Người bị thừa cholesterol nên ăn gì?

Tôi vừa đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ nói tôi bị thừa cholesterol nên cần chú ý chế độ ăn. Xin hỏi, người thừa Cholesterol nên ăn uống thế nào?

Dynaseiki Co., Ltd
Dynaseiki Co., Ltd
Trả lời 8 năm trước

Chào bác!

Mỡ máu là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay nên bác cũng đừng quá lo lắng.

Người bị cholesterol có thể điều chỉnh bằng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: ăn các thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch), các loại đậu (đậu nành..), các loại trái cây (cam, táo, bơ.), dầu oliu, trà xanh, các loại rau, carrot, cá hồi giàu omega 3.. hạn chế rượu, bia, thuốc lá, các loại mỡ động vật, nội tạng, các đồ chiên, rán...và tăng cường tập thể dục 30ph/ngày kết hợp với uống nước đầy đủ (0.4l/10kg trọng lượng)

Bác có thể tham khảo thêm sản phẩm của bên em: Bột Ngũ Cốc OatKing

Oat King có chứa nhiều chất xơ thực phẩm, trong chất xơ này bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Một trong những chất tạo thành chất xơ hòa tan đó là β-Glucan, chất xơ hòa tan đã được chứng minh có khả năng làm giảm tổng lượng Cholesterol và LDL Cholesterol (cholesterol xấu) mà không làm ảnh hưởng đến HDL Cholesterol (Cholesterol tốt). Do bệnh tim mạch (CVD) có liên quan đến lượng Cholesterol trong máu, giảm bớt lượng Cholesterol trong cơ thể cũng là giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Uống Oat King có β-Glucan mỗi ngày giúp hạ huyết áp, cho nên có thể giảm bớt nhu cầu đối với thuốc hạ huyết áp.

Chúc bác sống vui, sống khỏe! :D

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu; giàu chất béo như bơ, dầu oliu giúp cơ thể ổn định lượng cholesterol trong máu, theo India Times.

Dầu hạt lanh là lựa chọn lành mạnh có tác dụng tương tự như dầu cá. Nếu bạn có xu hướng sử dụng bơ để nấu ăn, dùng dầu hạt lanh có thể kiểm soát lượng cholesterol trong máu.

Tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu của đậu nhờ giàu chất xơ hòa tan. Kết hợp đậu với các loại rau xanh khác giúp bạn có món ăn ngon và tốt cho sức khỏe.

Bơ là chất béo có lợi giúp ức chế sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn. Ăn bơ ở lượng vừa phải để hấp thụ các vitamin, khoáng chất, chất béo mà không còn lo lắng về lượng cholesterol.

Rau cải bó xôi là nguồn tuyệt vời của lutein, ngăn ngừa tình trạng tắc động mạch và hiện tượng thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

Bạn có thể thêm dầu oliu cho món salad, ướp thịt gà hay nướng rau củ. Dầu oliu là chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe người mắc chứng mỡ trong máu.

Muốn khỏe mạnh hơn, bạn nên chăm chỉ ăn tỏi. Ngoài việc tăng hương vị cho món ăn, tỏi là loại gia vị giúp ổn định lượng cholesterol, ngăn ngừa máu đông, giảm huyết áp, chống nhiễm trùng.

Trà đen giúp ổn định lượng lipid trong máu và kiểm soát cholesterol hiệu quả.

Nguyễn Hoàng Minh
Nguyễn Hoàng Minh
Trả lời 8 năm trước

Đối với người có cholesterol cao, trong khẩu phần ăn của họ luôn có hàm lượng chất này cao hơn những người bình thường. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn cho đa dạng và hợp lý là cần thiết: Ít mỡ, ít đạm động vật, thay vào đó ăn nhiều cá, nhiều rau xanh và quả chín. Cụ thể:

- Nên ăn khoảng 500gr rau xanh và 100gr quả chín mỗi ngày. Người ăn nhiều rau xanh quả chín, trên 400gr/người/ngày làm giảm nguy cơ tim mạch 2 lần. Tuy nhiên hiện nay, trung bình người dân VN chỉ tiêu thụ xấp xỉ 200gr rau. Đối với một đất nước 4 mùa rau xanh quả chín. nhưng trong 2 thập kỷ qua, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn ít rau, lãng quên hàng rào bảo vệ tự nhiên này là điều đáng tiếc.

- Tiêu thụ dầu mỡ ở mức vừa vẫn tốt cho sức khỏe, kiêng hẳn cũng là một sai lầm. Nhưng khi tiêu thụ nhiều thì tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa (RLCH). Năng lượng lipit khoảng dưới 25%, nhưng thực tế người VN sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, trong khẩu phần chỉ nên tối đa 22%. Mức tiêu thụ chạm đến 25% đã có thể gây rối loạn chuyển hóa, nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có chỉ số IBM bắt đầu trên 23 thì có nguy cơ mắc RLCH cao gấp 7 lần so với người có chỉ số thấp hơn. Người xưa có câu: “Thắt lưng càng dài, vòng đời càng lớn”, người có vòng eo lớn có nguy cơ bệnh tim mạch xấp xỉ 19 lần người có bụng phẳng.

- Những người có thói quen ăn ngoài gia đình, ăn ở đường phố có nguy cơ RLCH cao hơn gấp 2 so với người thường ăn ở nhà. Khi ăn, họ thường kèm theo uống rượu bia, hút thuốc lá và ăn nhiều đạm động vật hơn. Đạm động vật nên giới hạn dưới 300mg/người/ngày. Hạn chế chất béo động vật, thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn. Ăn thịt gia cầm bỏ da, uống sữa tách béo; chọn các sữa chua, pho mai có hàm lượng chất béo 1 - 2%. Ăn dưới 20gr/ngày chất ngọt, bởi lượng đường trong máu cao, năng lượng nhiều dẫn đến thừa cân béo phì.

- Ưu tiên dùng tỏi, trà xanh, gừng, cà chua, đậu hạt, nhất là sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ tào phớ, bột đậu tương. Trong các sản phẩm đậu tương này có yếu tố iso plavong có tác dụng chống ôxy hóa. Mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá để cung cấp chất béo nhóm omega 3, omega 6.

- Bỏ hẳn thói quen ăn phủ tạng động vật, trong não lợn, tim, gan, bầu dục đều có rất nhiều cholesterol xấu. Trong trứng gia cầm có cholesterol, nhưng cũng lại có chất lexitin có tác dụng chuyển hóa cholesterol, có thể ăn 1 – 2 quả/tuần.