Trẻ bị tiêu chảy cấp, xử lý ra sao?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Ngoài lý do trẻ mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus... Trẻ bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nguồn chứa tác nhân gây bệnh theo đường phân - miệng hoặc bàn tay - miệng. Mùa hè chính là thời gian trẻ hay bị mắc bệnh so với các thời điểm khác trong năm.

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}

Đặc điểm nhận biết: Nôn và tiêu chảy là các đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp do Rotavirus. Nôn thường xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày. Tuy nhiên có thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại. Trẻ có sốt vừa phải, đau bụng, có thể có ho và chảy mũi. Vì vừa bị ói và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus: Tiêu chảy cấp Rotavirus do virut gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước và muối khi trẻ bị mất nước.

Khi trẻ bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất như bình thường, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần

Lưu ý những điểm sau đây:

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol (ORS), hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.

- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.

- Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.

- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.

- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài chứ không có tác dụng kháng virut - nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong...

- Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.

Rửa tay cho trẻ là cách tốt nhất để phòng bệnh

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ: Rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ, rửa tay là cách tốt nhất để phòng bệnh. Khi trong gia đình có trẻ bị tiêu chảy, phân của trẻ bị tiêu chảy phải được thu gom xử lý tránh để tiếp xúc lây lan sang trẻ khác.

(Theo Suckhoedoisong)
Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Chăm sóc cho bé bị tiêu chảy tại nhà

Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Gọi là tiêu chảy khi bé đi tiêu phân lỏng trêm 2 lần mỗi ngày.

Bù nước khi bé bị tiêu chảy

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Cho bé uống nước đầy đủ khi bị tiêu chảy.

Ăn uống khi bé bị tiêu chảy

Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Sữa mẹ rất quí với bé trong lúc này vì vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu bé bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, trở nên kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.

Chăm sóc như trên tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Trái lại một số thói quen thường gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho bé:

- Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước - điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

- Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở.

- Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ... Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.

- Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:

- Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.

- Sử dụng nguồn nước sạch.

- Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

- Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.

- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước
Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đếntrẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong.

Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.

Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…

Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Tiếp tục bú mẹ

Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.

Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.

Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.

Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.

Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).

Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.

Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Bù nước và điện giải

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…

Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất:

Các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như:

Sắt, đồng, và đặc biệt là kẽm.

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị TC để sử dụng chế độ ăn thích hợp

Cách pha chế dung dịch điều trị tiêu chảy

- Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.

- Nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.

Cách cho uống

- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.

- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.

Tránh dùng các loại thực phẩm sau

- Thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.

- Các loại nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.