Tập tành cách chụp ánh sáng mặt trời một cách chuyên nghiệp?

Một bức ảnh có thể tái hiện được ánh sáng mặt trời luôn có một sức hút đặc biệt, khiến cho nhiều người lầm tưởng chỉ có dân chuyên nghiệp mới chụp được. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn chỉ cần bỏ ra chút thời gian luyện tập và thực hiện 1 số thao tác đơn giản là có thể chụp được rồi.

Bạn có thể chụp lại ánh nắng mặt trời bằng loại máy ảnh point and shoot (tên gọi khác là máy ảnh du lịch hoặc máy compact). Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn hãy dùng máy ảnh DSLR hoặc dòng máy không gương lật để điều chỉnh ống kính và chỉnh khẩu độ. Bạn cũng nên trang bị thêm cho máy ảnh một kính lọc tia cực tím để bảo vệ cảm biến cho máy, tránh ống kính chiếu trực tiếp đến mặt trời.

Để chụp ảnh có ánh sáng mặt trời, bạn sử dụng khẩu độ nhỏ (khoảng f/22) kết hợp với một ống kính góc rộng. Khẩu độ nhỏ sẽ khiến các lá khẩu (blade) trong ống kính đóng lại và chỉ để mở một lỗ rất nhỏ để ánh sáng lọt qua. Quá trình này cũng tương tự như khi bạn nhìn vào ngọn đèn thì bạn sẽ phải nheo mắt lại mới thấy được những vòng sáng tỏa ra bao quanh ngọn đèn đó.

Để chụp ảnh gói trọn được ánh sáng mặt trời, bạn nên đặt khẩu độ là f/22. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt ISO thấp (từ 100 – 200) để tránh làm ảnh bị nhiễu. Nếu độ sáng tối trong ảnh không như mong muốn, lúc này, bạn hãy chỉnh sang chế độ điều chỉnh bằng tay.

Đừng quên căn thời gian chụp ánh dương

Mặt trời mọc vào buổi sáng quá sáng và rộng để phát tia sáng nên bản thân nó không phải là một điểm sáng tập trung. Thế cho nên, thời điểm hiệu quả nhất để chụp đó là lúc mặt trời mới rạng hoặc sắp lặn. Chụp ảnh mặt trời vào mùa đông cũng là một ý tưởng không tồi vì khi đó mặt trời không quá chói chang.

Sau đó, bạn căn chỉnh sao cho mặt trời trong bức ảnh của mình có thể lấp ló sau tán cây hay một tòa nhà. Như vậy, hiệu quả chụp vẫn cao vì dù bị che mất một phần nhưng ánh sáng vẫn chói chang, thậm chí có thể bao phủ toàn bộ cảnh vật trong tấm ảnh.

 

Chưa có câu trả lời nào