Đối với trẻ bị tiêu chảy thì trong trường hợp nào nên cho trẻ đến bệnh viện để điều trị?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Ở trẻ em, tiêu chảy là bệnh thường gặp, trong cả thời tiết nóng cũng như lạnh. Tiêu chảy có thể là một phản ứng có lợi của cơ thể để tống những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra khỏi cơ thể theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc được dễ dàng hơn. Nhưng tiêu chảy lại gây ra hiện tượng mất nước trong cơ thể nên ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột vì thực chất men vi sinh là những vi khuẩn sống có lợi được đông khô, khi vào ruột chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng để tạo ra sự trấn áp với vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày chưa thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời. Ngoài ra, khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện như phân trẻ có lẫn máu, khi sờ nắn bụng thấy đau (trẻ khóc), nôn nhiều, không thể cho trẻ ăn uống được hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, đi tiểu rất ít, thóp lõm, khóc không có nước mắt cũng cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. BS. Nguyễn Văn Quảng Theo http://suckhoedoisong.vn
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

1. Viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thực phẩm

Khi đó tiêu chảy cấp là con đường giúp cơ thể có thể đào thải nhanh chóng các độc tố ra khỏi cơ thể. Phần lớn các trường hợp gây ra tiêu chảy cấp do nhiễm virus, chúng sẽ được làm sạch vài ngày với các liệu pháp điều trị thích hợp tại nhà

Vi trùng có tên E.colithường là thủ phạmgây tiêu chảy nhiều nhất thường do thực phẩm bị nhiễm.

2.Uống nước chưa đun sôi hoặc chưa diệt khuẩn

Đây chính là nguyên nhân bị nhiễm các virus, vi trùng hoặc ký sinh trùng (lỵ amib, giardia lamblia…).

3. Thuốc tân hoặc đông dược

Một số loại thuốc tây hoặc đông dược có thể gây tiêu chảy do có chứa một số chất có tác dụng nhuận trường. Kháng sinh gây tiêu chảy do hiện tượng loạn khuẩn ruột. Bệnh thường tự khỏi khi ngưng uống thuốc, nếu bị nhiễmkhuẩn Clostridium difficile cần phải dùng thuốc thích hợp để điều trị.

4. Môi trường không hợp vệ sinh

Một số trường hợp bị tiêu chảy do ăn uống hoặc môi trường không hợp vệ sinh, một số trường hợp khác do cơ thể không dung nạp chất lactose trong sữa

5. Do các bệnh lý

Bệnh còn có thể xuất hiện trên những người bị stress, lo lắng quá mức hoặc đang mắc Hội chứng ruột kích thích (dạng rối loạn tiêu hóa chức năng).

Tiêu chảy tái phát kèm theo nhày, máu trong phân hoặc sôt snhẹ có thể do bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của Hội chứng kém hấp thu hoặc bệnh lý ác tính.

Sau khi phẫu thuật dạ dày, ruột hoặc túi mật hoặc sau phẫu thuật dạ dày để điều trị béo phì tiêu chảy cũng có thể xảy ra.

Điều trị tiêu chảy cấp tại nhà

Khi bị tiêu chảy cấp chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Không để cho cơ thể bị thiếu nước trầm trọng bằng cách cho bệnh nhân uống nhiều nước đun sôi được chia thành nhiều lần hoặc uốgn oresol để cơ thể không còn tiêu chảy nữa.
  • Cho người bệnh ăn nhẹ bằng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa
  • Tránh dùng những thực phẩm có gia vị, trái cây,đồ uống có cồn, cà phê, sữa trong vòng 48 giờ sau khi hết tiêu chảy.
  • Tránh dùng kẹo cao su chứa đường
  • Nếu bạn đang mang thai nene tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc

Những trường hợp dưới đây cần gặp bác sỹ hoặc phải nhập viện ngay:

  • Có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng (da khô, mắt lõm, khát nước liên tục…).
  • Tiêu chảy trầm trọng (tiêu phân lỏng nước > 10 lần trong 24 giờ)
  • Phân đen như bã cà phê hoặc lẫn máu
  • Sốt cao

Để phòng ngừa bệnh cần giữ vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, đặc biệt là trên những phụ nữ mang thai, người lớn tuổi mắc nhiều bệnh nội khoa khác hoặc đối tượng trẻ em.