Chế độ ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ?

hoang
hoang
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Gan nhiễm mỡ hầu hết hiện nay chưa phải là bệnh lý mà chỉ là triệu chứng. Vì thế, với những người bị gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống hợp lý; nếu dư cân, béo phì thì giảm cân bằng cách có chế độ ăn cộng với tăng cường vận động cơ thể.

Chế độ ăn uống và chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với việc điều trị cũng như phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Cần giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại bộ đồ lòng, phủ tạng, da của động vật, lòng đỏ trứng; hạn chế chất béo, ưu tiêu chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá), hạn chế các món chiên, rán.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm được xem là có tác dụng giảm mỡ tốt, có lợi cho gan, nên dùng thường xuyên như: nấm hương, bắp, lá chè tươi, lá sen, các loại rau quả tươi... Lá sen có công dụng giúp giảm cholesterol máu, hạn chế tích tụ cholesterol ở gan (có thể dùng cách đơn giản - lấy lá sen phơi khô để dành, rồi đem hãm với nước sôi để uống thay cho nước trà). Lá chè tươi cũng có công dụng giảm tích tụ mỡ trong gan. Tương tự, nấm hương cũng vậy. Còn các loại rau, quả tươi như: khổ qua, rau cần, cà chua, bí đỏ, dâu, sơ-ri, táo... chứa nhiều chất xơ, vitamin, rất tốt cho gan.

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước
Canh trứng gà nấu cải giấy:

+ Nguyên liệu: 10gr cải giấy (loại rong được ép khô giống như bánh tráng mỏng, màu xanh, có bán ở một số chợ có người Hoa như chợ Bình Tây, chợ Thiết TP.HCM...), 1 quả trứng gà, cùng các gia vị hành, tiêu bột, gừng, muối lượng vừa đủ.

+ Cách chế biến: Ngâm cải giấy vào nước để loại bỏ tạp chất. Cho cải giấy, gừng, hành vào nước nấu, khi cải chín, cho trứng gà vào trộn đều, rồi nêm nếm gia vị là dùng được.

*Canh phổ tai nấu đốt sống heo

+ Nguyên liệu: 100gr phổ tai (còn gọi là hải đới), 50gr xương sống heo, một ít giấm ăn và muối.
+ Cách chế biến: Ngâm nước phổ tai cho nở ra, rửa sạch, xắt thành sợi, và đem hấp khoảng 5 phút, lấy ra. Xương sống heo nấu với nước đến khi sôi, vớt bỏ bọt, cho phổ tai vào nấu tiếp cho nhừ, cho giấm ăn và nêm nếm.

*Thịt nạc nấu phổ tai
+ Nguyên liệu: Thịt nạc heo, phổ tai (mỗi thứ 100gr), dầu ăn và gia vị lượng vừa đủ.

+ Cách chế biến: Rửa sạch phổ tai, xắt thành từng đoạn rồi đem nấu canh cùng thịt heo, nêm nếm gia vị.

Đối với người gan bị nhiễm mỡ, cần giảm lượng mỡ động vật, ít cholesterol, tránh rượu... Nên dùng những thực phẩm, các loại rau củ giàu chất xơ, có lợi cho việc tiêu hóa.
Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị GNM

1. Nhộng tằm:

Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

2. Nấm hương:

Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

3. Lá trà:

Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

4. Lá sen:

Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

5. Bắp trái, rau cần:

Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.

6. Các loại rau trái tươi khác:

Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…

7. Thực phẩm cần kiêng:

Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Ngô, rau cần, nấm hương có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Ngoài ra còn có một số loại trà giúp giải độc, hạ mỡ máu và giảm béo. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Một số món ăn:

Ngô:chứa nhiều các acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tì vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành.

Nhộng tằm:vị ngọt mặn, tính bình, giúp ích tì bổ hư, trừ phiền giải phát. Nhộng còn có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

Kỷ tử:có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

Nấm hương:chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

Lá trà:có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen:giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần:chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương... chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen...

Một số loại trà tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ:

- Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Trà này có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycered và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch.

- Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày... Thức uống này có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Đặc biệt uất kim có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.

- Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày.

- Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hàng ngày. Những vị này có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

- Trà 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, giúp tiêu mỡ giảm béo. Sơn trà có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

- Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Trà có công dụng kiện tì hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần kiêng kị những thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ... Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc...

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ:

- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…

- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

-Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…

- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

- Ngưng uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

-Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

-Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

-Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

-Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.