Em rất nghiện đồ nếp. Từ bánh chưng cho đến xôi nếp em có thể ăn no và ăn triền miên từ ngày này sang ngày khác không biết chán.
Giờ em mới sinh bé, sáng nào em cũng ăn cả bát cơm nếp to để nhiều sữa lại no lâu. Nhưng mấy hôm nay em thấy người nổi mẩn, như kiểu bị phát ban ý các mẹ ạ.
Liệu có phải do em ăn nhiều đồ nếp không ạ? Nên ăn bao nhiêu đồ nếp trong một ngày ạ?
Hiện nay nhiều người quan niệm ăn gạo nếp là béo, no lâu. Tuy nhiên, gạo nếp hay gạo tẻ đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Gạo nếp 100 gram có 344kcal, gạp tẻ cũng tương tự khoảng 350 kcal.
Mọi người cảm tưởng gạo nếp béo vì nó dẻo hơn gạo tẻ, độ dính cao hơn nên nó no lâu, béo hơn nhưng gia trị dinh dưỡng ngang ngửa nhau. Việc ăn gạo tẻ, gạo nếp tùy thuộc vào thói quen và sở thích của mỗi người chứ ăn gạo nếp, gạo tẻ không ảnh hưởng đến việc tăng cân, thậm chí gạo nếp còn có lợi cho sức khỏe.
Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng dinh dưỡng không sợ béo phì gõ cửa.
Gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:
Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.
Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.
Gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai.
Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng…
Còn những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó... càng làm tình trạng nặng thêm. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.
Với những người muốn giảm béo thì không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng bởi xôi nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng… cung cấp cho bạn tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo). Đó là còn chưa kể bạn ăn các loại xôi gà, xôi thịt, xôi trứng….
Người bị dạ dày
Xôi không thích hợp cho người bị bệnh dạ dày bởi đỗ xanh, gạo nếp tuy lành nhưng nó lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày luôn ợ chua, khó chịu. Đó là chưa kể nếu bạn ăn xôi có thêm các thành phần như: hành , tỏi, tiêu..
Người bị mụn nhọt
Ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị “nóng trong”, dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.
Phụ nữ sinh mổ
Theo kinh nghiệm dân gian, nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ vì vậy phụ nữ sau khi sinh mổ không nên ăn xôi. Ngoài ra, một số món ăn khác mẹ sau sinh mổ nên tránh đó là rau muống, thịt gà, hải sản.
Ngoài ra, trong gạo nếp có chất amylopectin rất khó tiêu nên đối với những trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy không nên ăn đồ nếp.