàng hóa khác ít hơn.Khi nghỉ ngơi nhiều hơn và lam việc ít hơn,anh ta thu nhập thấp hơn và tiêu dùng ít hơn.Khi chi tiêu nhiều và tiết kiệm ít hơn vào thời điểm hiện tại,anh ta phải chấp nhận mức tiêu dùng ít hơn trong tương lai. Quan sát chi tiêu của các gia đình ta thấy nổi lên hai vấn đề: + Chi tiêu cho tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập. + Khi thu nhập tăng chi tiêu cho tiêu dùng tăng,nhưng đồng thời gia đình cũng tăng phần tiết kiệm. Keyness cho rằng hàm tiêu dùng có dạng: Tiêu dùng = f(thu nhập hiện tại) Thay cho mô hình trên những nghiên cứu gần đây cho rằng: Tiêu dùng =f(thu nhập hiện tại,của cải,kỳ vọng về TN tương lai…) Nói cách khác thu nhập hiện tại chỉ là một nhân tố quyết định tổng tiêu dùng. 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu: 1.3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: a.Trình độ học vấn và ngành nghề Page 1 Tên đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ở F.11 Q.3 Tp.HCM trong việc mua sắm ở siêu thị. Nhóm nghiên cứu kinh tế nhân lực 2 : 1. Biện Lý Anh 2. Nguyễn Phước Long 3. Nguyễn Thế Trí 4. Nguyễn Văn Trung 5. Nguyễn Phương Ngân 6. Nguyễn Minh Đẳng 7. Đinh Phước Lộc 8. Vũ Thị Kim Loan Page 2 Phần 2: Tóm tắt Trong quá trình khảo sát 100 hộ gia đình ở F.11 Q.3 Tp.HCM , chúng tôi thấy khi thu nhập tăng thì chi tiêu cho việc mua sắm ở siêu thị cũng tăng. Page 3 Phần 3:Mở đầu A/Giới thiệu đề tài: Ngày nay, đời sống của các hộ gia đình ngày càng cao vì thế việc đi siêu thị trở nên phổ biến hơn. Khi thu nhập của các hộ gia đình thay đổi thì việc chi tiêu mua sắm ở các siêu thị thay đổi như thế nào ? Nghiên cứu này giúp ta hiểu rõ hơn về thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến chi tiêu của người dân. B/Mục đích nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu này sẽ giúp cho hệ thống siêu thị thấy được khả năng chi tiêu của từng hộ gia đình và phần nào hiểu được sỡ thích thị hiếu của họ. Qua đó, hệ thống siêu thị có thể đưa ra những chiến luợc phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn và tối đa hóa lợi nhuận. C/Cách thức thu nhập số liệu: Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát của 100 hộ gia đình ở F.11 Q.3 TP.HCM D/Các biến số: Thu nhập, chi tiêu, chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa. E/Cấu trúc bài viết: • Mở đầu • Khảo sát thưc tế • Phân tích dữ liệu • Kết luận Page 4 Phần 4: Cơ sở lý thuyết 1.Định nghĩa thu nhập và chi tiêu: 1.1.Định nghĩa thu nhập: Thu nhập bao gồm tất cả các khoản tiền 4C bỏ túi, bất kể nó đến từ nguồn nào, có hợp pháp hay không, miễn là thường xuyên, liên tục, có thể biết trước ( một cách tương đối) . Thu nhập bao gồm các khoản: - Lương - Thưởng (nếu chắc chắn có: lương tháng 13, thưởng doanh số mà biết chắc sẽ đạt…) - Doanh thu (nếu là doanh nghiệp tư nhân, self-employed) - Thu nhập từ quỹ phúc lợi xã hội. - Thu nhập từ hoạt động kinh tế gia đình: buôn bán,kinh doanh… - Các thu nhập khác: cổ tức, chơi hụi, lại quả… Thu nhập không bao gồm các khoản thu nhập bất thường (không biết trước) như: trúng xổ số, cá độ các loại, nhận hối lộ vãng lai, thừa kế, thưởng doanh số mà dek biết có đạt nổi không... Mỗi người có thu nhập không giống nhau,thu nhập của một cá nhân phụ thuộc vào cung cầu về lao động của cá nhân đó,lao động này lại phụ thuộc vào khả năng tự nhiên,vốn nhân lực… 1.1.2.Định nghĩa chi tiêu: Chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể.Dựa vào định nghĩa ta có thể phân làm 4 loại chi tiêu: + Chi tiêu cho tiêu dùng. + Chi tiêu cho đầu tư. + Chi tiêu của chính phủ:xây dựng cơ sở hạ tầng,trường học… + Xuất khẩu ròng. Chi tiêu trong việc đi siêu thị mà ta muốn nói đến trong đề tài là “chi tiêu cho tiêu dùng”.Và cụ thể hơn là tiêu dùng cho các nhu cầu hàng ngày:thực phẩm,quần áo,đồ dùng sinh hoạt,trang thiết bị… 1.2.Ảnh hưởng của thu nhập đến chi tiêu: Các hộ gia đình làm như thế nào dể ra quyết định sử dụng thu nhập của họ vào mục đích tiêu dùng hiện tại và tiết kiệm cho tương lai?Đây là câu hỏi mang tính chất vi mô,vì nó đề cập đến hành vi cá nhân người ra quyết định,tuy nhiên câu trả lời có ý nghĩa cả trong kinh tế vĩ mô.Lý thuyết về hành vi người tiêu dũngem xét sự đánh đổi mà mọi người phải đối mặt khi đóng vai người tiêu dùng.Khi người tiêu dùng mua một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn,anh ta phải mua hàng hóa khác ít hơn.Khi nghỉ ngơi nhiều hơn và lam việc ít hơn,anh ta thu nhập thấp hơn và tiêu dùng ít hơn.Khi chi tiêu nhiều và tiết kiệm ít hơn vào thời điểm hiện tại,anh ta phải chấp nhận mức tiêu dùng ít hơn trong tương lai. Quan sát chi tiêu của các gia đình ta thấy nổi lên hai vấn đề: + Chi tiêu cho tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập. + Khi thu nhập tăng chi tiêu cho tiêu dùng tăng,nhưng đồng thời gia đình cũng tăng phần tiết kiệm. Keyness cho rằng hàm tiêu dùng có dạng: Tiêu dùng = f(thu nhập hiện tại) Thay cho mô hình trên những nghiên cứu gần đây cho rằng: Tiêu dùng =f(thu nhập hiện tại,của cải,kỳ vọng về TN tương lai…) Nói cách khác thu nhập hiện tại chỉ là một nhân tố quyết định tổng tiêu dùng. 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu: 1.3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: a.Trình độ học vấn và ngành nghề: Page 5 -Nền kinh tế nước ta cũng như trên thế giới có xu hướng chuyển từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế trí thức,vì thế học vấn là vô cùng quan trọng và cũng là cũng là yếu tố chính quyết định đến thu nhập.Một quốc gia mà có hệ thống giáo dục phát triển và hiện đại thì nền kinh tế quốc gia đó sẽ rất phồn vinh.Ta có thể thấy rõ điều này ở các quốc gia Châu Âu,Mỹ,Nhật Bản…Ở đây có một hệ thống giáo dục rất tốt cũng như có các trường Đại học nổi tiếng thế giới,được nhiều quốc gia đưa người qua học hỏi. -Yếu tố về ngành nghề cũng cho ta sự khác biệt về thu nhập.Những người lao động trí óc hầu hết có thu nhập cao hơn rât nhiều so với những người lao động chân tay… b.Tuổi: -Ở mỗi độ tuổi khác nhau thi có những thu nhập cao thấp khác nhau.Những người ở đô tuổi trung va thanh niên thường có thu nhập cao hơn những lứa tuổi khác và thường đây là giai đoạn chính tạo ra của cải vật chất trong cuộc đời mỗi con người. 1.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu(tiêu dùng): a.Giá cả: -Giá của hàng hóa và dịch vụ là các mức giá mà chúng ta thấy trên thị trường mỗi ngày,và thường được gọi là giá cả hiện hành.Có thể lấy được dữ liệu lịch sử về giá,nhưng dự báo giá một cách nhất quán lại là một công việc rất khó khăn.Giá của một món hàng là kết quả của hai tập hợp xung lực kinh tế:các xung lực kinh tế vĩ mô xác định mặt bằng giá chung,và các xung lực cung cầu đối với món hàng đó khiến cho giá của nó thay đổi so với các hàng hóa và dịch vụ khác trên thị trường. -Người tiêu dùng khi mua hàng hóa thường chú ý tới giá và chất lượng hàng hóa.Vì vậy phương châm đưa giá thấp cũng là một chiến lược kích thích tiêu dùng của người dân.Chiến lược này thường được các công ty sử dụng rất nhiều,ở các cửa hàng cũng dùng những chiêu thức tương tự như khuyến mãi,bán hạ giá…Kết quả sau khi dùng chiến lược trên thì lượng hàng hóa tiêu thụ đã tăng lên rất nhiều.Rõ ràng là hàng hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng của người dân. b.Sở thích và thị hiếu: -Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các cá nhân và tập thể.Sở thích con người rất phong phú,nhiêu lĩnh vực:đời sống,đạo đức,tâm hồn…Sở thích gần như là thói quen của con người trong sinh hoạt.Con người có sở thích tốt,sở thích xấu;sở thích lành mạnh,sở thích không lành mạnh. -Có thể nói sở thích của con người rất đa dạng và thay đổi hàng ngày,vì thế nhu cầu của con người cũng liên tục và ngày càng tăng nhất là khi thu nhập tăng.Tại sao một người lại mua sắm quần áo liên tục trong khi họ đang còn rất nhiều và đều đang rất tốt?Tại sao nhiều người trong chúng ta thường đổi điện di động khi mà điên thoại của ta chưa có vấn đề gì cả?...Rõ ràng là vì sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng mà hàng hóa trở nên sinh động và đa dạng hơn rất nhiều và chính những yếu tố đó đã kích thích rất lớn đến sức mua của người tiêu dùng. c.Dự đoán của người tiêu dùng về các hoạt động trong tương lai: Trong tương lai sẽ có sự kiện tác động lớn đến giá cả hàng hóa hoặc liên quan đến việc tiêu dùng dự định của người tiêu dung cung làm ảnh hưởng rất lớn đên việc chi tiêu. Thí dụ: nước ta sắp gia nhập WTO,điều này sẽ làm cho một số hàng hóa sẽ giảm giá.Vì thế người tiêu dùng sẽ hoãn lại một số dự định mua hàng đợi giá giảm sau khi đã gia nhập WTO Thử tham khảo thêm ở tài liệu này nhé! [blue]http://www.vneconomist.net/method/khoa30/ktld/baocao/KTNL7.pdf [/blue]