Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống?

Em nghe nói ăn uống chung đụng với người nhiễm viêm gan siêu vi B sẽ lây bệnh nên rất sợ. Trong gia đình có người bị bệnh này, em cần kiêng cữ ra sao? Xin cám ơn.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Bệnh viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa (tức ăn uống và nước bọt) mà lây qua đường máu. Tiếp xúc hằng ngày không làm lây nhiễm viêm gan B. Khi mắc bệnh viêm gan B, biểu hiện chung là mệt mỏi thường xuyên, kéo dài, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa… Khi mắc viêm gan B cấp, bạn cần đến bệnh viện để điều trị. Nói chung tùy tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp thể thông thường thì thời gian nằm viện là 1 đến 2 tuần. Sau khi điều trị, nguời bệnh có thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và ung thư gan sau này. Thế giới đang nghiên cứu và áp dụng thuốc đặc trị cho viêm gan B, chủ yếu là Interferon alpha, nhưng hiệu quả điều trị còn chưa ổn định vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Đối với những người đã xét nghiệm có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Chào bạn,

Virus viêm gan B (HBV) là một loại virus gây ra bệnh viêm gan. Khi nhiễm virus viêm gan B, phần lớn người bệnh không có triệu chứng, chỉ một ít trường hợp biểu hiện viêm gan siêu vi B cấp tính như đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn nhiều béo và nhiều đạm (trứng, thịt, cá). Nếu không được theo dõi và điều trị đúng, bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Đường lây truyền viêm gan siêu vi B gần giống HIV, gồm 3 đường: Máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con. Trong đó chủ yếu là đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus xảy ra khi truyền máu hoặc các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy...

Ngoài ra một số trường hợp dễ lây truyền viêm gan virus B như dùng chung dụng cụ có khả năng vấy máu từ người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng). Virus viêm gan B cũng lây qua vết trầy xước, dụng cụ xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo.

Bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ này 10% và tăng 60-70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.

Đường lây thứ ba là quan hệ. Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Virus viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm được nấu bởi người mang virus viêm gan B, hôn trên má hoặc hôn môi "khô", dùng chung ly, tách, chén, đĩa. Ngay cả việc thăm nhà của người nhiễm HBV hoặc chơi đùa với những đứa trẻ mang virus này cũng không dẫn đến lây nhiễm như mọi người thường lo sợ.

Để phòng bệnh, cộng đồng cần chú ý tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virus này. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.

Người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên từ 3 đến 6 tháng một lần tại cơ sở y tế có dịch vụ xét nghiệm và siêu âm gan. Người lành không dùng chung các vật dụng có nguy cơ dính máu chung với người nhiễm viêm gan B như dao cạo râu, bàn chải đánh răng. Không xăm mắt môi tại những cơ sở không đảm bảo an toàn. Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch để tiêm phòng trước khi phát sinh quan hệ tình dục.

Về trường hợp của em trong gia đình có người bệnh mà ăn uống chung thì không sợ bị lây nhiễm nhé.

Thân ái.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cách thức lây nhiễm giống như cách lây truyền của virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao hơn gấp 50 – 100 lần HIV.

* Có thể bạn đang quan tâm:

  • may dua vong tu dong gia re
  • giá máy đưa võng
  • võng tự động
  • máy đưa võng tự động
  • mua hàng trên ebay
  • thuốc rối loạn tiêu hóa
  • trẻ 16 tháng chưa biết nói

Bệnh viêm gan b lây qua những con đường nào?

Viêm gan b có thể lây qua 3 con đường chính.

  • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan b thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan b thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.
  • Lây truyền qua đường máu: Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu (nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan b.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan b.

Viêm gan b có lây qua đường ăn uống, giao tiếp, nước bọt?

– Việc bạn xét nghiệm viêm gan B dương tính, hay xét nghiệm HbsAg dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh viêm gan B. Rất nhiều người có nhiễm virus viêm gan B (tức là xét nghiệm có HbsAg dương tính) nhưng vẫn không có biểu hiện bệnh viêm gan B do tế bào gan có chức năng hoạt động bù trừ rất mạnh. Đa số những người này “chung sống hòa bình” với chúng đến suốt đời. 90% trường hợp nhiễm virus B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị virus quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”. Vì vậy các bạn có thể yên tâm.

Viêm gan b lây qua đường ăn uống?

Bệnh viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa (tức ăn uống và nước bọt) mà lây qua đường máu. Tiếp xúc hằng ngày không làm lây nhiễm viêm gan B. Do vậy không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B cần hết sức cẩn thận, vì có thể chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với người khác là đã có thể truyền mầm bệnh cho họ.

– Khi mắc bệnh viêm gan B, biểu hiện chung là mệt mỏi thường xuyên, kéo dài, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa,… Khi mắc viêm gan B cấp, bạn cần đến bệnh viện để điều trị. Nói chung tùy tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp thể thông thường thì thời gian nằm viện là 1 đến 2 tuần. Sau khi điều trị, nguời bệnh có thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và ung thư gan sau này.

– Hiện nay, thế giới đang nghiên cứu và áp dụng thuốc đặc trị cho viêm gan B, chủ yếu là Interferon alpha, nhưng hiệu quả điều trị còn chưa ổn định vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Đối với những người đã xét nghiệm có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước.

Việc bạn ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe toàn cơ thể. Và rối loạn tiêu hóa là một hội chứng thường gặp ở hệ tiêu hóa, do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Megavita.vn giới thiệu đến bạn những loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả tốt nhất hiện nay.

Cần làm gì để đề phòng viêm gan b

  • Cần tiêm phòng vacxin viêm gan b với những người chưa miễn dịch với viêm gan b.
  • Những người mắc bệnh viêm gan b mãn tính cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để các bác sĩ khám và theo dõi bệnh.
  • Đối với những cặp vợ chồng trước kết hôn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm HbsAg.
  • Đối với trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan b thì khi sinh, em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống lại virus viêm gan b.

Nhiễm siêu vi viêm gan B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện những triệu chứng như vậy bạn nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết. Phát hiện và điều trị sớm viêm gan b giúp bạn có cơ hội khỏi bệnh cao hơn.

Với những chia sẻ viêm gan b có lây qua đường ăn uống không trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi b cũng như cách phòng bệnh viêm gan b hiệu quả. Chúc các bạn có sức khỏe tốt!