Nếu một ngày..
Trả lời 16 năm trước
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008
Môn thi: LỊCH SỬ - THPT không phân ban
ĐỀ II
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày thành tựu trong những năm đầu (1986-1990) của sự nghiệp đổi mới đất nước và ý nghĩa của những thành tựu đó.
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Nêu những thành tựu chủ yếu của kinh tế Mỹ trong hai thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
A Hoàn cảnh:
a. Trong nước: sau chiến thắng Việt Bắc ta giành nhiều thắng lợi:
+ Chính quyền được củng cố.
+ Chiến tranh du kích đẩy mạnh.
+ Lực lượng cách mạng được phát triển mọi mặt.
+ Pháp tập trung giữ Bắc Bộ , khóa chặt biên giới Việt-Trung, thiết lập hành lang Đông Tây, âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần hai.
+ Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diêt sinh lực địch, khai thông biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc.
+ Ta chuẩn bị sức người: 121.700 dân công; sức của: 4.000 tấn lương thực, súng đạn; thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
b. Thế giới:
+ Cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949). Liên xô và Trung Quốc ủng hộ ta.
+ Cuộc kháng chiến Lào - Campuchia có bước phát triển mới.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và thế giới phát triển.
B. Kết quả và ý nghĩa:
* Kết quả:
+ Tiêu diệt và bắt sống: 8.300 tên.
+ Thu 3.000 tấn vũ khí.
+ Khai thông 750 km Biên giới.
+ Chọc thủng hành lang Đông - Tây.
+ Căn cứ Việt Bắc được giữa vững.
* Ý nghĩa:
+ Thắng lợi về quân sự, chính trị, đẩy địch vào thế phòng ngự.
+ Giành quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
+ Bộ đội ta liên tiếp mở những cuộc tấn công lớn và giành thắng lợi trên mặt trận quân sự.
Câu 2:
A. Thành tựu: Đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu 3 chương trình kinh tế:
Về lương thực - thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn, vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.
Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương… giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gần 3 lần (từ 439 triệu rúp và 384 triệu đô la lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ 1989 tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989 ta xuất 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.
Kiềm chế được một bước đà lạm phát: Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14% thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Nhờ kiềm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
B. Ý nghĩa:
Những thắng lợi cơ bản có ý nghĩa chiến lược lâu dài bước đầu được khẳng định sau quá trình thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội VI là chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã được sự hưởng ứng rộng rãi của dư luận xã hội, của quần chúng và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chính sách ấy đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
Những thành tựu và ưu điểm nói trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
Câu 3:
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của nền kinh tế Mỹ, nhờ buôn bán vũ khí cho các nước Đồng minh châu Âu và do chiến tranh không lan đến đất nước mình. Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính giàu mạnh duy nhất của thế giới.
Những thành tựu chủ yếu của kinh tế Mỹ trong hai thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên các lĩnh vực cụ thể sau:
* Về công nghiệp:
- Sản lượng tăng 24% mỗi năm (so với 4% trước chiến tranh).
- 1945-1949: chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới.
* Nông nghiệp: Sản lượng tăng 27% so với thời kỳ 1935-1939; gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại (năm 1949).
* Tài chính: nắm gần 3/4 dự trữ vàng toàn thế giới.
* Giao thông vận tải: có trên 50% tàu bè đi lại trên biển.
LÊ CÔNG TÂM
(Giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn -
ĐH Quốc gia TP.HCM)