Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm trong mùa hè?

Hôm qua em gái em đi ăn chè về bị ngộ độc, nôn thốc nôn tháo, đến giờ vẫn nằm bẹp các mẹ ạ.

Mùa hè rồi, thực phẩm ăn ngoài rất không an toàn, các mẹ có cách nào để phòng và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm trong ngày hè không ạ?

Vi Vũ Thị
Vi Vũ Thị
Trả lời 8 năm trước
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, thì nên gây nôn bằng cách cho uống sữa, trứng gà sống, không nên dùng tay móc họng, dễ gây tỏn thương niêm mạc họng.
Sau đó tăng cường uống nhiều nước, nứic đỗ xanh để giảii độc.
Sau đó lập tức đến bệnh viện để tiến hành rửa ruột là tốt nhất.
Vi Vũ Thị
Vi Vũ Thị
Trả lời 8 năm trước
Để đề phòng thì mẹ nó nhớ kỹ:
- Ăn chín uống sôi
- Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi wc
- Không ăn các thực phẩm ôi thiu, bị nghi ôi thiu
- Không nên để thực phẩm ở ngoài mà không có dụng cụ che đậy
- Chú ý có một số thực phẩm kết hợp với nhau tạo ra chất độc gây ngộ độc
- Hạn chế ăn uống tại các hàng quán
Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia. Đặc biệt, tỉnh ta là một tỉnh miền núi, vẫn còn một số bộ phận người dân vùng sâu xùng xa chưa đề cao ý thức trong việc sử dụng thực phẩm như: các loại rau rừng, quả rừng, nấm…chứa các độc tố tự nhiên. Hơn nữa, vào mùa mưa, sau khi nước lũ qua đi nguồn nước, thực phẩm bị ôi nhiễm…cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện ngộ độc như trên cần biết cách xử trí kịp thời: Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào, bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Ăn thức ăn để qua ngày, không được giữ ở nhiệt độ phù hợp hay thức ăn nấu chưa chín có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Những triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết một ca ngộ độc thực phẩm là: Chóng mặt buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng.

Thông thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi ăn khoảng 3-4 giờ. Khi thấy có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, hãy lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

- Hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể

- Bù nước cho bệnh nhân

- Không uống thuốc cầm tiêu chảy

Sau khi tình trạng ngộ độc đỡ dần, để đẩy nhanh sự hồi phục, nên cho người bệnh:

- Ăn những bữa ăn nhỏ

- Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp

- Nghỉ ngơi nhiềU

- Tránh xa bia rượu, cà phê, chất kích thích

Nếu tình trạng ngộ độc nặng, ngay sau khi sơ cứu đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý.