Những thực phẩm nào giúp giải nhiệt mùa hè ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Cùng khám phá những thực phẩm thanh nhiệt cho một mùa hè khỏe mạnh, xua tan hết mệt mỏi khó chịu và cả chán ăn cho bạn nhé!

1. Dưa hấu

Thực phẩm thanh nhiệt đầu tiên phải kể đến là dưa hấu, một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Ngày trước, người ta thường nhầm tưởngrằngăn dưa hấu sẽ bị nóng nhưng trên thực tếdưa hấu lại cótính hàn các bạn ạ. Hơn nữa, dưa còncó khả năng dưỡng ẩm cao. Ngoài ra,ăn dưa hấu chẳng những giúp bạn giải được cơn khát, xua tan mệt mỏi mà chúng còn có tác dụng giải độc cơ thể cao.


Vì thế, mùa hè đến, bạn hãy tích cực măm nhiều dưa hấu để tống cổ bọn “đèn pin” rất hay tấn công làn da chúng mình trongnhững ngày nóng nực nhé!

2. Chuối “đông”

Chuối chẳng có gì xa lạ với chúng mình đúng hem nhưng "chuối đông" nghe có vẻ lạ lẫm nhưng cách làm và nguyên liệu thì vô cùng đơn giản luôn.

Bạn hãy thử đặt những lát chuối chín trong những khay làm đá để chuẩn bị đối phó cho những ngày nắng nóng sắp tới nhé!


Khi lấy ra, chúng sẽ thành những cục nước đá giòn cứng nhưng lại mang mùi vị chuối, rất thơm mát đấy! Nó có thể còn là một loại kem tự nhiên có chứa rất nhiều kali và một số dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe của bạn nữa cơ.

3. Sinh tố rau quả tự làm

Thật dễ dàng để có một ly sinh tố rau quả thơm ngon và giúp thanh nhiệt ngay từ những thực phẩm có trong căn bếp nhà bạn.


Bạn chỉ cần cho các loại rau quả mà chúng mình thích vào máy xay sinh tố tầm 30 giây, rồi thêm chút đá bào cùng sữa chua vào đó là bạn có thể tận hưởng một ly nước tuyệt vời đầy đủ vitamin và thanh nhiệt cơ thể rất tốt cho mùa hè rùi!

4. Sữa chua và mật ong

Đơn giản là bạn trộn 2 thực phẩm trên lại với nhau và thêm và lát hoa quả tươi nữa. Từ đó chúng sẽ biến thành món ăn đơn giản và ít chất béo.

Vị ngọt thanh thanh và tươi mát của sữa chua hoa quả tăng cường năng lượng cho cơ thể bạn trong những hoạt động hằng ngày mà không có chất béo dư thừa. Lại thêm chúng là thức uống có tác dụng làm mát và giải khát trong mùa hè.


Ngoài ra, sữa chua mật ong cũng rất có ích cho đường tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Hãy dùng nó thay cho những túi kẹo cao su hay socola đảm bảo teen sẽ bổ sung thêm món khoái khẩu mới!

5. Salad cà chua


Món này vừa nhanh gọn lại dễ làm bạn nhỉ? Chỉ cần trộn lẫn cà chua cùng rau thơm với chút gia vị, chút dầu malelisa là chúng mình đã có món salad ngon ngọt, giàu vitamin giúp giải độc cơ thể mùa nóng nực rùi đấy.
vi ô lét
vi ô lét
Trả lời 12 năm trước

Mùa hè đang đến với cái nóng làm cho mọi người có cảm giác chán ăn. Bé con nhà mình thường xuyên bị dị ứng, nổi mề đay, còn bà nội mình thì thường xuyên bị say nóng. Cho mình hỏi các loại thực phẩm giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm cái nóng của mùa hè ? Mình cảm ơn!

Câu trả lời:

Chào bạn! Đúng là cái nóng của mùa hè làm mọi người mệt mỏi và chán ăn. Trẻ nhỏ dễ bị mụn nhọt, rôm sảy, còn người cao tuổi và ngay cả lứa tuổi thanh niên cũng dễ bị say nắng, say nóng.

Một số loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt gồm:

Đậu đen:

Đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.

Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... Do đó, đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, đậu đen còn có một nhóm chất rất quan trọng là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề kháng ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.

Có thể dùng đậu đen nấu chè hoặc nấu nước uống thường xuyên.

Đậu đen thích hợp cho những người thuộc thể hư nhiệt, có triệu chứng như nóng trong người, khát nước, môi khô, lòng bàn tay, chân nóng…

Người thuộc thể hàn, khi nấu đậu đen nên cho vào ba lát gừng. Nếu hay đổ mồ hôi lúc ngủ nên dùng đậu đen và lá dâu tằm nấu nước uống.

Đậu đen và cúc hoa (30g đậu đen và 10g cúc hoa): Nấu lấy nước uống hằng ngày, trong vòng 5 - 10 ngày, giúp giảm chứng nhức đầu, hoa mắt, say nắng, mắt kém…

Chuối:

Chuối chứa nhiều kali giúp cơ thể điều chỉnh lượng mồ hôi hợp lý thoát ra ngoài.

Rau muống

Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).

Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.

Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g, trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử vong.

Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra máu, trĩ, lỵ ra máu... Giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay mật ong.

Cải xoong (xà lách xoong):

100g gan heo rửa sạch, băm nhỏ, nêm tí muối để vào tô, phía dưới có lót cải xoong đã rửa sạch. Chưng cách thủy khoảng 20 - 30 phút. Mỗi tuần ăn một lần. Dùng cho người gầy ốm.

Có thể nấu canh cải xoong với thịt heo hoặc cải xoong làm gỏi ăn sống, hay dùng trong lẩu.

Cải xoong có nhiều beta - carotene, vitamin B1, B6, E, K. Cải xoong cũng chứa hàm lượng cao các chất khoáng cần cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, man-nhê. Đặc biệt trong cải xoong có chứa hợp chất quercetin giúp kháng viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa lão hóa.

Chú ý: Khi nấu cải xoong không nên để nhiệt độ quá cao, sẽ làm mất hoạt chất.

Rau xanh

Rau xanh có chứa lượng nước lớn giúp cơ thể có thể giải nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra, rau xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho cơ thể nói chung.

Khi chọn ăn rau xanh bạn cần ưu tiên lựa chọn các loại rau có chứa lượng nước lớn, nhưng cũng không nên ăn dập khuân chúng mà cần đa dạng đổi bữa để tăng cường nhiều loại vi chất cho cơ thể.

Với rau xanh tốt nhất bạn không nên luộc hoặc ninh nhừ hay nấu lâu vì sẽ làm một lượng nước trong rau bị mất đi kèm theo đó là những vi chất sẵn có cũng sẽ bị bay hơi.

Sữa chua hoa quả

Sữa chua không chỉ có lợi cho bộ máy tiêu hoá vì có chứa nhiều men vi sinh có lợi, mà còn là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vào những ngày mùa hè.

Vào bữa sáng bạn có thể ăn một hũ sữa chua trộn với hoa quả tươi để tăng năng lượng cho cơ thể, cách này giúp hạn chế sự thoát nước nhanh qua việc toát mồ hôi và đây cũng là món ăn có tính chất thanh nhiệt.

Đặc biệt những vi khuẩn sống trong sữa chua có tác dụng bảo vệ bạn khỏi chứng ngộ độc thực phẩm – một trong những chứng bệnh rất thường gặp trong những ngày mùa hè khi nhiệt độ tăng cao.

Khoai tây

Khoai tây có chứa lượng lớn tinh bột có khả năng “đánh bại” tình trạng mệt lử của cơ thể do nhiệt độ tăng nhanh và cao.

Vậy nên trong những ngày mùa hè bạn nên bổ sung khoai tây vào thực đơn ăn uống của mình, có thể ăn với lượng nhỏ chia thành nhiều bữa. Có nhiều cách để chế biến khoai tây như canh khoai tây, cháo khoai tây, salat, snack…

Những thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến đậu, gạo, trái cây, sữa chua và sữa tươi.

Hành

Hành là thứ gia vị phổ biến trong các món ăn, đặc biệt hành đỏ có chứa một loại hoá chất mang tên Quercetin có chữa dị ứng, phòng tránh tình trạng da bị rôm, phỏng, hay có phản ứng tích cực với các tổn thương trên da do bị côn trùng cắn. Chính vì thế, đừng quên thêm hành vào các món ăn ngày hè.

Dưa hấu

Dưa hấu không chỉ hấp dẫn bạn bởi hương thơm và vị ngọt của nó mà dưa hấu còn chứa rất nhiều nước giúp bạn dễ dàng giải cơn khát trong ngày hè.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng, trong dưa hấu có chứa đến 90% lượng nước nên là loại quả số 1 trong mùa hè.

Nước dừa


Trái dừa được xem là loại quả “thần dược” với sức khoẻ, bởi lẽ trong thành phần của nước dừa có chứa toàn bộ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Protein dừa gồm các acid amin có chất lượng cao, nhiều vitamin trong nhóm B và các vitamin khác. Nước dừa cũng giàu chất khoáng; hàm lượng kali và magiê.

Nước dừa thậm chí còn rất an toàn cho thai phụ, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch kém. Khi uống nước dừa tốt nhất là nên uống ngay khi vừa chặt.

Bạn cần lưu ý khi mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa, nhất là người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao, không nên uống nước dừa.

Không thể phủ nhận công dụng của nước dừa nhưng điều này không có nghĩa là uống càng nhiều nước dừa càng có lợi cho sức khoẻ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên uống tối đa một ngày 1 quả dừa bởi uống nhiều sẽ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

Đậu xanh

Nhiệt miệng: Môi bị phồng rộp, lở loét. Đậu xanh có vỏ giã cho bể đôi, bỏ 12 - 20g vào chén, cho nước sôi vào vừa đủ cho hạt đậu nở lớn. Lấy gạc hoặc vải mỏng cột túm phần đậu đã nở, để vào miệng ngậm ít nhất một giờ. Trường hợp bị nhẹ chỉ cần làm một lần, nếu bị nặng thì làm không quá ba lần.

Chữa phát nóng, bầm sưng nhức nhối: Đậu xanh tán nhuyễn, trộn với dấm rồi phết lên chỗ sưng đau một lớp dày, thấy khô thì cho thêm dấm, làm mỗi ngày một lần đến khi khỏi. Có thể nhai hay giã nát đậu xanh đã ngâm mềm rồi đắp lên chỗ sưng đau, làm lại nhiều lần cho đến khi hết đau.

Giời leo (Zona): Sử dụng hạt đậu xanh sống, nhai nát và đắp lên phần da bị bệnh, làm liên tục cho đến khi da khô, khỏi đau và lành trở lại.

Ngoài ra, các thực phẩm thanh nhiệt, giải độc còn có chè xanh, lá hẹ, các loại sinh tố, salad cà chua...