Em hỏi về đồng tiền của Zimbabwe

Em xin hỏi các pác đã sở hữu hoặc đã nhìn thấy đồng tiền 100 tỷ hay 100000 tỷ của Zimbabwe ! Các pác hãy chia sẻ về 1 số cảm nhận của mình về mệnh giá đồng tiền nói trên ( như chất liệu, màu mực ... )
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Zimbabwe tên trước đây là Nam Rhodesia và sau đó là Rhodesia. Zimbabwe đã được đặt tên theo thành phố được xây bằng đá nổi tiếng vào thế kỷ 14 Zimbabwe Vĩ đại nằm ở đông nam quốc gia này. Zimbabwe nổi tiếng với thác Victoria ở trên sông Zambezi và nhiều khu bảo tồn hoang dã. Trước đây, Zimbabwe được biết đến như một trong những quốc gia phát triển nhất châu Phi, từng được mệnh danh là Rổ bánh mì của châu lục, đời sống người dân khá ổn định. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và đạt năng suất cao. Nhưng trong nhiều năm trở lại, đời sống người dân Zimbabwe đang rơi vào cảnh khó khăn khi tỉ lệ lạm phát đang ở mức phi mã 125,000%/năm và đạt mức kỷ lục 231 triệu phần trăm vào tháng 7 năm 2008 so với tháng 7 năm 2007 cùng với việc phát hành tờ tiền kỷ lục: 100.000.000.000 đôla, tỉ lệ thất nghiệp cao và chính trị bất ổn. Đồng tiền ngày một mất giá, khiến người dân rơi vào cảnh tỉ phú đói nghèo.
Nguyễn Văn Linh
Nguyễn Văn Linh
Trả lời 9 năm trước

Săn tiền mệnh giá khủng để lì xì tết

Mức độ "độc" và lạ của tiền mừng tuổi năm nay không chỉ dừng lại ở tiền Việt Nam. Tiền USD mạ vàng, mạ bạc, in màu và những tờ tiền có mệnh giá "khủng" thế giới như: tiền Zimbabwe 100 nghìn tỷ, tiền 500 tỷ Dinara, tiền 1 triệu tỷ USD… đang trở thành trào lưu của tiền lì xì năm nay.

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, nhiều người đã tìm cho mình những món quà, phong bao lì xì độc đáo, khác lạ: những tờ tiền ngoại quốc, tiền mạ vàng, in hình con dê hoặc những tờ tiền với mệnh giá cực “khủng”. Không có giá trị sử dụng, nhưng những đồng tiền độc, lạ được cho là sẽ mang lại niềm vui, sự may mắn cho vị chủ nhân sẽ nhận được nó trong đầu năm mới 2015.

Săntiền mạ vàng

Năm nay xu hướng mua những tờ tiền dát vàng để làm quà tặng, lì xì tết trở thành trào lưu. Những tờ tiền mệnh giá 2 USD, 500 euro, hoặc 1 triệu USD được mạ vàng ròng 24k được ưa chuộng và rao bán nhiều hơn cả. Bởi vậy, đi kèm với dịch vụ đổi tiền lẻ, nhiều cửa hàng bày bán những tờ tiền may mắn.
Trang webshoptien.comrao bán khá đa dạng các loại tiền kiểu độc, lạ. Quản lý trang web chia sẻ: “Trong số các mặt hàng được khách hàng lựa chọn thì đồng 2 USD mạ vàng 3D là loại có mẫu mã và thiết kế đẹp mắt nhất và bán chạy nhất, người xem có thể nhìn thấy độ sâu của hình ảnh khi nhìn ở các góc khác nhau, cả 2 đều có nét đẹp riêng nên khách hàng có thể chọn tùy theo con mắt thẩm mỹ của mình”.

Tờ2 USD mạ vàng 3Dđược ưa chuộng nhất hiện nay

Giá trị của một tờ tiền mạ vàng không chỉ phụ thuộc vào mệnh giá của tờ tiền mà còn phụ thuộc vào số seri đẹp hay không và năm phát hành là năm nào, chất lượng tiền ra sao.
Trung bình 1 tờ 2 USD mạ vàng 24k được bán với giá 500.000 đồng/tờ, các đồng 1 triệu USD, Zimbabwe 100.000 tỷ, tiền 500 tỷ Dinara, tiền 1 triệu tỷ USD, 500 euro dát vàng… có giá từ 800.000 đồng trở lên. Do số lượng có hạn, khách hàng muốn mua các đồng USD dát vàng có nguồn gốc từ Mỹ phải đặt hàng và giá cả của nó còn tùy thuộc vào lượng khách mua.
Đó là dòng bình dân, với những dòng quà tặng đặc biệt như những tờ tiền được làm bằng vàng 9999, số seri đẹp, hoặc năm sinh... thì có giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu là chuyện bình thường.
Tiền 100 USD bằng vàng 9999 có giá 2 triệu 7 đồng
“Sốt” với tiền mệnh giá “khủng”
Những đồng tiền có mệnh giá "khủng" có trị giá tới 1 triệu USD, 1 tỷ USD thậm chí 1 triệu tỷ USD nhận được khá nhiều chú ý.
Được săn đón nhiều nhất trong năm nay là các tờ đô la Mỹ và đô la Zimbabwe. Trong đó, bộ 4 tờ mệnh giá lớn nhất hành tinh gồm: 10, 20, 50, 100 ngàn tỷ USD có giá bán 500.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, giá bán bộ này khá chênh lệch, tại địa chỉtiensuu… chỉ rao bán với giá 150.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, các mệnh giá “khủng” này không có giá trị thật khi lưu thông trên thị trường.
Tiền Zimbabwe 100 nghìn tỷ
Tiền mệnh giá khủng1 triệu tỷ USDtrở thành trào lưu cho việc lựa chọn để lì xì năm mới
Thắc mắc nếu không có giá trị sử dụng thì có giống với tiền âm phủ không, một chủ cửa hàng bán loại tiền này cho biết: “Mặc dù không có giá trị sử dụng nhưng đây là tiền thật, nó được in tại Mỹ chứ bên mình không in được. Đây là một món quà rất độc đáo trong dịp năm mới”.
“Đang có tờ 1.000 Uganda với mệnh giá 1000 Shilingi có hình 6 chú dê núi mạnh mẽ rất đẹp, được ưa chuộng. Tờ này có giá chỉ 50.000 đồng, có rất nhiều quan niệm ý nghĩa của tờ tiền này cho năm nay”, người quản lý cho biết thêm.
Cửa hàng này bày bán khá nhiều các loại tiền, từ mọi mệnh giá 1 USD, 2 USD cho đến tờ 1 triệu tỷ USD. Tại đây còn giới thiệu tiền của 100 nước trên thế giới để khách hàng có thể thoái mái lựa chọn, lì xì năm mới.
Được biết, để chào mừng dịp Tết Âm lịch truyền thống của người châu Á, Bộ Tài chính Mỹ phát hành bộ sưu tập “Tiền may mắn” “năm con Dê” với số lượng có hạn. Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, "Tiền may mắn năm con Dê" là phiên bản mới nhất trong dòng sản phẩm "Tiền may mắn 12 con giáp", được phát hành từ ngày 3/12.
Sản phẩm chính là tờ bạc mệnh giá 1 USD với số lượng có hạn là 88.888 tờ. Với số serie cũng bắt đầu bằng "8888" - những con số may mắn trong văn hóa phương Đông. Các đồng bạc 1 USD này không có giá trị lưu hành mà chỉ là vật lưu niệm tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và thành công trong năm mới.

Trang Thu


50 tỷ nam tư

500 tỷ nam tư

5 tỷ nam tư
100 tỷ zimbabwe

10 nghìn tỷ zimbabwe

1 tỷ zimbabwe

Tiền 50 tỷ zimbabwe
Tiền 50 nghìn tỷ zimbabwe

5 tỷ zimbabwe

20 tỷ zimbabwe

500 triệu zimbabwe

10 tỷ zimbabwe



Được đăng bởiLinh Vanvào lúc03:25Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Siêu lạm phát ở Zimbabwe



Siêu lạm phát ở Zimbawechỉ về một giai đoạnsiêu lạm phátở đất nướcZimbabwetừ năm2007đến năm2009mà đỉnh điểm là vào năm2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.[1]Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay[2]là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ởHungarynăm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.[3]Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.[1]

Tháng 8 năm 2006, một đồngdollar Zimbabwemới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trênU.S. dollar(USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức,[4]và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay120.000 dollar Zimbabwemới 1 dollar Mỹ trên chợ đen,[5]tháng 6 năm 2007.
Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.[6]Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.[7]

Tờ tiền có mệnh giá cao nhất (100 nghìn tỷ đô)
Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953.[8]Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc giaBotswana, Nam Phi vàZambialáng giềng.
Tháng 1 năm, 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014).[9]Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chínhPatrick Chinamasathông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling,Euro,Rand Nam PhiDollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.[10]
Ngày2 tháng 2năm2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.[11]
Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới củaZimbabweđã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ.

Nguyên nhân

Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.[23]
Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005 chính phủ, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ươngGideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa.[24]Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn.[25]Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.
Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.

Hậu quả

Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.[28]80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.[1]Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.[23]Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc.[22]Nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói dù có nhiều tiền.[12]