Hè đến rồi nên nhà em rất nhiều ruồi các mẹ ạ, có mẹo nào ngăn ruồi bu vào thực phẩm không hả các mẹ?
Không có gì khó chịu hơn khi ngôi nhà cũng như các món ăn của bạn bị "những vị khách không mời mà đến" viếng thăm. Ngoài ra, ruồi vào nhà cũng có thể mang theo những vi khuẩn, mầm bệnh tiêu chảy mà nó đã dính phải từ bên ngoài.
Dưới đây là những cách đuổi ruồi hiệu quả, theo liệt kê của trang wikihow:
1. Ngăn chặn nguồn thực phẩm và nơi sinh sản của ruồi bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa: Luôn lau chùi nhà cửa sạch sẽ; Dọn sạch các mẩu vụn thức ăn trong bếp; Rửa sạch bát đĩa ngay khi sử dụng; Đóng nắp thùng rác; Cất thức ăn vào tủ lạnh hoặc đậy lồng bàn....
2. Một số loại chó mèo thích bắt ruồi, bạn có thể nuôi để chúng bắt ruồi và ăn ruồi.
3. Làm tối phòng để đuổi ruồi nếu nó đã lỡ vào phòng: Hãy tắt điện, kéo rèm làm tối phòng, chỉ chừa một lối thoát nhỏ để ruồi theo hướng ánh sáng đó đi ra ngoài.
4. Dùng vỉ đập ruồi có bán sẵn hoặc bạn có thể tự làm bằng một cái bìa cứng và một que tre cứng.
5. Dùng bẫy dính ruồi, bán sẵn tại nhiều siêu thị, chợ.
6. Trồng cây, cắm hoa, lá khô để đuổi ruồi. Ruồi rất sợ mùi bạc hà, oải hương: Có thể đặt những cây này ngoài cửa nhà hoặc trong bếp để ngăn ruồi vào.
Hoặc bạn cũng có thể làm bát hoa gồm nhiều loại như đinh hương, bạch đàn, cỏ ba lá để ngăn chặn ruồi.
Ngoài ra ruồi cũng không thích cây cà chua. Hãy đặt chậu cà chua ngoài cửa hoặc trong bếp.
7. Dùng máy hút bụi. Nếu dùng máy hút bụi để hút ruồi trong nhà, nên hút vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, lúc ruồi chậm chạp nhất.
8. Tự làm bẫy ruồi với giấm táo. Bạn hãy lấy một cái lọ sạch, đổ giấm táo vào lưng chừng lọ. Đậy nắp thật chặt nhưng nhớ đục một lỗ nhỏ trên nắp, làm sao để ruồi có thể chui vào. Nếu không có nắp sẵn, bạn có thể tự làm nắp bằng giấy bóng kính và dây thun. Đặt lọ ở những nơi có nhiều ruồi, ruồi thích mùi giấm táo sẽ chui vào lọ và không ra được.
9. Bạn cũng có thể làm bẫy ruồi bằng những túi nước, hoặc cốc nướcchứa đồng xu, đặt ở những điểm xuất hiện nhiều ruồi. Ví dụ, khi dùng bữa, có thể đặt những cốc nước chứa đồng xu trên bàn ăn, muốn ruồi không vào nhà, treo những túi nước có đồng xu ở cửa. Nên nhớ nước phải thật trong. Do cấu tạo của mắt khá đặc biệt nên khi nhìn qua nước, ruồi thấy những đồng xu bị biến dạng, nó sẽ sợ mà không dám lại gần.
10. Dùng thuốc xịt ruồi: Có một số loại thuốc xịt dùng để chống và diệt ruồi có bán sẵn ở các siêu thị, chợ... bạn có thể mua về sử dụng.
Ruồi là côn trùng nhỏ thường bu kín thức ăn, đồ dùng làm mất vệ sinh và mang nhiều mầm bệnh. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng, tự nhiên.
1. Đinh hương: Theo Ehow, cách đơn giản nhất là đặt một vài nắm đinh hương vào tấm vải thưa, sau đó treo tấm này gần cửa ra vào hoặc cửa sổ.
2. Tiêu đen: Ruồi không thích mùi nồng của hạt tiêu đen. Vì vậy, trộn lòng đỏ trứng với đường, một muỗng canh hạt tiêu đen trong một món ăn. Đặt món ăn này ở những nơi bạn muốn đuổi ruồi, lưu ý khi hỗn hợp thức ăn này khô, bạn phải làm mồi khác thay thế.
3. Bạc hà: Bạn có thể sử dụng bạc hà tươi hoặc sấy khô để đuổi ruồi. Giống như đinh hương, treo những túi bạc hà gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Ngoài ra, bạn có thể cắt nhỏ lá bạc hà rồi thả vào cốc nước và đặt trên bàn hoặc cửa sổ. Thêm húng quế để đạt hiệu quả cao hơn.
4. Lá hương thảo có màu xanh, dễ trồng, chịu hạn hán, nhiệt độ, gió tốt. Lá này rất hấp dẫn ong bướm, nhưng mùi hương mạnh của nó lại gây khó chịu với các loài côn trùng, ruồi, muỗi.
5. Cây oải hương có mùi thơm có thể xua đuổi ruồi, sâu bướm và bọ chét. Bạn có thể trồng cây trong vườn để đuổi ruồi bên ngoài. Còn ở trong nhà, treo một vài bông hoa oải hương khô gần khu vực ruồi thường lui tới.
6. Húng quế là loại thảo dược thường được sử dụng để nấu ăn, lá này có một mùi hương khiến loài ruồi rất ghét. Bạn nên trồng chậu húng quế đặt ở gần cửa ra vào hoặc gần bàn ăn để ngăn chặn ruồi xâm nhập. Hoặc bạn có thể sử dụng túi húng quế khô gần khu vực nhiều ruồi.
7. Giấm: Trộn vài giọt xà phòng cùng với quế vào một chai giấm và lắc đều. Dung dịch giấm và quế sẽ xua đuổi ruồi, xà phòng khiến ruồi không thể bám vào các vật thể.
8. Tinh dầu sả: Trộn một muỗng canh dầu với 453 g sả, lắc đều và phun trực tiếp vào ruồi và những nơi nhiều ruồi. Mặc dù không giết ruồi trực tiếp, tinh dầu sả sẽ cản trở khả năng bay của ruồi và cho phép bạn tiêu diệt chúng dễ dàng hơn.
9. Lá nguyệt quế là một thảo dược thường được sử dụng nấu ăn và nó cũng có một mùi hương khó chịu khiến ruồi và các loài côn trùng khác như bướm, gián tránh xa. Bạn có thể trồng nguyệt quế hoặc sử dụng lá khô để ngăn cản ruồi xâm nhập.
10. Cây cúc ngải là một loại thảo dược có hoa rất hiệu quả trong việc xua đuổi ruồi và chống mối, mọt, kiến, chuột, muỗi… Tuy nhiên, lưu ý trước khi sử dụng cúc ngải để đuổi ruồi vì chúng chứa loại dầu có thể gây viêm da.
11. Ngải cứu là thảo dược có vị đắng và có khả năng diệt côn trùng, xua đuổi bọ ve, ruồi và bướm đêm. Bạn có thể trồng loại cây này gần cửa ra vào để đuổi ruồi và các loài côn trùng khác.
12. Cửu lý hương, một loại cây thân gỗ có đặc tính tẩy uế, diệt côn trùng và ruồi (đặc biệt là ruồi giấm) một cách tự nhiên.