Hỏi lịch sử Quận Cầu Giấy?

1. Nêu 10 mốc lịch sử gắn với quận Cầu Giấy từ năm 1010 đến nay 2. Kể 10 tên danh nhân của quận Cầu Giấy đến nay Xin giúp em nhiệt tình nếu không chắc em không kịp làm mất, mấy câu khó thế này mà chỉ có thể làm trong 3 ngày ( thực ra là 6 nhưng vì bọn bạn quên đưa mà em không kịp làm) mong mọi người giúp đỡ
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 14 năm trước
Bạn vào link này tìm hiểu nhé [url=http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Gi%E1%BA%A5y_%28qu%E1%BA%ADn%29]http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Gi%E1%BA%A5y_%28qu%E1%BA%ADn%29[/url]
Kim
Kim
Trả lời 14 năm trước
Bạn tham khảo thêm bài này nhá ! Cầu Giấy, vùng đất phía tây thành Thăng Long, vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là một trong những địa bàn sinh tụ của cư dân đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Dù ở thời kỳ nào, Cầu Giấy cũng luôn gắn bó với Đất Thành Thăng Long, là một phần của những con đường thủy, bộ chính nối thành Thăng Long với mọi miền đất nước, do vậy vùng đất này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế – quân sự của thành Thăng Long xưa cũng như Hà Nội hiện nay. Vùng Cầu Giấy xưa lấy nghề trồng cây lúa là chủ yếu, cùng với cây lúa các làng nghề trồng rau, hoa cũng nổi tiếng khắp kinh thành với hoa lơ (Dịch Vọng), cải bắp và hoa huệ (Mai Dịch). Đặc biệt, ở làng Vòng (Dịch Vọng) có nghề làm cốm từ lâu đời, cốm Vòng được nhân dân đất thành Thăng Long và các vùng miền gần xa ưa chuộng, cốm Vòng được xay từ lúa nếp non, thơm, dẻo; chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp với túi tiền của người dân. Cùng với nghề nông, nghề thủ công cổ truyền vùng đất Cầu Giấy cũng khá phát triển. Cách đây trên 1.000 năm, Nghĩa Đô đã phát triển nghề dệt lĩnh, lụa. Làng Nghè vùng Nghĩa Đô cũng rất nổi tiếng với nghề làm giấy “Sắc chỉ”, đây là loại giấy vừa dai, vừa mịn được vẽ hoa văn, hoạ tiết rất đẹp chuyên dùng cho việc nhà Vua phong cấp cho các quan, các vị thần ở các làng. Cùng với làng Nghè, Làng Cót vùng Yên Hoà chuyên làm giấy bồi, giấy moi phục vụ dân sinh. Vùng Trung Hòa có nghề làm mành, tuy không phát triển mạnh nhưng đây cũng là một trong các nguồn hàng chủ yếu phục vụ đất thành Thăng Long xưa... Cầu Giấy có nhiều đình, chùa, đền, miếu có giá trị kiến trúc nghệ thuật cũng như giá trị lịch sử: Đình Bái Ân (Nghĩa Đô) là ngôi đình cổ duy nhất thờ ba vị Thánh Hoàng làng là Chiêu ứng Vũ Đại Vương, Thuận Chính công chúa và Chiêu Điều Đại Vương. Đình làng Nghè thờ tướng quân Trần Công Tích đã có công chống quân xâm lược nhà Tống (thời vua Lê Đại Hành 980 – 1005). Chùa Dụ Ân làng Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị Tôn thất nhà Lý Công Uẩn, tiêu biểu nhất trong số học trò của ông là anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Chùa Thánh Chúa (Dịch Vọng) một thắng cảnh đẹp, gắn liền với truyền thống và lịch sử của triều đại vua Lý Thánh Tông. Chùa Hà (Dịch Vọng) được xây dựng năm 1680, năm Cảnh Thịnh thứ bảy (1799) được tu sửa lại và đúc chuông. Đời Nguyễn, nhân dân thôn Dịch Vọng Trung phải giấu quả chuông tránh việc vua quan nhà Nguyễn phá huỷ để trả thù Tây Sơn. Tam bảo chùa Hà được xây dựng năm 1928 theo kiểu cung đình Huế và quả chuông quý được treo tại đây. Chùa Hà là một trong những di tích Cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa của đất Hà Thành... Đây chỉ là những di tích tiêu biểu trong 64 di tích lịch sử, văn hoá, Cách mạng của Cầu Giấy. Những di tích này là thành quả lao động sáng tạo, gìn giữ của bao thế hệ người dân Cầu Giấy, đây cũng là niềm tự hào của mỗi người dân Cầu Giấy với Thăng Long ngàn năm văn vật. Nhân dân vùng Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, nhiều người học giỏi, đỗ cao. Lớp đỗ đại khoa có Hoàng Quán Chi – Thái học sinh đời Trần (1393); Nguyễn Quang Minh – Thái học sinh đời Hồ (1400) đều ở làng Cót vùng Yên Hoà; Nguyễn Lan đỗ Tam Giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472), Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Thắng thứ năm (1502) ở Nghĩa Đô; Nguyễn Sần còn gọi là Nguyễn Tiên người làng Dịch Vọng Tiền đỗ Nhị Giáp Tiến Sĩ năm Thuận Bình thứ sáu (1554); Nguyễn Vịnh người làng An Phú (Nghĩa Đô) đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ đời Lê Hiển Tông niên hiệu Vĩnh Thọ thứ hai (1659); Nguyễn Đình Hoàn người làng Bái Ân đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ đời vua Lê Hy Tôn niên hiệu Chính Hoà... Số người đỗ cử nhân, tú tài rất nhiều không thể kể hết được. Vùng Cầu Giấy có 7 danh nhân và 2 làng khoa bảng (Hạ Yên Quyết, Thượng Yên Quyết), nhiều nhân tài, nổi tiếng về thơ phú như nhà thơ Nguyễn Khả Trạc (Mai Dịch), Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô). Thời cận đại có nhà viết kịch Hoàng Thúc Hội (Yên Hoà), ông là người viết kịch bản đầu tiên cho vở tuồng Trưng Vương lịch sử. Nhà văn Tô Hoài là người con vùng đất Nghĩa Đô – Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn trong dòng văn học cách mạng Việt Nam. Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống giàu lòng yêu nước. Qua những thư tịch cổ (thần phả, gia phả...) hiện còn lưu giữ cho thấy: Cách đây hơn 2000 năm, nhân dân trong vùng đã đồng lòng, nhất trí cùng nhau tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đầu thế kỷ thứ VI, Lý Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương, nhân dân vùng Cầu Giấy đã tham gia nghĩa quân và dựng thành luỹ ở cửa sông Tô Lịch chống lại kẻ thù. Đầu thế kỷ XV, quân Minh vào xâm lược nước ta, ở làng Hạ Yên Quyết (Yên Hoà) có Hoàng Công Tình – con trai Thượng thư nhà Trần là Hoàng Quán Chi đã tham gia khởi nghĩa dưới lá cờ của Lê Lợi và được phong làm tướng giữ chức Đổng Tri lực sĩ. Cuối thế kỷ XIX, Cầu Giấy là căn cứ chống Pháp của quân đội phái chủ chiến và nghĩa quân Bắc Hà do Hoàng Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết chỉ huy. Nhân dân các vùng Vòng, Cót... tham gia chiến đấu và giúp lương thực trong hai trận thắng lớn ở Cầu Giấy, chém tại trận hai sĩ quan Pháp là Phờ – răng – xi Gác – ni - ê (21/12/1873) và tướng Hăng – ri Ri – vi – e (19/5/1883). Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với các phong trào chống Pháp của đất Hà Thành, một số nhà nho ở vùng Cầu Giấy đã mở trường dạy học, đồng thời truyền bá những tư tưởng yêu nước tiến bộ, khơi dậy niền tự hào dân tộc, tiếp thu ánh sáng của Đảng và là bước chuyển cho các phong trào cách mạng ở giai đoạn tiếp theo... http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=159&Itemid=280