Bảng pha màu cơ bản in lưới???

Tôi rất yêu thích in lưới: Tôi đã đi học và tìm hiểu nhưng kiến thức thì cũng không phải ít....
Tôi rất không biết cách pha mực sao cho đẹp và đúng với tông màu mà khách yêu cầu.
Đã có lần tôi in sai với mẫu màu mà khách đưa cho, Lúc giao hàng cho Khách với sản phẩm mình làm ra không đẹp và ưng ý tôi rất thất vọng.
Khi lên mạng thấy diễn đàn tôi mong mọi người giúp đỡ!
XIn chân thành cảm ơn
.

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Anh thích in lụa thì in lụa em cũng thích nè (mặc dù không phải nghề chính tông học ra). Nói chung không có khái niệm về bảng pha màu cơ bảng, cái ý anh theo em đoán có thể là bảng màu "băng tông" (pantone) ???. Nhưng để có pantone thì ít ra phải hiểu nguyên lý màu cơ bản. Màu cơ bản có 4 màu đó là : Xanh(dương) - Đỏ(sen) + Vàng + Đen. 4 màu này có thể pha ra hàng triệu màu khác nhau. Ví dụ:
* Xanh(dương) + Đỏ(sen) ==> xanh lá
* Đỏ(sen) + vàng ==> đỏ lá cờ
* Xanh(dương) + vàng ==> xanh lá
==> Còn các màu xanh lá, đỏ cờ, cam, tím v.v... có bán sẵn trên thị trường thì cũng là các màu đó mà ra thôi.
==> In lụa cũng phải tuân thủ quy luật pha màu như thế. quan trọng mình phải rút được kinh nghiệm sau mỗi lần pha màu, nhất là màu lợt đem pha với màu đậm. Cái quý nhất của in lụa không phải đồ dùng trang thiết bị hiện đại, mà đó chính là lòng say mê, con mắt nhà nghề và kinh nghiệm . . . . xương máu !!!

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Hiện nay mực in lưới hay dùng gốc màu mực offset, hay pigmen, nên quy luật màu tuân theo các bảng chỉ thị màu của mực offset. bảng này tìm ở các nơi bán mực chắc có.
tuy nhiên, khi pha có 1 v/đ khó là màu nhìn thấy trong lon khác với màu khi in ra. bởi vì nhìn thấy là cả khối mực, còn in ra nó là 1 màng mực mỏng. do vậy sắc độ biến đổi nói chung nhạt hơn.
ngoài ra mực in lên còn bị ảnh hưởng của màu nền in, ví dụ giấy ...
nếu muốn không bị ảnh hưởng của nền, người ta pha mực dạng đục (chắn sáng). nhưng pha mực này khó hơn, và tốn màu hơn.
vậy nên, muốn thạo thì chỉ có cách thử nghiệm và nghiên cứu nhiều cách pha. còn tỷ lệ màu trong bảng màu chỉ là tương đối, vì các loại mực gốc có tông màu khác nhau, ví dụ cánh sen nhật rất thực màu, nhưng cánh sen tàu thì lại hanh hanh đỏ cờ, không thật màu. nếu dùng bảng chỉ thị thì cần thử nghiệm trên các mực trước khi pha thực sự.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Tôi cũng khởi nghiệp từ nghề in lưới: Nếu là pha mực in lưới thì không có cách nào ngoài cách pha thủ công và dùng con mắt mình để cảm nhận độ chính xác của mầu mình pha so với mẫu mầu khách đưa đâu bạn ạ! Các công thức các mầu pha với nhau theo tỉ lệ nhất định về nguyên lý là đúng nhưng chỉ áp dụng cho các máy pha mầu tự động vì mầu loại mầu đó là mầu theo tiêu chuẩn không bị pha thêm. Còn mầu in lưới của anh em mình mua về nếu pha theo công thức trong Panton chỉ được khoảng 60 - 70 %. vì bị pha loãng ra vì lợi nhuận của người bán hàng, chất lượng mầu ko tốt vẫn phải chỉnh dần để sát với mầu gốc. Bác nên yêu cầu khách đưa mẫu mầu trên giấy, hoặc trên bất cứ 1 vật gì đó cũng được. đừng so mẫu với mầu trên màn hình máy tính. Nếu bác so mẫu 2 mầu với nhau nên ra ngoài ánh sáng mặt trời nó sẽ chính xác hơn dưới ánh đèn điện.
Nên có sổ nhật ký pha mầu
Tôi cũng có ý kiến như các bác: catbui; banhmytron
Cứ làm đi rồi sẽ có kinh nghiệm bác tienphat768 ạ
quyển Pantone mầu tiện nhất là dùng để cho khách chọn mầu và ký xác nhận thôi còn nghề in lưới của anh em mình chỉ có tác dụng như là 1 bộ xương, mình dựa vào đó để pha theo và so sánh, còn chính xác thì vẫn phải như cách tôi nói ở trên
Chúc bác thành công!

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Để màu pha cho chuẩn, ngoài việc sử dụng patone và các công cụ hỗ trợ pha màu, điều cần nhất là bác phải có thêm 1 cái cân điện tử . Trong quá trình pha màu nên ghi tổng kết cụ thể đã cho thêm màu nào, khối lượng ra sao ... sau khi được màu như ý đưa ra tổng kết tỉ lệ pha màu để có được màu như ý, cần ghi chú rõ nguồn gốc mực dùng pha màu , nếu mực đơn vị kinh doanh bán cho bác ko chuẩn thì nên tìm chỗ nào chất lượng ổn định để tránh bị khách hàng bỏ bom thôi .