Tìm hiểu về tốc độ màn trập của máy ảnh

3 yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh đó là ISO, khẩu độ và tốc độ chụp. Ở bài viết trước mình đã giới thiệu 2 yếu tố cơ bản trong đó khi chụp đêm mình có nhấn mạnh về yếu tố ISO của máy ảnh. Yếu tố độ nhạy sáng ISO rất quan trọng khi chụp đêm và vì thế bạn phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhằm tránh hiện tượng ảnh bị nhiễu hạt khi tăng iso lên quá cao. Nhưng cách khắc phục có thể bạn sẽ dùng lens khẩu lớn để bù lại và giảm noise đi. Vậy yếu tố kia là khẩu độ của ống kính. Các bạn có thể tham khảo bài viết Tìm hiểu khẩu độ của ống kính để nắm vững nó nhé.

33168120642_0c476c0fcc_o

 
Thực ra nó là khoảng thời gian để màn trập đóng mở cửa trập để cho lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh, thời gian đóng càng lâu thì ánh sáng vào càng nhiều. Và bây giờ chúng ta sẽ nói về các điều kiện chụp ở các môi trường và mục đích khác nhau nhé.

1, Chụp thể thao
Khi chụp thể thao thì thông thường người ta sẽ chụp ở tốc độ chụp rất cao thông thường sẽ lớn hơn 1/800 giây, theo mình thường thấy. Vậy bạn có thắc mắc tại sao lại chụp tốc độ nhanh vậy. Đơn giản là vì chụp thể thao là chụp chuyển động vì thế thế chúng ta cần bắt dính chủ thể tránh hiện tượng ảnh bị vệt kéo dài do chuyển động. Không chỉ chụp thể thao, khi chụp động vật hay chuyển động nhanh chúng ta đều để tốc cao để chụp, đây là một trong  những yếu tố để có những bức ảnh nét căng không bị out nét. Hiện nay các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều có tốc độ chụp trung bình từ 1/4000 giây đến 1/8000 giây nên bạn có thể tha hồ chup tốc độ cao để tạo ra tác phẩm cho mình. Và sau đây là một bức hình mình chụp mưa ở tốc độ 1/2000 giây, bạn có thể thấy nó như tuyết rơi từ từ vậy.

DSC_3557

Và bức hình chụp tốc độ 1/1000 giây

DSC_3559

Tiếp theo là bức hình ở tốc độ 1/400 giây

DSC_3550

Và cuối cùng là tốc độ 1/100 giây

DSC_3549

 

Bạn đã thấy  sự khác biệt giữa các tốc độ chụp khác nhau chưa ?

2, Chụp chân dung ngoài trời
Thông thường khi chụp ảnh ngoài trời thì ánh sáng đủ và đã đẹp nên chúng ta dễ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Tùy vào nhu cần bạn chụp chân dung  xóa phông hay phong cảnh  mà các bạn để khẩu độ khác nhau sẽ cho ra tốc độ chụp cũng khác nhau. Mình ví dụ khi bạn dùng lens 35F/1.4 khi bạn chụp xóa phông thì có thể bạn sẽ để khẩu lớn F/1.4 chẳng hạn thì lúc đó ánh sáng vào cảm biến nhiều thì bạn sẽ tăng tốc độ chụp lên nhiều và khi bạn chụp lấy cảnh hay chụp phong cảnh thì bạn sẽ khép khẩu lại ví dụ từ F/1.4 xuống còn F/8 thì lúc đó bạn sẽ phải giảm tốc độ chụp lại khá nhiều. Cụ thể lúc chụp xóa phông ở khẩu F/1.4 là 1/1000 giây thì khi bạn khép khẩu ở F/8 thì giảm tốc độ còn 1/100 giây cùng ISO là 100 chẳng hạn. Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn có những cách setup máy khác nhau và không có thông số cụ thể nào cả.

DSC_0414

3, Chân dung trong nhà điều kiện thiếu sáng

Đây có thể nói là thể loại chụp ảnh Indoor, thông thường chụp ở những nơi này ánh sáng thường rất yếu giống như chụp buổi tối vậy. Vì vậy thông thường sẽ đòi hỏi tốc độ chụp khá thấp nhưng ở một mức nào đó chấp nhận được, theo mình là không nên thấp hơn 1/80 giây nếu không có chống rung trên lens hay body máy. Khi chụp buổi tối bạn nên có chân dung nếu chụp tĩnh vật, nếu chụp chân dung bạn nên sử dụng flash hoặc lens khẩu lớn để bù lại ánh sáng yếu. Dĩ nhiên là có thể tăng iso nhưng không nên tăng lên cao quá tránh hiện tượng nhiễu hạt trên ảnh. Bạn cũng có thể kết hợp tất cả các yếu tố trên lại nhé.

Theo mình tốc độ tối thiểu các bạn nên tính như sau: Công thức tính tốc độ tối thiểu của mỗi tiêu cự là 1/độ dài tiêu cự ống kính. Mình ví dụ tiêu cự 18mm nên để tốc > 1/20 giây, 24 mm nên để >1/30 giây và 35mm nên > 1/50 giây hay 85mm nên > 1/100 giây và 200mm nên để tốc >1/200 giây/…

4, Chụp ảnh phơi sáng
Chụp ảnh phơi sáng là gì? Phơi sáng là thời gian đóng màn trập lâu để ánh sáng đi vào cảm biến. Thời gian phơi sáng trung bình là từ 1 giây -30 giây hoặc lớn hơn. Để tập tành phơi sáng bạn tham khảo bài viết cách phơi sáng đẹp nhé.
Sau đây là một vài hình mà mình phơi sáng

ảnh phơi sáng

33323244965_0bd3017c41_oThực tế khi phơi sáng mỗi ống kính sẽ cho ra một hiệu ứng khác nhau rất đẹp nên mọi người chú ý điểm này nhé. Ví dụ lens mình chụp mấy ảnh trên là 35F/2D của nikon có hiệu ứng tia 13 cạnh rất đẹp và sắc nét. Vì vậy khi đi phơi sáng bạn nên dùng những lens có hiệu ứng lạ để có những bức hình đẹp nhé. Điều kiện phơi sáng là bạn phải có chân máy hoặc nơi để máy cố định để không bị rung  nhé. Khẩu độ các bạn thường để ở F//8-F/32 tùy vào thời gian nữa. Cách phơi sáng chi tiết các bạn xem link mình vừa đưa ở trên nhé.
Sau đây là một vài tốc độ màn trập tham khảo ở nhiều tình huống khác nhau:
Tốc độ 1/4000s: đóng băng mọi chuyển động.
Tốc độ 1/2000s: bắt “dính” hình một chú chim đang bay.
Tốc độ 1/1000s: đóng băng chuyển động của xe hơi, xe máy.
Tốc độ 1/500s: đóng băng chuyển động của các vận động viên, xe địa hình hoặc người đang chạy bộ.
Tốc độ 1/125s: dùng để chụp panning xe máy, xe hơi (bắt dính đối tượng đang chuyển động với phông nền nhòe tạo cảm giác chuyển động).
Tốc độ 1/60s: chụp panning xe địa hình đang di chuyển gần ống kính.
Tốc độ 1/30s: chụp panning vận động viên đua xe đạp ở khoảng cách xa ống kính.
Tốc độ 1/15s: chụp panning người chạy bộ, trẻ em đang nô đùa hoặc các con thú.
Tốc độ 1/8s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính.
Tốc độ 1/4s: làm mờ chuyển động của người đi bộ.
Tốc độ 1/2s: Làm mờ dòng nước đang chảy chậm.
Tốc độ 1 giây hoặc chậm hơn: chụp phơi sáng, hiệu ứng “Sông Ngân Hà”.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết Tìm hiểu về tốc độ màn trập của máy ảnh. Chúc các bạn có những bức hình đẹp.

Chưa có câu trả lời nào