Khi trẻ bị tiêu chảy thì phải làm gì?

Trả lời 16 năm trước
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6-24 tháng tuổi. Tiêu chảy cấp tính diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây tiêu chảy rất nhiều, có thể do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố... nhưng ở trẻ em chủ yếu là do rotavirut chiếm tới hơn 60%. Cho đến nay khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF đối với điều trị tiêu chảy ở trẻ em là sử dụng dung dịch bù nước và điện giải (ORS). Đồng thời tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường, không nên sử dụng kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy (trừ trường hợp bị lỵ). Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, không phải do lỵ, thì chỉ nên dùng ORS hoặc các dung dịch bù nước điện giải được chế biến từ thức ăn: nước cháo muối, nước gạo rang, súp cà rốt, nước hồng xiêm xay, chuối xay, nước dừa... Ngoài ra, có thể dùng thêm một số men tiêu hóa vi sinh như: lacteolfor, lactominplus, antibio, biosubtil: 1-2 gói/ngày, cốm biobaby: 4-6 thìa/ngày chia 3-4 lần. Dùng thêm kẽm với liều lượng như sau: 10mg/ngày đối với trẻ dưới 6 tháng, 20mg/ngày đối với trẻ 6 tháng đến 5 tuổi, dùng trong 14 ngày. Khi trẻ bị lỵ: đi ngoài phân có máu, mũi nhày, phân lờ lờ máu cá, kèm theo sốt, khi đi phải rặn nhiều, có cơn đau quặn, soi phân có hồng cầu, bạch cầu hoặc tốt nhất cấy phân tìm được vi khuẩn lây bệnh thì mới có chỉ định dùng kháng sinh. Lỵ trực khuẩn: đi ngoài phân có máu mũi, lờ lờ máu cá. Dùng trimethierim (TMP) và sulfamethroxazol (SMX): TMP: 10mg/kg/ngày và SMX 50mg/kg/ngày chia 2 lần x 5 ngày (biệt dược hay dùng là biseptol 480mg: một viên có chứa 80mg TMP, 400mg SMX hoặc septrin dạng sirô). Sau 3 ngày không đỡ có thể thay bằng nalidixic axit: 60mg/kg/ngày chia 4 lần x 5 ngày. Lỵ amip: phân có máu mũi, soi phân tươi thấy ký sinh trùng amip thể hoạt động. Dùng metronidazol (biệt dược: flagyl, klion): 30mg/kg/ngày x 5 ngày hoặc hydro emetin: 1mg/kg/ngày x 5-10 ngày. Tả nặng: tetracyclin 50mg/kg/ngày chia 4 lần x 3 ngày, hoặc furazolidon 5mg/kg/ngày x 3 ngày. Không dùng thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy như: thuốc phiện, imodium... vì thực chất, thuốc chỉ làm giảm nhu động ruột, gây nhiều tai biến trong điều trị tiêu chảy cấp. Các loại kaolin, pectin, tanin không có tác dụng thực sự trong điều trị tiêu chảy cấp, không nên cho trẻ dùng. Khi trẻ bị lỵ, bên cạnh việc dùng kháng sinh, trẻ vẫn phải được bù nước và điện giải như tiêu chảy cấp khác. Song song với việc dùng thuốc và bù nước điện giải, trẻ cần được nuôi dưỡng tốt để tránh suy dinh dưỡng: cho trẻ bú mẹ bình thường hoặc uống các loại sữa công thức, ăn bổ sung các loại bột cháo theo tháng tuổi. Các bà mẹ không nên tự động mua thuốc kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ uống nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì dùng thuốc không đúng sẽ làm tiêu chảy nặng thêm, tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy mạn tính kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Điều nên làm khi bé tiêu chảy

Luôn luôn pha và cho bé uống dung dịch oresol đúng liều lượng: Cách bù nước và muối dễ thực hiện nhất tại nhà là cho bé uống dung dịch oresol (ORS). Điều cơ bản nhất để dung dịch ORS có tác dụng chữa bệnh là phải pha đúng liều lượng. Cách pha đúng là làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói oresol.

Trên thị trường có nhiều loại oresol để bù nước và điện giải như gói pha 100mil; gói pha 200ml nước; gói pha 250ml nước. Pha với nước đun sôi để nguội. Khi pha đúng, nồng độ các chất điện giải mới dễ hấp thu vào cơ thể. Bạn cần dùng các loại cốc, bình chia độ để đo đúng lượng nước cần pha.

Cách uống: Bé dưới 2 tuổi, uống 50 - 100ml/lần tiêu chảy; bé 2 - 9 tuổi, uống 100-200ml/lần tiêu chảy; bé lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể.

Nếu không có ORS, có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa cafe đường, một thìa nhỏ muối pha trong một lít nước; hoặc 50 ml nước cháo gạo và một nhúm (3,5 gram) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Bệnh nhi bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Chú ý pha đúng khối lượng nước vì nếu pha quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho bé. Ngược lại nếu pha quá đặc, bé sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.

Sai lầm dễ mắc khác là cho bé uống quá nhiều nước lọc. Vì dung dịch ORS hơi khó uống, một số mẹ thấy con không muốn uống, thì dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống ORS. Nhưng làm như vậy hậu quả là bé uống nước lọc quá nhiều, bụng trướng lên, rất nguy hiểm, chỉ bù được nước mà không bù được điện giải.

Cho bé ăn uống đầy đủ, nhiều bữa: Khi bé mắc tiêu chảy, do phải đi ngoài nhiều lần, mất nước, mất muối nên bé rất nhanh mệt mỏi suy kiệt. Vì vậy, việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho bé. Những ngày bé bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

Vì đường tiêu hóa của bé đang bị tổn thương, nên cần cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 tiếng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ thì tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường và nên cho bé bú mẹ tăng lên. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt khi bé bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu bé bú sữa ngoài, bạn tiếp tục cho bú bình thường nên cho bú tăng khối lượng và tăng bữa, nhưng không nên thay đổi loại sữa.

Bé lớn hơn cần cho bé ăn đủ các bữa với các loại thức ăn nấu chín kỹ, bổ dưỡng, dễ tiêu như ăn cháo với thịt lợn nạc, thịt gà...
Lương Cao Cường
Lương Cao Cường
Trả lời 11 năm trước

Bài thuốc chữa đi ỉa ở trẻ nhỏ: Đặc trị kiết lỵ, tiêu chảy, nhiễm khuẩn, đi ngoài nhiều ngày không khỏi....

Mình mách các mẹ một bài thuốc chữa đi ỉa rất tốt và mình đã áp dụng cho bé nhà mình rồi. Mình sẽ cho các mẹ biết tình hình bé nhà mình để các mẹ xem nếu thấy tình trạng của các bé giống như bé nhà mình thì thử dùng xem.

Bé nhà mình bị đi ỉa phân nhầy,có bọt ngày đi 4-5 lần và kéo dài 7 ngày, bé sút đi 2kg nhìn bé hốc hác gầy tọp hẳn đi nhìn mà sót ruột, đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, uống nhiều loại thuốc, tiêu tốn hơn 1 triệu mà vẫn không khỏi. Mình đã gọi điện cho bà ngoại kể cho bà nghe và thế là bà đi hỏi ông thầy lang, ông ấy bảo chỉ cần uống bài thuốc lá chỉ 2 ngày sau là khỏi hẳn (nếu bé nào còn ty mẹ thì bé uống được bao nhiêu còn mẹ uống để bé ty sữa).Quả thật là đúng, mình đã hãm lấy nước và cho bé uống 2 ngày sau khỏi hẳn mình mừng quá.

Mẹ nào có bé đang bị như vậy cứ Fone cho mình, mình bảo bà lấy giúp cho, chỉ 100-200K là khỏi luôn, mà không hại đến sức khỏe của bé. LH: 0987 290 785 ( Hằng Moon)

P/S: Bài thuốc này bao gồm một số lá, rễ cây thuốc nam. Tùy từng trường hợp (bé bị nặng hay nhẹ, tháng tuổi…) thầy sẽ cho mẹ và bé: cách uống, liều lượng cụ thể.


Sức khỏe của bé là niềm vui của mẹ!

Thủy Đậu Clc
Thủy Đậu Clc
Trả lời 9 năm trước

Nhà mình làm đông y có bài thuốc đặc trị, chữa dứt điểm hẳn các trường hợp: kiết lỵ, phân sống, loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, trẻ nhỏ. Nếu trẻ tiêu chảy dài ngày, phân sống, phân nát, nhày, bọt, lổn nhổn, hoa cà, hoa cải, đi ngoài ra máu bạn liên hệ với mình. Tùy từng trường hợp cụ thể mình sẽ tư vấn thêm! LH 0989 167 330 ( Mr Cường - Y sỹ y học cổ truyền) – facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006878925710